Sau khoảng lặng dài nửa thập kỷ, Đồng Lan làm ‘điều bất ngờ’ với nhạc Trịnh
Đồng Lan sau những lần gây ấn tượng đặc biệt tại Bài hát Việt, Giọng hát Việt và ra 2 album là khoảng lặng dài nửa thập kỷ.
Tất nhiên cô vẫn đi hát, và âm thầm chuẩn bị cho sự trở lại – hoành tráng thì chưa biết, nhưng chắc chắn tươi mới. Cô đang ấp ủ chuyến xuyên Việt cùng 3 nghệ sĩ Pháp mang jazz tới tận những cánh đồng, những trại mồ côi…
Đồng Lan tại Hà Nội tháng 12/2018Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà
Quà cho người đến trễ
Một ca sĩ ở Việt Nam ra album nhạc Trịnh là điều rất thường. Nhưng Lan thì khác, cô chuyển nhạc Trịnh thành jazz, cho dịch lời sang tiếng Pháp… Những người phối khí và chơi nhạc cho cô vì là người Pháp nên không bị một định kiến nào trước đó về nhạc Trịnh chi phối. Họ làm nên một tinh thần âm nhạc tự do, rất Âu. Và Đồng Lan cũng đầy tự do bơi trong đó. Thế là Lan từ vị trí một người hát nhạc Pháp đang trở thành người làm nhạc Pháp.
Chưa hết, cô đang ém một album nhạc bolero phối theo phong cách jazz cùng một album tự sáng tác cũng chơi theo lối jazz. Tất cả đều hợp tác với ê-kip nước ngoài. Với bản năng lạ hóa mọi thứ, kể cả khi hát pop, Lan cũng chưa bao giờ chịu giống bản nhạc và giống người đi trước.
Tên Đồng Lan hay được chiết tự thành “cánh đồng hoa”. Tôi thì thấy cô giống dòng nước. Dòng nước ấy mỗi khi vượt qua một trở ngại, lại lớn rộng thêm lên. Thì đâu ai ngờ một cô gái sinh ra tại một làng quê ở Kim Thành, Hải Dương, không qua trường lớp chính quy về âm nhạc một ngày lại sang tận Pháp, Mỹ để ra đĩa. Nếu cô ấy có “đại gia” đứng sau thì chả nói làm gì. Nhưng Đồng Lan chỉ có giọng hát không chịu cũ mòn và một tinh thần không lùi bước, kiểu việc của nước là chảy.
Đĩa Trịnh Jazz của Đồng Lan sẽ phát hành đầu năm nay dưới dạng CD và đĩa than Ảnh: Vntage Foto
Trước khi được biết đến rộng rãi qua The Voice, Đồng Lan đã chuẩn bị sẵn cho sự nghiệp ca sĩ bằng một album thu với Quốc Bảo. Sau đó là album nhạc Pháp với Bảo Chấn. Để có album thứ ba, Lan đóng đô ở Paris suốt một tháng (may chị ruột lấy chồng bên đó cho ở nhờ) với một… nốt nhiệt ngay đầu lưỡi do không quen khí hậu. Nó làm cô hát trong đớn đau nhưng tất nhiên là người nghe sẽ thấy ngược lại. Để có lời Trịnh bằng tiếng Pháp, cô làm việc với Francois Brunetta- nhà thơ Pháp ở Sài Gòn. Để dịch xong bài đầu tiên Để gió cuốn đi, họ phải trao qua đổi lại đúng 4 năm. Chuyển ngữ là dịp để Lan tìm hiểu kỹ hơn về lời bài hát. Cô chịu khó hỏi han gia đình và những người bạn của nhạc sĩ để biết rằng “Còn hai con mắt khóc người một con” có nghĩa là khóc (vì) cô gái một con. Hay “Miệng cười khúc khích trên lưng” không phải là cõng nhau mà cô gái giấu mặt cười sau lưng người ngồi cạnh…Dự án jazz hóa, Pháp hóa nhạc Trịnh là một thách thức mà khi làm được, Lan cảm thấy đời ca hát có ý nghĩa. “Đằng nào cũng sống một đoạn đời, cứ chọn làm cái gì mình vui rồi chết” nghe hơi ghê nhưng phải thấy Lan nói câu đó với giọng hồ hởi và ánh mắt lấp láy thì mới hiểu hết ý cô: “Tôi thú nhận tôi sợ chết và tôi dũng cảm đối mặt với điều ấy, thành ra từ bây giờ tôi chuẩn bị cho việc chết một cách thoải mái. Vì thế tôi càng thấy đồng điệu với Trịnh Công Sơn: Mệt quá thân ta này/ Nằm xuống với đất muôn đời- rất nhẹ nhàng, mệt thì nằm thôi.”Gặp Đồng Lan lần đầu, Trịnh Vĩnh Trinh lập tức ký giấy miễn tác quyền cho bài Bên đời hiu quạnh (hát song ngữ Việt Pháp trong đĩa Đồng Lan Rose) và nói: “Ồ anh Sơn mà gặp em sẽ rất quý em đấy!” Vài người bạn thân của nhạc sĩ cũng chép miệng: “Em vào Sài Gòn trễ quá. Nếu gặp chắc chắn hai bên sẽ rất yêu thương nhau”.
Video đang HOT
Sợ và ước mơ
Lan nhớ ngày cô vác ba lô vào TP.HCM là 16/9/2010 sau khi từ bỏ công việc truyền thông và trước đó là giáo viên mầm non- chiều ý mẹ. Ở Hà Nội, cô đã có kinh nghiệm đi diễn cùng ban nhạc Lãng Du. Vào thành phố của phòng trà, Lan như cá gặp nước, có khi chạy 6-8 chỗ/đêm. Biệt tài hát tiếng Pháp góp phần khiến cô đắt hàng.
Tuy nhiên cô không khỏi thấy cô đơn nơi đất lạ, và bỗng nghĩ: “Lỡ mai mình chết thì sao nhỉ, lãng xẹt. Mình chết thì thôi, mình đâu thấy gì đâu nhưng mẹ mình buồn…” Bố Lan- thầy dạy nhạc đầu tiên của cô mất khi Lan còn nhỏ. Cô lại lẩn thẩn hình dung một ngày nắng, mẹ ngồi chờ mình bên mâm cơm mà cô thì đã ở thế giới khác… “Hình ảnh đẹp và buồn, nghĩ đến thôi tôi đã đau hết người. Giờ vẫn thấy sợ,” Lan nhớ. Nỗi sợ vu vơ đó làm bật lên câu hát về sau là điệp khúc của Sợ chết. Trước đó, Lan cũng có viết nhưng không tự tin với những gì mình viết ra. Việc bài hát đầu tay được giải cao tại Bài hát Việt làm cô hết “sợ viết”. Sau khi được làm đúng việc mình thích, cô lại “ước gì mình hát ít đi mà mỗi lần hát nhiều tiền hơn”. Lan thamgia The Voice và ước mơ thành hiện thực.
“Tôi tôn thờ vẻ đẹp tự nhiên. Với tôi: Xấu là một vẻ đẹp tự nhiên. Thiên nhiên rất hài hòa, chỉnh cái gì cũng bị sai, trừ khi răng bị sâu thì làm. Mình nên biết yêu cơ thể mình, yêu tất cả những cái mình đang có. Nếu ngay mình còn không yêu mình thì ai có thể yêu mình đây?!”
Đồng Lan
Nhưng mục tiêu của cô giờ là: “Tôi có những cơ hội để có nhiều tiền hơn, nổi tiếng hơn, nhưng tôi quyết định đến đâu là đủ và chọn có thêm thời gian để tận hưởng. Cả cuộc đời tôi sẽ đi theo hạnh phúc. Mà muốn hạnh phúc thì phải tự do. Muốn tự do thì phải không thấy sợ.” Sau Sợ chết, Lan viết Sợ yêu, rồi Đừng yêu một mình để không còn sợ thất tình…Riêng bài Sợ cưới vẫn chưa thấy… Lan cho hay: “Có thể tôi sẽ không lấy chồng dù cũng muốn, nếu gặp ai đấy dụ dẫn được mình. Nếu không thì thôi. Tôi cưới anh Âm Nhạc rồi.” Chưa kể ngoài ra, cô còn dan díu với thơ, với họa. Hẹn sẽ ra hai tập tranh thơ và ảnh thơ. Lan có kiểu nhớ lời bằng tranh. Với mỗi câu hát, cô hình dung ra một bức tranh. Hát cả bài là một chuỗi tranh chạy trong đầu. Bức tranh đắt nhất của Lan có giá 3000E trong một buổi đấu giá từ thiện. Thêm căn cứ cho mơ mộng sau này không hát được thì bán tranh, để “các đồng nghiệp đỡ phải kêu gọi từ thiện cho Đồng Lan về già”. Còn lý do làm thơ: “Nhật ký lỡ ai đọc được thì lộ. Viết thơ người ta đọc cũng đâu hiểu rõ chuyện gì. Thơ là một cách rất hay và… khôn để giữ cảm xúc và sự riêng tư của mình mà vẫn chia sẻ được”. Hiện cô đang học đàn tranh và sẽ tìm hiểu thêm về chầu văn, cải lương… để pha trộn với jazz.Đồng Lan vẫn mơ ước đi vòng quanh thế giới, gặp gỡ nhiều người, nhiều nền văn hóa để có nhiều chất liệu cho nghệ thuật. Trước mắt là kế hoạch du học ở Pháp về jazz. “Khi suy nghĩ của mình đủ mạnh, nó sẽ biến thành hành động. Ước mơ đã và đang dẫn tôi đi…”- và Đồng Lan vẫn tiếp tục mơ ước. Vì với cô, ước mơ là lý do để tồn tại.
Theo tiền phong
Nhạc sĩ Bảo Chấn trở lại trong album Vol.4 của Nguyễn Hải Yến
Sau nhiều năm gần như 'đoạn tuyệt' hẳn với đời sống nhạc Việt, nhạc sĩ Bảo Chấn vừa bất ngờ xuất hiện trở lại trong dự án âm nhạc mới nhất của ca sĩ Nguyễn Hải Yến: Album vol.4 'Nguyễn Hải Yến & Những tình khúc Bảo Chấn' nằm trong dự án Top Hits 90-2000 của cô.
Gần một năm chuẩn bị kỹ lưỡng từ phòng thu cho tới khâu thiết kế, CD vol.4 với những sáng tác của nhạc sĩ tài hoa Bảo Chấn đã sẵn sàng đến với khán giả người hâm mộ giọng hát của Hải Yến nói riêng và "cha đẻ" ca khúc "Nỗi nhớ dịu êm" nói chung.
Nguyễn Hải Yến rạng rỡ trong ngày ra mắt album
CD vol.4 là sự chắt lọc cẩn thận 9 nhạc phẩm của nhạc sĩ Bảo Chấn được Hải Yến yêu thích nhất như: "Giấc mơ tuyệt vời", "Nơi ấy bình yên", "Cho anh ngủ trong trái tim em", "Và cơn mưa tới", "Một ngày mùa đông", "Chiếc lá vô tình", "Biết em còn chút dỗi hờn", "Phố mùa đông" và "Về với em".
Nhạc sĩ Bảo Chấn nhận được sự quan tâm khá nhiều của báo giới
Với mục đích lôi cuốn người nghe có thể thưởng thức liên tục từ đầu đến cuối album, biên tập âm nhạc Huỳnh Quốc Huy đã khéo léo sắp xếp và đặt để vị trí các bài hát theo những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ trong suốt chặng đường yêu. Lúc thì ngây thơ tình tứ trong "Giấc mơ tuyệt vời"; day dứt nỗi nhớ với "Nơi ấy bình yên"; rộn ràng tươi sáng với "Cho anh ngủ trong trái tim em"; đôi lúc lại mãnh liệt đợi chờ trong ca khúc "Và cơn mưa tới"...
Nguyễn Hải Yến bày tỏ lòng biết ơn đối với nhạc sĩ Bảo Chấn
Đó là những thể loại khán giả đã rất quen thuộc với Nguyễn Hải Yến từ trước giờ, tuy nhiên trong album này, Nguyễn Hải Yến đã làm nét hơn, tốt hơn rất nhiều trong việc dẫn dắt cảm xúc khán giả trên những chất liệu âm nhạc quen thuộc.
Ở nửa sau album, khán giả sẽ thấy được sự bứt phá của Nguyễn Hải Yến khi thử sức ở những giới hạn mới. Cô mạnh dạn trong việc đưa Jazz vào "Chiếc lá vô tình" một cách "đậm đà", bản phối thú vị và cách xử lý phóng khoáng đã khoác lên cho ca khúc một tấm áo mới tinh tế và thú vị hơn nhiều.
Cô dành tặng ông một bức tranh
"Biết em còn chút dỗi hờn" lần đầu tiên được phối khí lại trên chất liệu Chillout khác lạ, mang lại cảm giác ma mị và thư giãn cho người nghe. Hai track cuối gồm "Phố mùa đông" và "Về với em" được xem là hai nốt lặng để lấy lại sự cân bằng cho album: 1 bản Acoustic, 1 bản ballad sâu lắng, khắc khoải giúp cho đường đi cảm xúc của câu chuyện tình liền mạch.
Điều đặc biệt trong album lần này của Hải Yến có tới 2 track "Một ngày mùa đông", nguyên nhân được Hải Yến và Huỳnh Quốc Huy giải thích rằng, đây là bài hát rất quen thuộc với bao thế hệ yêu nhạc Bảo Chấn nên tìm một điều mới cho nó mà vẫn đảm bảo được liền mạch cảm xúc của một album thực sự là một điều không dễ, cuối cùng ê-kíp quyết định dùng version (phiên bản) Canto Pop cho phần âm nhạc chính và bonus (tặng kèm) thêm version Blue để khán giả có thêm màu sắc để lựa chọn thưởng thức.
Cô cũng có phần trình diễn thăng hoa các ca khúc trong album mới
Nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy, người chịu trách nhiệm biên tập toàn bộ album, chia sẻ: "Hoàn thiện album đã là một bài toán rất khó và chờ đợi giây phút khán giả phản hồi còn cảm thấy khó thở hơn. Các sáng tác của nhạc sĩ Bảo Chấn "lớn tuổi" hơn cả tuổi hiện tại của Huy và nhà sản xuất Tuấn Nhật nên không tránh khỏi những lo lắng, những căng thẳng khi chờ đợi giây phút phản hồi của khán giả, của các anh chị trong giới chuyên môn... Huy cùng ê-kíp chỉ biết hoàn thiện dự án này bằng cả sự yêu mến cho không chỉ riêng tác phẩm mà cho cả chính tâm hôn nghệ sĩ của nhạc sĩ Bảo Chấn trong từng giai điệu và mỗi ca từ. Hy vọng khán giả sẽ yêu mến và ủng hộ album này".
Ê-kíp thực hiện cho biết, với sự cố vấn nhiệt tình từ phía tác giả cùng với sự trân trọng, yêu mến đối với từng tác phẩm của nhạc sĩ Bảo Chấn, album "Nguyễn Hải Yến & Những tình khúc Bảo Chấn" sẽ đảm bảo được giá trị cốt lõi, phần hồn cảm xúc bài hát, chỉ sáng tạo về phương thức hòa âm, cách thể hiện để khán giả vẫn nhận ra "chất" của nhạc sĩ Bảo Chấn cũng như màu sắc mới từ ê-kíp sản xuất trẻ thông qua giọng hát đặc trưng của ca sĩ Nguyễn Hải Yến.
Nói về album, nhạc sĩ Bảo Chấn chia sẻ khá dung dị: "Bao nhiêu năm trong nghề, vốn bài hát của tôi không nhiều. Vẫn sa vào chuyện hay dở, bài này bài kia. Lý trí quá, nhiều khi quên mất con người nghệ sĩ trong tôi. Rồi một ngày kia, tôi nghe Nguyễn Hải Yến hát, những bài hát cũ, đã từng qua những giọng hát cũ, những giọng hát thời vàng son. Tuy nhiên, mọi so sánh trong tôi không còn nữa. Cái còn lại duy nhất đó là: hoài niệm! những bài hát ngày xưa tôi hát ru con gái út của mình. Có tiếng sóng, có tiếng chim, có tiếng chuông ngân, có hoa lá, cỏ cây... Cả một ngày xưa cũ thế vọng lại, từ từ, chậm chậm... Tôi đã bỏ quên một giá trị rất lớn: Khoảnh khắc! 40 năm từ khoảnh khắc ngân nga điệu tâm hồn mình để ru con... đến khoảnh khắc nghe lại những thanh âm cũ từ giọng hát bằng tuổi con mình, tôi hiểu giá trị của cảm xúc. Khoảng khắc có cảm xúc riêng, khi nó đánh thức mình, sẽ khiến lòng ta xao động vô cùng".
Theo Báo Mới
Trở về để truyền cảm hứng sáng tạo, khám phá Khán giả TP.HCM vừa có buổi thưởng thức và trải nghiệm âm nhạc thú vị, mới mẻ cùng 2 nghệ sĩ gốc Việt. Vân-Ánh Võ (Vanessa Võ) - người mang âm nhạc dân tộc VN đi khắp thế giới, đoạt giải Emmy năm 2003; và nghệ sĩ trumpet Cường Vũ - 2 lần đoạt giải thưởng âm nhạc Grammy. Nghệ sĩ trumpet Cường...