Sâu “lạ” tràn vào Việt Nam
Thời gian qua, lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu biên giới vẫn liên tục bắt giữ được các lô hàng nhập lậu, vận chuyển sâu “lạ” từ Trung Quốc về Việt Nam, để bán cho người nuôi chim cảnh
Sâu lạ được nhập lậu vào Việt Nam
Sâu lậu bày bán công khai
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên ngành khu vực cửa khẩu biên giới Lạng Sơn và Quảng Ninh đã bắt giữ một số vụ vận chuyển sâu từ Trung Quốc về Việt Nam, để bán cho các điểm nuôi chim cảnh và người nuôi chim.
Theo Trung tá Phạm Văn Minh, Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), thời gian gần đây, Công an Chi Lăng liên tục bắt giữ các vụ buôn lậu. Đáng nói, các đối tượng đã tinh vi hơn, sử dụng những loại xe du lịch như Toyota Innova, Ford để vận chuyển hàng lậu như gia cầm giống, sản phẩm gia cầm và sâu để đưa về xuôi. Đội Cảnh sát kinh tế CAH Chi Lăng đã bắt giữ một vụ vận chuyển sâu từ Trung Quốc với gần 1,5 tạ. Trước đó, Công an TP Lạng Sơn cũng đã bắt giữ một vụ vận chuyển 9 hộp nhựa đựng loại sâu này với trọng lượng gần 1 tạ.
Video đang HOT
Tại Hà Nội, loại sâu này đã được bày bán từ khá lâu trên một số tuyến phố để phục vụ người nuôi chim cảnh. Tại khu vực cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao, ngày nào cũng có gần chục chiếc xe máy bày bán các loại sâu, thức chăn cho chim trong những thùng xốp. Phần lớn các loại sâu lạ nhập lậu về Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu nuôi chim cảnh là sâu rồng và sâu quy. Giá nhập tại Trung Quốc khoảng 3-4 Nhân dân tệ/kg, tương đương 13.000-14.000 đồng và khi vào Việt Nam, đến tay người có nhu cầu khoảng 25.000-26.000 đồng/kg. Theo các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT, toàn bộ sâu “lạ” đang bày bán trên khắp cả nước là sâu nhập lậu. Bởi ở Việt Nam, việc gây nuôi các loại sâu này đều bị cấm.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (quản lý địa bàn 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn) cho biết, toàn bộ số sinh vật lạ như sâu bọ, gián… du nhập vào Việt Nam đều là hàng lậu. Do đó, trách nhiệm ngăn chặn chính thuộc về các cơ quan chống buôn lậu như Hải quan, Bộ đội Biên phòng, còn ngành kiểm dịch thực vật chỉ phối hợp.
Mối nguy hiện hữu
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), tại Lạng Sơn, vài năm trước đã xuất hiện một số tư thương nhập lậu sâu bọ về Việt Nam tiêu thụ. Ngay sau đó, Cục BVTV đã đề nghị các Sở NN&PTNT địa phương chỉ đạo rà soát tình trạng này.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, theo quy định của pháp luật, các loại sâu đều được xếp vào nhóm đối tượng dịch hại và có nguy cơ lây lan cao nên đều bị cấm nhập khẩu. Việt Nam là một nước nhiệt đới, sâu bệnh phát triển nhiều, nông dân trong nước rất tốn kém, vất vả để tiêu diệt sâu bệnh. Vì vậy, chủ trương của Bộ NN&PTNT là không cho nhập những sinh vật lạ, trong đó có sâu. Nếu cho nhập khẩu về nước mà không kiểm soát tốt sẽ tạo ra mối nguy cho ngành trồng trọt và môi trường. Vừa qua, Việt Nam đã tạm dừng nhập khẩu rau quả từ Australia chỉ vì quốc gia này bùng phát dịch ruồi giấm không kiểm soát được.
Theo tìm hiểu, hiện nay, các loại sâu người nuôi chim mua về để làm thức ăn cho sinh vật cảnh đều được coi là sinh vật lạ, thuộc hệ đa thực hoặc “siêu sâu”- ăn rất nhiều thứ khác nhau nên rất nguy hiểm cho môi trường và mùa màng nếu để phát tán ra tự nhiên. Việt Nam đã có nhiều bài học về tình trạng nhập lậu sinh vật lạ về buôn bán, gây nuôi và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như nạn ốc bươu vàng, cu ly và vừa qua là chồn nhung đen, gián đất…
Theo An ninh thủ đô
COP 20 đẩy mạnh hành động vì khí hậu
COP 20 đã nhất trí thống nhất thông qua "Hiệu triệu Lima cùng hành động vì khí hậu".
Sáng nay (17/12), tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ 20 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP 20), diễn ra từ ngày 1 - 12/12 /2014 tại Lima, Peru.
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu -Phó trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu cho biết, Hội nghị lần thứ 20 các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã nhất trí thống nhất thông qua "Hiệu triệu Lima cùng hành động vì khí hậu".
Đại diện đoàn đàm phán Việt Nam thông tin tại buổi họp báo (Ảnh: Thy Hạt)
Đây là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị COP 20, bao gồm 22 điều và 1 phụ lục. Trong đó, khẳng định thích ứng với biến đổi khí hậu tiếp tục được đẩy mạnh trong Thỏa thuận 2015; bày tỏ quan ngại do còn chênh lệch quá lớn giữa kết quả giảm nhẹ của thế giới thời gian quan so với yêu cầu của khoa học nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2 độ C hoặc không quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ; các bên cần khẩn trương hoàn thành Thỏa thuận 2015 để có thể thông qua vào tháng 12 năm 2015.
Quyết định Thoả thuận 2015 sẽ áp dụng cho tất cả các nước, gồm 5 trụ cột chính là thích ứng; giảm nhẹ; tăng cường năng lực, chuyển giao công nghệ; tài chính và minh bạch trong các hoạt động ứng phó và hỗ trợ. Các quốc gia tham dự Hội nghị còn thông qua Cơ chế quốc tế Warsaw xử lý các vấn đề thiệt hại và tổn thất song hành với biến đổi khí hậu, nhằm triển khai quyết định của COP19 về cơ chế xử lý thiệt hại và tổn thất.
Đồng thời quyết định về Kế hoạch cho các nước chậm phát triển thực hiện thông tin về việc xây dựng Kế hoạch thích ứng quốc gia về biến đổi khí hậu. Dự kiến, Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức tại Maroc vào năm 2016.
Liên quan đến nội dung về Hội nghị COP 20 có tác động như thế nào đối với Việt Nam, ông Phạm Văn Tấn cho biết, đây là điểm có lợi nhất cho Việt Nam, từ nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng đến mọi hành động ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam./.
Thy Hạt
Theo_VOV
Tắm biển trong... phòng kín Khi vào phòng, tôi thật sự bất ngờ vì đã có một cô gái chờ sẵn trong đó. Thấy tôi bước vào, cô gái chốt cửa lại và vội vàng thoát y mà không hề hỏi ý kiến khách. Đê lôi keo khach, nhiều quán nhậu ở Đà Nẵng tuyển gái bán hoa làm tiếp viên. Khi khách say xỉn, các cô gợi...