Sáu kiến nghị gấp về xếp lương giáo viên theo Thông tư mới
Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể, thống nhất cả nước để các địa phương tiến hành bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới thống nhất, đồng bộ cả nước.
Sau một thời gian chờ đợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chùm Thông 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên có hiệu lực từ 20/3/2021.
Từ khi ban hành đến khi có hiệu lực, kể cả sau khi ban hành công văn hướng dẫn các địa phương đã không thể thực hiện việc bổ nhiệm, xếp lương nhà giáo theo Thông tư mới có rất nhiều bất cập, bất hợp lý gây khó cho các cơ sở giáo dục hay các địa phương trong quá trình thực hiện bổ nhiệm và xếp lương theo Thông tư mới.
Trong bài viết “Chuyển xếp hạng giáo viên theo thông tư mới mỗi nơi làm một kiểu” của tác giả Phan Tuyết đã viết rất đúng rằng hiện nay việc chuyển xếp hạng giáo viên mà các địa phương đang làm kiểu tự phát và làm mỗi nơi một kiểu theo cách hiểu của lãnh đạo.
Việc xếp lương giáo viên vẫn là chủ đề được nhiều nhà giáo quan tâm. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Nhandan.com.vn)
Điều đó dẫn đến việc không công bằng đối với giáo viên, vì sẽ có người được chuyển lương cao, có người lại bị hạ lương như trong trường hợp tác giả đã phân tích:
” Ví dụ cô giáo A. hiện đang làm tổ trưởng chuyên môn, mọi nhiệm vụ đang làm đều đáp ứng yêu cầu chỉ riêng chưa làm giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi nên không được xét trụ hạng II.
Có giáo viên là chủ tịch công đoàn nhà trường là Phó ban thi đua của hội đồng khoa học nhà trường nhưng hiệu trưởng nói rằng không chủ trì sinh hoạt chuyên môn vì thông tư có quy định “chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn…” nên không được xét trụ hạng.
Có hiệu trưởng lại hiểu quy định b trong điều 4 (hạng II): chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn;… chỉ đơn giản là giáo viên dạy minh họa chuyên đề sẽ trình bày chuyên đề mình đảm nhận trước tổ chuyên môn, sau khi thực nghiệm sẽ rút ra những ưu và tồn tại để rút kinh nghiệm cho việc triển khai những chuyên đề lần sau.
Bởi thế, giáo viên nào cũng có thể chủ trì các nội dung bồi dưỡng chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn mà không nhất thiết đó phải là tổ trưởng.”
Đó chỉ là một trong số các trường hợp mà mỗi nơi có cách hiểu khác nhau dẫn đến bất công, bất hợp lý và gây khó cho các địa phương .”
Tại công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số, TCCDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các CSGD mầm non, phổ thông công lập tại mục 2. Một số lưu ý cụ thể đã có quy định: “a) Việc bổ nhiệm vào các hạng CDNN giáo viên ở từng cơ sở giáo dục phải đúng người đúng việc, bảo đảm đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn CDNN ở từng hạng…”
Tuy nhiên công văn này lại không hướng dẫn cụ thể các nội dung, cách chuyển xếp lương theo các Thông tư mới mà lại giao cho các địa phương thực hiện phương án và gửi về Bộ điều này dẫn đến việc các địa phương mỗi nơi hiểu khác nhau và vận dụng khác nhau.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với tác giả Phan Tuyết, người viết kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Thông tư mới thống nhất cả nước, tránh kiểu chuyển xếp lương tùy tiện, mỗi nơi một kiểu, gây thiệt thòi và bức xúc trong giáo viên, gây khó cho các địa phương.
Trong Thông tư mới thì có nhiều vấn đề đã được cụ thể hóa, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, người viết xin được gửi 6 kiến nghị rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, hạng giáo viên nào cần phải đáp ứng 100% tiêu chuẩn?
Công văn 971 đã yêu cầu giáo viên được bổ nhiệm hạng nào phải đảm bảo các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp của hạng đó .
Như vậy chúng tôi hiểu rằng giáo viên phải đảm bảo 100% tiêu chuẩn của hạng chức danh nào thì mới được bổ nhiệm của hạng chức danh đó.
Ví dụ như một giáo viên hạng II của tiểu học cũ nếu muốn bổ nhiệm hạng II mới phải đạt 100% tiêu chuẩn của giáo viên hạng II gồm 6 tiêu chuẩn giáo viên hạng III và 4 tiêu chuẩn nhiệm vụ giáo viên hạng II; tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp cao hơn giáo viên hạng III (điều này cũng rất khó định lượng); đạt 2 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; đạt 9 tiêu chuẩn về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Như vậy để được bổ nhiệm giáo viên hạng II mới giáo viên tiểu học phải đạt đến 22 tiêu chuẩn, chưa kể tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không định lượng được cụ thể, nên rất khó.
Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cụ thể quy định này, ví dụ người có thành tích cao như bằng khen cấp tỉnh, bằng khen của Thủ tướng, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ,… thì được cộng điểm ưu tiên.
Thứ hai, quy định cụ thể việc xếp hạng đạo đức nhà giáo
Mang đạo đức nhà giáo ra xếp hạng, nhà giáo hạng III có đạo đức thấp hơn nhà giáo hạng I, II rõ ràng làm cho nhà giáo bị tổn thương, phụ huynh, học sinh làm gì dám cho con học với nhà giáo có đạo đức thấp.
Ở các Thông tư xếp hạng giảng viên về tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo chỉ quy định 1 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các hạng, ở bậc mầm non đến phổ thông lại chia hạng “đạo đức” nhà giáo là điều không nên.
Mong Bộ ban hành một tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo chung cho giáo viên.
Thứ ba, hướng dẫn cụ thể việc “xuống hạng”
Trong các Thông tư có quy định về việc giáo viên các hạng I, II khi chưa đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của giáo viên các hạng I, II có thể phải chuyển “xuống hạng”, “tụt hạng” xuống hạng III, việc chuyển xếp hạng, thăng hạng được thực hiện theo Thông tư 02/2007/TT-BNV nhưng việc thực hiện chuyển “xuống hạng”, “tụt hạng” không có bất kỳ văn bản nào để thực hiện, do đó không thể bổ nhiệm giáo viên “xuống hạng”.
Thứ tư, nên hướng dẫn cụ thể việc chuyển xếp lương mới
Việc chuyển xếp lương theo Thông tư mới, có cả chuyển ngạch, chuyển hạng, thăng hạng, xuống hạng nhưng các văn bản về chuyển xếp lương chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn cụ thể, mơ hồ khiến các địa phương hoang mang, ví dụ như các trường hợp có hệ số lương 3,0 đến 3,99 khi chuyển sang hệ số lương mới 4,0 được thực hiện như thế nào?
Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể điều này, vì nếu giáo viên hạng II cũ có hệ số lương 3,33 (công tác đủ 9 năm) nếu chuyển sang hạng II mới sẽ là 4,0 là không công bằng đối với giáo viên có hệ số lương 3,99 chuyển sang hệ số lương 4,0.
Thứ năm, khi không hoàn thành nhiệm vụ hạng đang giữ thì có bị “xuống hạng”?
Trong trường hợp giáo viên được bổ nhiệm các hạng I, II sau đó thực hiện không tốt nhiệm vụ của hạng đang giữ thì có bị “xuống hạng” không?
Không thể có việc được bổ nhiệm hạng cao sao đó làm việc kiểu đối phó, làm cho có vẫn được hưởng mức lương cao do không có quy định về “xuống hạng”, kể cả bị kỷ luật,…
Thứ sáu, giáo viên có bằng đại học từ năm 2012 trở về sau chưa được chuyển xếp lương, nay lại quá thiệt thòi
Những giáo viên đã đủ chuẩn trình độ, chuẩn thực hiện nhiệm vụ, chuẩn năng lực chuyên môn,… đã tốt nghiệp đại học từ 2012 đến nay vẫn còn hàng ngàn người đang hưởng lương trung cấp, cao đẳng đã rất thiệt thòi, sắp tới bổ nhiệm lương mới lại tiếp tục thiệt thòi.
Ví dụ một giáo viên dạy ở trung học cơ sở 20 năm có hệ số lương 3,96, có bằng đại học 2012 nhưng chưa được chuyển xếp lương, nay theo quy định thì giáo viên này sẽ được chuyển xếp lương hạng III mới có hệ số lương 3,99. Phải đợi đến 9 năm sau thì giáo viên này mới có cơ hội lên hạng II mới.
Trong khi đó, một giáo viên ra trường 2011 khi đi dạy được xếp lương đại học, hiện nay có hệ số lương 3,33 thì nay được chuyển xếp lương sang hạng II mới có hệ số lương 4,0, cao hơn giáo viên đã dạy 20 năm.
Trên đây là 6 kiến nghị gấp rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể, thống nhất cả nước để các địa phương tiến hành bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới thống nhất, đồng bộ cả nước, tránh kiểu bổ nhiệm tùy tiện, mỗi nơi một kiểu như hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nhiệm vụ tự thân
Câu chuyện về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) tiếp tục nóng trong thời gian gần đây.
GV, với tinh thần nghiêm túc học tập, sau khi được bồi dưỡng từ chương trình này sẽ được cung cấp, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn CDNN hạng cao hơn. Ảnh minh họa/INT
Có ý kiến cho rằng, việc yêu cầu bắt buộc có chứng chỉ này để bổ nhiệm vào hạng và thăng hạng làm khó GV, vì thầy cô phải bỏ thời gian, kinh phí để đi học; trong đó việc học không giúp nhiều cho GV trong hoạt động nghề nghiệp. Cần nhìn nhận việc này như thế nào?
Trước hết phải nói rằng, 5 năm qua (từ 2015 - 2020), khi triển khai các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23, một số địa phương chưa thực hiện quyết liệt và đồng bộ, dẫn đến tình trạng nhiều GV được bổ nhiệm, xếp lương theo hạng CDNN, nhưng chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu theo quy định (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN).
Do vậy có tình trạng, khi Thông tư mới sắp có hiệu lực, GV còn thiếu tiêu chuẩn lo lắng không được bổ nhiệm hạng mới nên đổ xô đi học, góp phần gây ra dư luận xã hội như báo chí phản ánh thời gian qua.
Bên cạnh đó, dù theo quy định của Chính phủ, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN là một trong những điều kiện bổ nhiệm vào hạng và thăng hạng viên chức. Nhưng việc thăng hạng thì không bắt buộc với tất cả GV. Do đó, GV không phải thực hiện bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hằng năm.
Cần phân biệt rằng bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN không phải là bồi dưỡng thường xuyên, không phải đáp ứng yêu cầu cập nhật kiến thức hằng năm của GV, mà là trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phục vụ hoạt động nghề nghiệp trong thời gian dài.
Nếu không có nhu cầu thăng hạng, trong suốt thời gian công tác GV chỉ phải tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN 1 lần để đáp ứng yêu cầu của hạng hiện giữ, nếu hạng đó có yêu cầu.
Theo quy định của Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN GV thuộc thẩm quyền của cả Bộ GD&ĐT và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến nay, toàn quốc có 55 trường ĐH, CĐ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN GV, giảng viên. Trong đó, Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cho 24 trường, UBND các tỉnh/thành phố giao nhiệm vụ cho 31 trường. Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát và có công văn yêu cầu trường được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi dưỡng đúng quy định.
Về chương trình, năm 2016, Bộ GD&ĐT ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN GV tiểu học, THCS, THPT. Mỗi chương trình được thiết kế thời lượng 240 tiết, bao gồm kiến thức về chính trị, quản lý Nhà nước và kỹ năng chung; kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.
Theo ý kiến chuyên gia, chương trình bồi dưỡng được thiết kế phù hợp với từng hạng GV mỗi cấp học theo nguyên tắc đồng tâm và bậc thang; kết hợp phù hợp giữa lý thuyết và hoạt động thảo luận, thực hành nhằm trang bị kiến thức, phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Cấu trúc chương trình bồi dưỡng bao quát được những lĩnh vực mà hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của GV chịu tác động; kể cả về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức. Chương trình cũng đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GV đang hướng đến với tư cách là bộ công cụ để GV tự đánh giá.
GV, với tinh thần nghiêm túc học tập, sau khi được bồi dưỡng từ chương trình này sẽ được cung cấp, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn CDNN hạng cao hơn. Cần biết rằng, phát triển nghề nghiệp chuyên môn liên tục, thường xuyên với GV là bắt buộc và cần thiết mà không cần phải kèm theo bất cứ một yêu cầu, mệnh lệnh hành chính nào. Đây là nhiệm vụ tự thân, là trách nhiệm với bất cứ ai làm nghề giáo.
Bộ GD-ĐT 'quán triệt' việc bổ nhiệm và xếp hạng giáo viên Bộ GD-ĐT vừa có văn bản về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập Ảnh minh họa Theo Bộ GD-ĐT, ngày 2/2/2021, Bộ đã ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN...