Sâu “lạ” tàn phá 15.000ha ngô, Bộ trưởng Bộ NNPTNT ra chỉ thị
Trước tình trạng sâu keo mùa thu xuất hiện và tàn phá nhiều vùng trồng ngô trong cả nước với tổng diện tích nhiễm khoảng 15.000 ha, nguy cơ giảm năng suất và sản lượng ngô, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.
Sâu keo mùa thu – loài sinh vật ngoại lai mới xâm lấn vào Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) là loại sâu hại mới, xâm nhập vào nước ta từ tháng 4 năm 2019. Đây là loài sâu hại có khả năng di trú rất xa, vòng đời ngắn, có nhiều lứa và thời gian các lứa sâu đan xen nhau nên khó khăn cho công tác phòng, chống.
Theo công bố của nhiều quốc gia, sâu keo mùa thu có khả năng gây hại nặng cho ngô và nhiều loại cây trồng khác nên cần phải có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả. Trong khi đó, theo báo cáo của các địa phương, loài sâu “lạ” mới này đã đã xuất hiện và gây hại hầu hết các vùng trồng ngô trong cả nước với tổng diện tích nhiễm khoảng 15.000ha, gây hại nặng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Dự báo trong thời gian tới, sâu keo mùa thu sẽ tiếp tục phát sinh gây hại cây ngô trên diện rộng, nguy cơ giảm năng suất và sản lượng nếu không được phòng, chống kịp thời.
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất ngô do Sâu keo mùa thu gây ra, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các cấp, các ban ngành, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu keo mùa thu trên ngô và các cây trồng khác; hướng dẫn nông dân chủ động tổ chức thực hiện công tác phòng chống theo quy trình kỹ thuật đã được Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
Sâu keo mùa thu rất khó diệt trừ, chúng có thể gây hại trên 300 loài thực vật (ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, rau,…), trong đó thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây ngô.
Video đang HOT
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại cũng như các biện pháp kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu cho cán bộ ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông và nông dân.
Khuyến cáo nông dân áp dụng triệt để các biện pháp sinh học, sử dụng bẫy bả để thu bắt và tiêu diệt trưởng thành; sử dụng các biện pháp thủ công (thu gom và tiêu diệt ổ trứng, sâu non) và các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng để giảm mật độ Sâu keo mùa thu trên đồng ruộng.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp mật độ sâu cao, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng.
Tổ chức điều tra, đánh giá nhằm xác định các giống ngô có khả năng kháng, chống chịu với Sâu keo mùa thu để thông tin, hướng dẫn nông dân sử dụng thay thế các giống ngô đã bị sâu keo mùa thu gây hại nặng.
Loài sâu này có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ, lần đầu tiên phát hiện ở Châu Phi và tháng 1/2016
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi lợi dụng dịch bệnh để kinh doanh thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng và tăng giá thuốc.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng đề nghị các đơn vị nghiên cứu chủ động đề xuất và tổ chức nghiên cứu về Sâu keo mùa thu, biện pháp phòng chống đảm bảo hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế, an toàn cho môi trường; nghiên cứu nhân nuôi ký sinh, thiên địch phòng chống Sâu keo mùa thu; nghiên cứu tuyển chọn giống ngô kháng, chống chịu Sâu keo mùa thu để áp dụng vào sản xuất.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ưu tiên nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi
Tại cuộc họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, một số con lợn nhiễm virus DTLCP nhưng vẫn sống khỏe và đây là nguồn vật liệu quan trọng để giới khoa học nghiên cứu, tìm ra những giống lợn có thể kháng bệnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định việc nghiên cứu vaccine phòng chống DTLCP đang cho kết quả khả quan. Ảnh: M.H
Được biết, hiện nay chúng ta đã có những kết quả bước đầu về việc nghiên cứu vaccine phòng chống DTLCP, ông có thể cho biết đó là vaccine gì?
- Một trong những điểm đáng mừng trong công tác phòng chống DTLCP là chúng ta đã có những kết quả ban đầu trong việc nghiên cứu vaccine. Ngay từ đầu, chúng ta cũng đã xác định bên cạnh việc chăn nuôi an toàn sinh học, phải nghiên cứu bằng được vaccine để phục vụ chăn nuôi, khống chế dịch.
Qua 5 tháng, chúng ta đã có kết quả ban đầu tích cực. Trong đó, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên dòng vaccine vô hoạt thế hệ mới, khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm và khảo nghiệm trên diện hẹp cho kết quả tốt.
Bên cạnh đó, Công ty CP thuốc thú y trung ương Navetco cũng đang phối hợp Chi cục Thú y vùng 6 triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau, kết quả trong phòng thí ngiệm cũng rất tốt.
Thứ hai, cùng với hướng nghiên cứu vaccine, chúng ta cũng đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiều mô hình sử dụng chế phẩm sinh học và cũng cho kết quả rất tích cực. Chúng tôi đã kiểm tra tại nhiều trang trại, trong đó có trang trại quy mô 500 con lợn thì cho thấy, với việc sử dụng đồng bộ giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với chế phẩm, có thể giúp nâng cao sức đề kháng của con lợn, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Có người nghi ngờ rằng ở các quốc gia tiên tiến đã trải qua dịch bệnh tới 60 năm mà chưa tìm ra vaccine, trong khi Việt Nam đã nhanh chóng có được kết quả khả quan. Liệu việc sản xuất vaccine có thể trở thành hiện thực?
- Phải khẳng định là chúng ta có quyền tin tưởng và sự quyết tâm rất lớn, không phải thế giới không làm được mà chúng ta lại chịu bó tay. Ngay từ đầu, Bộ NN&PTNT đã xác định việc nghiên cứu tìm ra vaccine là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tiến tới sản xuất vaccine. Niềm tin đó đang có câu trả lời, bởi chúng ta có đội ngũ nhà khoa học giỏi, cộng với 9 cơ sở sản xuất vaccine đảm bảo quy trình an toàn theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới. Đặc biệt, với niềm tin và sự quyết tâm rất cao, không có lẽ chúng ta lại chịu thua trước dịch bệnh này?
Bằng sự quyết tâm đó, có thể khẳng định hướng đi này đang có những thành công nhất định. Dĩ nhiên, để tiến tới sản xuất được vaccine, còn mất một thời gian dài và đầy gian nan nữa.
Nhưng với kết quả này và với sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lí nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp, thậm chí cả người dân..., chúng tôi tin tưởng điều này sẽ trở thành hiện thực.
Đến thời điểm này, đã có 61 tỉnh, thành phố xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi với gần 3 triệu con lợn phải tiêu hủy. Ảnh: Dương Tường
Theo thông tin từ Chi cục Thú y vùng 6 cho thấy, có những con lợn đã bị nhiễm virus DTLCP nhưng sau một thời gian theo dõi vẫn sống khỏe mạnh. Chúng ta có nghiên cứu tìm hiểu xem vì sao lại có chuyện lạ đó, nhằm tìm ra giống lợn có khả năng kháng bệnh dịch nguy hiểm này?
- Phải thừa nhận một điều là thiên nhiên vốn cân bằng, tạo hóa hài hòa, do đó các loài sinh ra đều có một kháng thể nhất định trong cơ thể, có những đàn lợn bị nhiễm virus DTLCP, nhưng trong đàn lại có con vượt qua được dịch bệnh, vẫn sống khỏe mạnh.
Đây sẽ là nguồn vật liệu quan trọng để chúng ta nghiên cứu theo 2 hướng: Một là nghiên cứu những giống lợn có khả năng thích ứng với những loại bệnh như DTLCP và với các bệnh khác; thứ 2, từ những con lợn này, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và gửi đi phân tích tại các cơ sở khoa học lớn trên thế giới để xem cấu trúc gen của con lợn đó như thế nào? Những chủng virus đang tồn tại trong cơ thể con lợn còn sống đó như thế nào để phục vụ nghiên cứu, tiến tới tìm ra phương pháp thích ứng, chủ động với dịch bệnh.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Danvie t
Nuôi lợn an toàn sinh học - "Vũ khí" trong khi đợi vaccine ra đời? Sáng qua (2/7), Bộ NNPTNT đã tổ chức họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đánh giá mới nhất, kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm và thí điểm trên diện hẹp của vaccine này đều cho thấy rất khả quan. Đem...