Sau lần ăn trộm ví mới hay hóa ra người giàu lại sợ cô đơn đến vậy
Thấy vậy cậu con trai lớn sáng nào cũng dậy từ rất sớm, đến tối muộn mới về, có hôm cậu đi xin ăn đến nửa đêm luôn, chỉ mong xin được nhiều tiền để…
ảnh minh họa
Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nay vợ lại đột ngột qua đời nên Nghĩa quyết định bỏ quê nghèo đưa hai đứa con nhỏ lên Hà Nội kiếm sống. Nhưng ở đâu cũng thế cũng khó sống như nhau cả.
Lên Hà Nội, Nghĩa thuê một căn phòng trọ nhỏ chỉ vừa đủ kê chiếc giường với vài đồ lặt vặt. Hai đứa con nhỏ của Nghĩa vẫn thường hay thắc mắc vì sao bố mình lại bỏ cả một căn nhà rộng ở quê để chuyển lên đây ở trong căn nhà nhỏ hơn căn bếp trước đây, muốn đi vệ sinh phải chạy xa tít, chờ mấy cô mấy chú nhà bên cạnh dùng xong mới đến lượt mình vào.
Nghĩa xin làm công nhân trong công xưởng xây dựng, một ngày phụ hồ cũng kiếm được hơn trăm nghìn, đủ để trang trải tiền nhà, tiền ăn, và tiết kiệm được chút ít. Nghĩa là người rất ít nói, ít tiếp xúc với người lạ, không chơi bời, hết giờ làm là anh lại chạy về nhà cơm nước cho các con. Anh thường tranh thủ ngoài giờ làm việc kiếm thêm việc khác, ai thuê gì thì làm nấy để có thêm thu nhập, tiết kiệm tiền phòng lúc con cái ốm đau.
Hoàn cảnh “gà trống nuôi con” của Nghĩa khiến nhiều người thương cảm, hàng xóm xung quanh xóm trọ ai cũng quý mến 3 bố con Nghĩa, chủ nhà cũng giảm tiền trọ cho anh 1/3, mọi người chủ động có gì cũng mang qua biếu bố con Nghĩa từ đồ ăn, quần áo, đến các vật dụng hàng ngày.
Ban đầu Nghĩa ngại tiếp xúc với mọi người, ngại nhận sự quan tâm của mọi người, nhưng dần dần bản thân anh cũng mở lòng hơn, và biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
Thế rồi, cuộc đời quá nghiệt ngã với Nghĩa, trong khi anh đang rất cố gắng làm việc để mong lo được cho các con khôn lớn thì tai nạn ập đến. Nghĩa bị ngã giàn giáo, người ta đưa anh vào viện cấp cứu, nhưng bác sĩ nói chân anh bị đinh cắm sâu, lại thêm nhiều vết thương từ các vật kim loại hoen rỉ vì thế để giữ được tính mạng thì phải cắt bỏ đôi chân của anh.
Khi tỉnh dậy Nghĩa thấy toàn thân đau đớn, đôi chân không còn, anh khóc không ra tiếng. 2 đứa trẻ ngồi bên cạnh giường cũng khóc theo. Tiền viện phí của Nghĩa do công ty xây dựng lo toàn bộ, nhưng từ nay anh sẽ trở thành người thất nghiệp, sẽ không có ai lo cho 2 cậu con trai của anh nữa, từ nay cuộc sống của anh sẽ ra sao?
Suốt quãng thời gian Nghĩa nằm trong bệnh viện không phải lo tiền viện, tiền ăn nhưng không ít lần anh nghĩ đến cái chết, anh muốn chết để giải thoát, để trả nợ cuộc đời, nhưng rồi nghĩ đến hai đứa con anh lại lùi ý.
Video đang HOT
Sau khi ra viện, Nghĩa được đưa về phòng trọ, chủ nhà trọ cho hay bà sẽ không lấy tiền trọ của 3 bố con trong vòng 3 tháng, còn hàng xóm quanh khu trọ cũng giúp đỡ bố con anh chút gạo, chút rau… nhưng không ai giúp được mãi, vì cảnh ở trọ ai cũng nghèo khó như nhau.
Từ đó, Nghĩa nằm một chỗ, cậu con trai lớn 12 tuổi quyết định đưa em trai 8 tuổi đi ăn xin. Ăn xin đâu có dễ, những ngày đầu hai anh em bị những người cơ nhỡ như mình bắt nạt, đánh đến thâm tím mặt mày, nhưng vì bố đứa lớn lại động viên đứa bé, ai nhìn vào cũng thương cảm.
Dần dần, quen với &’công việc’ hai anh em xin được nhiều hơn, khi thì được tiền, khi thì họ cho đồ ăn. Cậu con trai lớn rất thông minh và hiểu chuyện. Nhiều lần cậu bé nghe hàng xóm nói chuyện “giá mà có tiền thì lắm chân giả cậu Nghĩa này sẽ đi lại được, dù không làm được gì nhưng cũng không phải nằm một chỗ đỡ khổ…”.
Thấy vậy cậu con trai lớn sáng nào cũng dậy từ rất sớm, đến tối muộn mới về, có hôm cậu đi xin ăn đến nửa đêm luôn, chỉ mong xin được nhiều tiền để lắp chân giả cho bố. Nhưng cậu bé đâu biết được rằng những đồng tiền lẻ 500, 1000 đồng ấy tích cóp bao lâu cho đủ.
Hôm đó, dù không chủ đích ăn trộm, nhưng do quá cần tiền nên cậu con trai lớn quyết định lấy chiếc ví của cụ già – người vừa cho cậu 50 nghìn. Cậu bé thấy ông cụ rút tiền trong ví, chiếc ví giầy cộp nhiều tiền nên nghĩ “Mình sẽ chỉ ăn trộm 1 lần này thôi, chỉ một lần thôi, sau này bố khỏi bệnh bố sẽ kiếm tiền trả họ…”.
Phát hiện mất ví, ông cụ chạy theo thằng bé đến ngõ hẻm không chạy đi đâu được nữa, cậu bé quỳ sụp xuống van xin ông cụ đừng bắt mình, cậu bé không ngớt lời van nài “cháu xin ông, ông đừng bắt cháu. Cháu chỉ muốn có tiền chữa bệnh cho bố cháu. Sau này bố cháu khỏi bệnh sẽ trả lại tiền cho ông…”. Sau khi nghe thằng bé nói vậy, ông cụ gặng hỏi đầu đuôi, thằng bé kể hết hoàn cảnh gia đình mình, ông cụ ôm lấy thằng bé chặt vào lòng. Hóa ra, ông cụ dù giàu có về vật chất nhưng lại là người cô đơn, ông bị con cháu “bỏ rơi”, “chúng chỉ chu cấp cho ông tiền, rồi bỏ đi làm ăn với nhau.
Ông cụ hứa sẽ lắp chân giả cho bố thằng bé, và còn thường xuyên chu cấp tiền cho gia đình Nghĩa. Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu thương. Kể từ đó, ông cụ thường xuyên đưa hai cậu con trai Nghĩa qua nhà ông cụ chơi, coi chúng như những đứa cháu ruột của mình. Với ông cụ, tình cảm là thứ quý giá nhất, tiền bạc với ông đâu có nghĩa lý gì.
Theo Phununews
Đuổi theo cậu bé ăn trộm ví người đàn ông choáng váng vì cảnh này
Ông chẳng hiểu sau, nhìn nó như vậy, ông lại quên ngay đi được việc nó trộm tiền của ông. Mắt ông nhòe đi, ông chưa kịp lên tiếng thì nó phát hiện ra ông, nhìn ông, nó co rúm người lại, ôm chặt lấy em nó...
Nó ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. (Ảnh minh họa)
Bố đưa hai anh em nó từ vùng quê nghèo khó lên thành phố kiếm sống. Mẹ mất rồi, bố nói ở đó mãi rồi thì cả 3 bố con sẽ chết đói mất nên cần phải đi nơi khác kiếm sống. Nó không hề muốn xa bạn bè một chút nào, cũng không muốn rời xa họ hàng nhưng nó lại càng không thể rời xa bố và cô em gái nhỏ. Ngày 3 bố con nó dắt tay nhau đi, phía sau lưng và cả trước mặt trời nổi giông bão mịt mù như báo trước một tương lai sẽ không hề thuận lợi.
Ba bố con nó thuê một căn phòng trọ nhỏ hẹp trong một khu ổ chuột. Nó nhìn, diện tích căn phòng có khi còn chẳng bằng căn bếp ở quê nhưng không có nhiều tiền, bố nó buộc phải làm như vậy. Ban ngày, bố nó đi làm, tới tối mịt mới về. Ở nhà hai anh em nó tự chăm sóc cho nhau. Nó mới 10 tuổi thôi nhưng đã tháo vát, nhanh nhẹn lắm, lo việc nhà, cho em ăn đâu ra đấy. Nó còn đòi bố cho nó đi nhặt rác với lũ trẻ cùng xóm để kiếm thêm chút thu nhập phụ giúp bố nhưng bố nó không cho vì nó còn quá nhỏ. Hơn nữa nó đi rồi, ai sẽ chăm sóc cho em gái nó, con bé mới 4 tuổi.
Cách đó chừng 5 cây số là một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, một thế giới phồn hoa, nhộn nhịp, khác hẳn với cái không khí ảm đạm, đầy mùi ẩm mốc nơi đây. Ông, vừa bước qua ngưỡng 60, điều kiện kinh tế đầy đủ nhưng lại sống cảnh cô đơn một mình. Hai đứa con của ông, ai cũng sợ ông làm phiền đến cuộc sống riêng của chúng nên không muốn ông ở cùng với chúng. Ông ngẫm mà thấy cay đắng quá, ông đã dành cả cuộc đời mình, vợ mất cũng không đi bước nữa để chăm sóc cho hai đứa con. Vậy mà khi về già, chưa đến mức chúng phải hầu hạ ông mà chúng đã muốn chối bỏ trách nhiệm với ông rồi. Đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ, con tính tháng kể ngày. Ông rơi nước mắt.
Bất giác, ông rút ra trong ví tờ 10 ngàn cho cậu bé. (Ảnh minh họa)
Rồi số phận lại đưa đẩy như thế nào...
Người ta khiêng bố nó về nhà. Bố nó bị tai nạn, đột ngột qua đời, kẻ gây tai nạn đã bỏ trốn. Nó và em nó ngơ ngác rồi cả hai cùng gào lên, khóc nức nở. Nhìn cảnh hai đưa trẻ cứ bám chặt, lay gọi mà bố không mở mắt ra nhìn chúng nó, ai cũng rơi nước mắt. Không có tiền, hàng xóm xung quanh thương tình mỗi người đóng góp một ít lo ma chay cho bố nó. Nhìn hai đứa trẻ mắt sưng bọng, ai cũng xót xa vì tương lai của chúng thật mịt mờ.
Giờ thì về quê, hai anh em nó cũng chẳng thể sống nổi. Nó quyết định ở lại nơi đây, kiếm sống nuôi em nó. Căn phòng trọ, bà chủ nhà thương tình nên sẽ không lấy tiền trọ trong một thời gian, nhưng còn tiền sinh hoạt, hai đứa sẽ phải tự lo nấy. Một thằng bé 10 tuổi và một đứa em 4 tuổi biết làm gì để kiếm sống đây. Nó đành dắt em nó đi xin ăn. Người thương thì cho, người cho là giả vờ thì đánh đuổi. Nó thì không sao nhưng em nó đang bệnh. Nó sợ, nó thực sự rất sợ em nó sẽ giống như bố, bỏ nó mà đi. Nó ôm lấy em nó mà khóc. Để em ở nhà, nó quyết kiếm đủ tiền mua thuốc cho em nó.
Trời đưa đường thế nào, nó lại gặp ông. Ông bị ngã, nó chạy lại đỡ ông dậy, còn lấy áo lau giày cho ông:
- Ông có đau không ạ?
- Ông không đau, cháu làm gì ở đây thế này? - Ông mỉm cười hiền lành nhìn nó
- Cháu... Cháu đi xin ăn ông ạ! - Nó ngập ngừng, cúi gằm mặt xuống
Bất giác, ông rút ra trong ví tờ 10 ngàn cho cậu bé. Vì trong ví ông lúc này toàn tiền mệnh giá lớn mà thôi. Hơn nữa, ông vẫn chưa tin lắm rằng nó nói thật. Để rồi...
Quay ra quay vào, ông làm rơi ví. Ông đang định quay lại nhặt thì nó nhanh tay hơn, nó nhét ngay ví của ông vào túi, chạy thẳng. Ông chẳng hiểu sao miệng ông không la có cướp, có trộm, mà ông lại im lặng đuổi theo nó. Nó chạy chậm, rất chậm. Còn ngừng lại thở dốc. Hình như nó không biết ông đuổi theo nó vì nó nghĩ ông không phát hiện ra nó trộm ví của ông. Còn ông, bộ dạng thảm thương, ánh mắt hiền lành, trong veo của nó, cả lúc nó đỡ ông ngã và cúi đầu nói nó ăn xin, ông không nghĩ nó là người xấu nên ông mới đuổi theo nó. Rồi mắt ông tối sầm lại, mắt mờ đi. Căn nhà nó đến, chật chội, mùi ẩm mốc, hôi hám sộc thẳng vào mũi. Nó đỡ một bé gái dậy:
- Anh có tiền rồi, anh sẽ mua thuốc cho em. Cố gắng lên em, đừng bỏ anh!
Ông chẳng hiểu sau, nhìn nó như vậy, ông lại quên ngay đi được việc nó trộm tiền của ông. Mắt ông nhòe đi, ông chưa kịp lên tiếng thì nó phát hiện ra ông, nhìn ông, nó co rúm người lại, ôm chặt lấy em nó:
- Xin ông đừng bắt cháu đi, cháu.... Chỉ muốn em cháu sống thôi...
Ông bước lại gần, mặt nó tái mét. Nó giơ chiếc ví của ông lên, run rẩy. Ông nhìn nó, mỉm cười:
- Ông không tới bắt cháu. Ông tới để giúp cháu. Về nhà với ông nhé! Ông sẽ chăm sóc cho hai đứa cháu, được không?
Nó ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mọi người cũng kéo đến, chứng kiến cảnh đầy tình người này, ai cũng rơi nước mắt. Nó hiểu, nó đã hiểu, ông chính là quý nhân bố và mẹ đã mất đưa đến để giúp nó. Nó cúi gập người, cảm ơn ông. Ông ôm hai anh em nó vào lòng, từ nay, hai đứa sẽ là cháu ruột của ông.
Theo blogtamsu
Con gái hận bố cả đời vì ngày giỗ mẹ bố vẫn vui vẻ bên cô bồ trẻ Cô tự nhủ lòng mình sẽ từ bỏ người cha này, đợi tổ chức đám giỗ cho mẹ xong sẽ đến "xử lý" cô bồ trẻ kia. Đến lúc này cô không thể nhẫn nhịn thêm chút nào nữa. &'Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", gia đình nào cũng có cái hay, cái dở riêng, khôn khéo thì đậy lại, mà...