Sau lễ phát động ‘nước rút’, cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết vẫn thi công ì ạch
Sau lễ phát động 120 ngày ‘nước rút’ thi công 4 dự án cao tốc, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Lê Văn Thành, PV Thanh Niên quay lại dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và chứng kiến nhiều nơi vắng bóng công nhân.
Vào chiều ngày 14.9, PV Thanh Niên đã quay lại công trường cầu bê tông cao tốc bắc qua sông Lũy, tại thôn Tân Sơn, xã Sông Bình, H.Bắc Bình (Bình Thuận), đây là công trình thuộc gói thầu XL03 thuộc cao tốc Vĩnh Hảo- Phan Thiết.
Phương tiện để tại công trường, bánh lu đã sét rỉ do không hoạt động trong thời gian khá dài. Ảnh QUẾ HÀ
Công trình vắng bóng công nhân
Đang trong giờ làm việc, nhưng cả đoạn công trường dài khoảng 3 km (bao gồm cầu bê tông bắc qua sông), nhưng không có một bóng người, dù trời nắng chang chang, đường khô ráo rất thuận lợi cho thi công.
Đáng chú ý, trên công trường này không hề có bất cứ phương tiện, máy móc, thiết bị, dấu vết của bánh xe… thể hiện công trình đang được thi công. Có một vài điểm, do mưa lớn những ngày trước làm xói mòn thành rãnh trên công trường.
Trên cây cầu bê tông đang thi công dở dang, một chiếc xe lu nằm vất vưởng giữa đường. Bánh xe lu sét rỉ hoen màu vàng ố, do để ngoài mưa lâu ngày; một cần cẩu cao đứng sừng sững bên kia cầu nhưng không có một bóng người.
Bên cạnh công trường, sát với rừng bạch đàn của người dân địa phương là sở chỉ huy công trường của nhà thầu. Theo quan sát của chúng tôi, chỉ có 1-2 người trong nhà chỉ huy, có thể là nhân viên bảo vệ trông coi phương tiện. Bên trong khuôn viên khu nhà chỉ huy, rất nhiều xe máy xúc, máy đào, xe ô tô ben nằm xếp lớp gọn gàng, các xe bánh xích để lâu ngày đã sét rỉ.
Công trường không một bóng người thi công dù trời nắng đẹp, thời tiết thuận lợi cho thi công. Ảnh QUẾ HÀ
Đây là hiện tượng “rất lạ”, bởi chỉ mới cách đây 4 ngày (ngày 10.9) tại điểm cuối của đoạn cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án công trình giao thông 7- thuộc Bộ GTVT) với các nhà thầu, cam kết thi đua giai đoạn “nước rút” 120 ngày đêm, quyết tâm thông xe kỹ thuật các dự án cao tốc vào cuối năm 2022.
Đặc biệt, tại lễ thi đua này, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã dự và chỉ đạo rất cụ thể, tâm huyết và đầy trách nhiệm vì công trình cao tốc là công trình trọng điểm quốc gia.
Cầu này thuộc gói XL03, thuộc thôn Tân Sơn, xã Sông Bình, H.Bắc Bình (Bình Thuận) không một bóng người (ảnh chụp chiều 14.9). Ảnh QUẾ HÀ
Video đang HOT
Để làm rõ nguyên nhân vì sao lại có nhà thầu “cửa đóng then cài” trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, PV Thanh Niên đã nhiều lần gọi điện thoại cho giám đốc điều hành dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết Phạm Quốc Huy và phía chủ đầu tư dự án, nhưng các vị này đều không nghe máy.
Xe máy, thiết bị của nhà thầu nằm im tại chỉ huy công trường đã lâu ngày không hoạt động. Ảnh QUẾ HÀ
Không xem xét các nhà thầu yếu kém vào thi công giai đoạn 2
Theo báo cáo của Bộ GTVT, gói thầu XL03 của dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết (dài 17 km) do Liên danh Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Lộc và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8 làm nhà thầu thi công.
Do thi công cầm chừng, chủ đầu tư đã cho bổ sung nhà thầu Quản Trung (nhà thầu tại Bình Thuận) vào thi công và chuyển bớt khối lượng cho nhà thầu mới (chỉ làm đường, không làm cầu).
Các đơn vị chủ đầu tư và các nhà thầu ký kết thi đua tại lễ phát động 120 ngày thông xe kỹ thuật 4 dự án cao tốc, dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng Lê Văn Thành, lãnh đạo Bộ GTVT và 2 tỉnh Bình Thuận- Đồng Nai, ngày 10.9.2022. Ảnh QUẾ HÀ
Bộ GTVT đang yêu cầu Ban QLDA7 chỉ đạo nhà thầu tập trung đẩy nhanh thi công một số hạng mục thuộc đường găng, cơ bản hoàn thành đắp đất nền đường tuyến chính trong tháng 9.2022, đặc biệt các đoạn đắp cao, tiếp giáp cầu (cầu bắc qua sông Lũy), hầm chui, cống hộp, hoàn thành các cầu trên tuyến chính trong tháng 11.2022. Đồng thời chỉ đạo chủ đầu tư sẽ kiểm tra, đến ngày 15.9 (tức hôm nay) nhà thầu nào không huy động đủ nguồn lực, triển khai thi công không đảm bảo yêu cầu tiến độ thì kiên quyết xử lý hợp đồng, bổ sung thầu phụ ngay trong tháng 9.2022.
Tại buổi lễ phát động thi công 120 ngày nước rút thông xe 4 tuyến cao tốc (Mai Sơn – QL45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây) vào ngày 10.9, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh: “Việc hoàn thành và thông xe các tuyến cao tốc này không chỉ đơn thuần là việc làm ăn và kinh doanh của các nhà thầu, mà còn là trách nhiệm của người làm cầu đường trước Đảng, Chính phủ và nhân dân”.
Phó thủ tướng nhấn mạnh thêm, nếu nhà thầu nào chậm trễ, năng lực yếu kém, thiếu trách nhiệm, sẽ không được xem xét đấu thầu các dự án cao tốc giai đoạn 2 và các dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư”.
Bình Thuận có 3 dự án cao tốc đi qua, trong đó đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết dài nhất, với 100,8 km.
"Chốt" nhiều mốc tiến độ quan trọng của dự án sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã "chốt" các mốc tiến độ cần hoàn thành trong 1 tháng tới của dự án trọng điểm sân bay Long Thành.
Vượt tiến độ thi công móng cọc nhà ga
Sáng nay, 16/7, tại trụ sở Chính phủ, chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo đã "chốt" các mốc tiến độ cần hoàn thành trong 1 tháng tới của dự án trọng điểm này.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành
Cập nhật tiến độ dự án so với cuộc họp tháng trước, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, một tháng qua, khối lượng thi công san nền được 2 triệu m3, nâng tổng khối lượng luỹ kế đến ngày 14/7/2022 đạt khoảng 13,5 triệu m3. Trong đó, việc san nền cho nhà ga đã xong.
Ban Quản lý dự án quản lý chặt chẽ việc duy trì 1.075 đầu máy, 1.454 nhân sự trên công trường để tranh thủ những khoảng thời gian thi công được. Tuy nhiên, do mưa lớn nên khối lượng xe máy nằm bãi nhiều, đặc biệt là xe tải chuyên chở đất, không hoạt động. Thống kê từ ngày 17/6 đến hết ngày 14/7/2022, có 23/28 ngày mưa.
Thời tiết hàng năm tại khu vực phía nam dự kiến sẽ có khoảng 2 tuần tháng 8/2022 dừng mưa giữa mùa sẽ tập trung xử lý dứt điểm hệ thống thoát nước tạm, hệ thống đường công vụ nhằm sẵn sàng tập trung 100% thiết bị máy móc thi công cao điểm khi hết mưa (dự kiến cuối tháng 9, đầu tháng 10/2022).
Về thi công móng cọc nhà ga, hiện đã triển khai thi công xong 980/1.545 cọc đại trà.
"Với tiến độ này, ngày 20/9/2022 sẽ hoàn thành toàn bộ gói thầu thi công móng cọc, vượt tiến độ từ 30 đến 45 ngày so với tiến độ hợp đồng và bảo đảm có thể khởi công phần thân nhà ga ngay khi có nhà thầu thi công", ông Phiệt nói.
Về công tác thiết kế kỹ thuật, hiện nay, việc hoàn tất, hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế bao gồm trên 8.000 bản vẽ, thuyết minh các bộ môn (kết cấu, kiến trúc, cơ điện, thiết bị, nội thất, cảnh quan...) đang được ACV, Ban Quản lý dự án thành phần 3 phối hợp chặt chẽ với liên danh tư vấn thiết kế kỹ thuật, tư vấn thẩm tra, các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng tập trung thực hiện song song để bảo đảm tiến độ thẩm định trong tháng 7/2022.
Bên cạnh đó, với khối lượng hồ sơ, danh mục chi tiết cấu kiện lớn, việc bóc tách khối lượng, áp dụng định mức, đơn giá, lập tổng dự toán đang được khẩn trương hoàn tất, bảo đảm hoàn thành trong tháng 7/2022.
ACV cũng báo cáo, đến nay hầu hết các khu vực thi công chính đã cơ bản được UBND tỉnh Đồng Nai bàn giao. Đến hết ngày 13/7/2022, ACV đã nhận bàn giao 1.746 ha của khu vực xây dựng dự án (1.810 ha), còn lại khoảng 64 ha đang được UBND huyện Long Thành tiếp tục xử lý.
Khu vực trữ đất 722 ha đang còn lại khoảng 48 ha cũng đang được UBND huyện Long Thành xử lý.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay, UBND tỉnh đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 với tổng diện tích 2.532 ha đạt hơn 95,6%. Phần diện tích còn lại của khu vực xây dựng dự án và khu dự trữ đất, tỉnh dự kiến hoàn thành bàn giao trong tháng 7/2022.
Theo Bộ GTVT, trong tháng 6/2022 và đến nay, tiến độ thi công trên công trường các hạng mục thoát nước và móng, cọc nhà ga hành khách đáp ứng kế hoạch.
Tuy nhiên, khối lượng san nền thi công đạt thấp do thời tiết, khối lượng còn lại rất lớn (đào đắp mới đạt 11,46%). Vì vậy, cần có kế hoạch huy động nhân sự, máy móc cụ thể để có thể hoàn thành theo đúng tiến độ như yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Các ý kiến tại cuộc họp cho biết, việc bố trí nguồn vốn cho dự án được bảo đảm.
Làm chặt chẽ, đúng pháp luật nhưng bảo đảm tiến độ
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, kể từ cuộc họp trước đến nay, triển khai công việc có chuyển biến tốt, cả trên công trường và chuẩn bị thủ tục đầu tư. Thi công trên công trường sôi động, được triển khai với tốc độ cao. Khối lượng san lấp chưa đạt yêu cầu, do thời tiết mưa nhiều, nhưng chủ đầu tư đã có phương án, giải pháp bù tiến độ.
Chủ đầu tư đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp với các bộ, ngành vận dụng quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng.
"Nếu cán bộ không tâm huyết thì không làm được chỗ này, vừa bảo đảm chặt chẽ theo quy định của pháp luật mà vẫn bảo đảm hiệu quả", Phó Thủ tướng nói.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng nêu rõ, đối với ACV, từ nay đến năm 2025, khối lượng công việc rất lớn, cần tận dụng thời gian đẩy nhanh tiến độ trên công trường, nhất là việc san lấp mặt bằng, hiện mới đạt 13,5 triệu m3, còn 86,5 triệu m3 cần hoàn thành.
Đến ngày 30/8 hoàn thành đóng cọc móng để tháng 10/2022 khởi công nhà ga hành khách. Bên cạnh đó cần sớm triển khai các dự án cảnh quan, kết nối trong khuôn viên cảng hàng không.
Cho rằng "Cảng hàng không hoàn thành, sẽ tạo thay đổi lớn cho cả vùng. Đồng Nai sẽ là động lực mới của vùng", Phó Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 trong tháng 7/2022, tăng cường tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận từ nhân dân.
"Đã quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn nữa, phải giải quyết dứt điểm khâu giải phóng mặt bằng vì thời gian tới, khối lượng công việc nhiều lên, máy máy thiết bị đưa vào công trường rất lớn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về thiết kế kỹ thuật, Phó Thủ tướng đề nghị thành lập tổ công tác liên ngành, phấn đấu đến ngày 30/7 hoàn thành phê duyệt thiết kế nhà ga, công trình có giá trị 40.000 tỷ đồng, "làm chặt chẽ, đúng pháp luật nhưng bảo đảm tiến độ".
"Nếu không xong thiết kế vào ngày 30/7 thì chưa thể thực hiện đấu thầu, ảnh hưởng đến tiến độ khởi công nhà ga vào tháng 10/2022, cũng như ảnh hưởng đến việc đưa sân bay vào hoạt động vào năm 2025", Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng cho rằng phải đổi mới công tác điều hành, từ ban quản lý dự án đến các bộ, địa phương. Phấn đấu hoàn thành phê duyệt thiết kế kỹ thuật đường băng trước ngày 30/9 để có thể khởi công đường băng vào tháng 12/2022.
"Đến cuối năm nay, toàn bộ công trường khu vực xây dựng 1.810 ha phải sôi động, đây là cơ sở, tiền đề để đưa dự án vào khai thác năm 2025", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Đối với các dự án thành phần như trụ sở Cảng vụ hàng không miền Nam, trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, trụ sở các cơ quan quản lý..., Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát kỹ và báo cáo tiến độ chi tiết tại cuộc họp tháng sau, bao gồm ngày khởi công.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, việc ăn ở đi lại của công nhân khi số lượng công nhân trên công trường tăng cao thời gian tới.
"Đây là công trình trọng điểm quốc gia, không cho phép khâu nào chậm. Bộ máy làm đêm làm ngày, chỗ nào vướng thì báo cáo ngay để có thể hoàn thành dự án vào năm 2025", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Không hy sinh công trình phúc lợi để làm các khu thương mại, dịch vụ, nhà ở Phát biểu tại Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nêu quan điểm không hy sinh công trình phúc lợi để làm các khu thương mại, dịch vụ, nhà ở.Đô thị ngập úng, tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường. Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam được Ban Kinh tế...