Sau khi tắm – Thời điểm không nên cho con bú vì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ
Có những thời điểm mẹ cho con bú không những không cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho con mà còn có hại cho sức khỏe của trẻ. Một trong những thời điểm đó là ngay sau khi tắm xong.
Nhiều mẹ thường có thói quen sau khi tan sở, việc đầu tiên là tắm rửa sạch sẽ rồi lập tức cho con bú. Y học Trung Quốc cho rằng, sau khi các mẹ tắm rửa bằng nước ấm, cơ thể sẽ nóng lên, bầu sữa của mẹ sẽ giữ nhiệt, nếu mẹ cho trẻ bú sữa ngay lúc này, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu mẹ tắm bằng nước lạnh, sẽ khiến mạch máu cả cơ thể và bầu sữa mẹ co lại, khiến chất lượng sữa biến đổi, nếu mẹ cho trẻ bú sữa ngay lúc này, sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, gây ra bệnh kiết lỵ.
Bác sĩ Tôn Tư Mạc, y học cổ đại Trung Quốc, cho biết: “Bầu sữa mẹ là do mạch máu chuyển hóa tạo thành, mọi cảm giác vui buồn giận hờn của mẹ sẽ có tác động trực tiếp đến bầu sữa, nếu cơ thể của mẹ nóng lạnh bất thường sẽ khiến mạch máu bị cản trở lưu thông, ảnh hưởng khả năng tiết sữa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ”. Bởi vậy, các mẹ cần thay đổi thói quen sau khi tắm xong liền cho con bú, hãy đợi 30 phút mới cho trẻ bú sữa.
Hãy đợi 30 phút sau khi tắm xong mới nên cho con bú (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, có một số trường hợp dưới đây các mẹ cũng nên tránh cho con bú:
1. Sau khi uống rượu
Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ nên tránh uống rượu. Bởi sau khi các mẹ uống rượu, nồng độ cồn sẽ xâm nhập vào dòng sữa mẹ truyền sang trực tiếp cho trẻ, ảnh hưởng hoặc gây tê liệt trung khu thần kinh phát triển của trẻ, khiến bộ não của trẻ phát triển không bình thường.
Nếu công việc xã giao phải tiếp rượu, lời khuyên cho mẹ là sau khi về nhà không nên lập tức cho trẻ bú sữa, tốt nhất nên đợi sau 4 tiếng, đồng thời nặn dòng sữa có nồng độ cồn ra, sau đó mẹ mới có thể cho trẻ bú sữa.
2. Sau khi uống thuốc
Nên cho trẻ bú sữa rồi mẹ hãy uống thuốc (Ảnh minh họa).
Trong thời kỳ cho trẻ bú sữa nhưng mẹ bị bệnh, mẹ nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc, nên phân chia rạch ròi thời gian uống thuốc và thời gian cho trẻ bú sữa, nhằm giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe của trẻ. Lời khuyên cho mẹ là nên cho trẻ bú sữa rồi mẹ hãy uống thuốc, tốt nhất là cách khoảng 4 tiếng rồi mới cho trẻ bú tiếp.
3. Sau khi làm “chuyện ấy”
Sau khi trải qua “chuyện ấy”, cơ thể người mẹ sẽ tràn ngập cảm giác hưng phấn, y học Trung Quốc cho rằng, thời điểm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ, không có lợi cho trẻ bú sữa bởi ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Video đang HOT
4. Khi tâm trạng không tốt
Có nhiều mẹ sau khi tan sở liền vội vàng về nhà cho trẻ bú sữa vì sợ trẻ khát sữa mẹ. Thật ra, cho trẻ bú sữa vào thời điểm này là không tốt, bởi tâm trạng của người mẹ lúc này là nóng lòng, sốt ruột về nhà, sẽ làm cơ thể của người mẹ sản sinh axit lactic khiến chất lượng sữa biến đổi.
Nếu người mẹ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi quá độ sẽ ảnh hưởng khả năng tiết sữa mẹ (Ảnh minh họa).
Sau khi tan sở về nhà, các mẹ nên nghỉ ngơi từ 20 – 30 phút rồi mới cho trẻ bú sữa.
5. Khi mệt mỏi quá độ
Nhiều trẻ không tuân theo giờ giấc ăn ngủ cố định khiến người mẹ ngủ không đủ giấc, cộng thêm công việc bận rộn đôi khi mẹ phải tăng ca đến khuya, thời điểm này nếu người mẹ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi quá độ sẽ ảnh hưởng khả năng tiết sữa mẹ, nếu cho trẻ bú sữa lúc này sẽ ảnh hưởng không tốt sức khỏe của trẻ.
Các mẹ nên duy trì trạng thái lạc quan, yêu đời, tránh mệt mỏi quá độ hay cảm xúc kích động, hãy ngủ đủ giấc để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất dành cho trẻ.
Theo Helino
Thay vì cho con bú theo cữ cố định, đây mới là việc các nhà khoa học khuyên mẹ sữa nên làm
Rất nhiều mẹ hiện nay đang nuôi con theo cách cho con bú theo cữ cố định vì cho rằng như thế mới đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh đây không phải cách tốt nhất.
Những bà mẹ trẻ cho bé yêu của mình bú sữa có thể nghĩ rằng: con dường như chẳng bao giờ ngừng bú. Bạn cũng có thể băn khoăn không biết kích cỡ thực sự của dạ dày con là bao nhiêu: lớn, nhỏ thế nào. Vấn đề này thực sự không đơn giản như lý thuyết. Và đây là lý do tại sao mẹ sữa nên cho bé bú theo nhu cầu được chính các nhà khoa học giải thích.
Tại sao kích cỡ dạ dày bé không phải là vấn đề quan trọng?
Có lẽ không ít mẹ sữa từng đặt ra câu hỏi này: Tại sao dạ dày con tôi nhỏ như thế này mà bé lúc nào cũng đói, lúc nào cũng muốn ngậm ti?
Nhiều chuyên gia về sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh liên tục dùng hình ảnh 1 viên bi để minh họa cho kích thước dạ dày em bé mới chào đời.
Chúng ta đều biết rằng, cho con bú là hành động không chỉ đơn thuần cung cấp dưỡng chất nuôi bé. Nó còn liên quan tới cảm giác dễ chịu, sợi dây gắn kết tình yêu thương. Nhưng liệu mọi bé sơ sinh đều có dạ dày nhỏ như một trái sơ-ri? Hay dạ dày của mọi bé 1 tháng tuổi đều như một quả trứng? Câu trả lời theo khoa học là "Không hẳn như vậy".
Trong khi nhiều chuyên gia về sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh liên tục dùng hình ảnh 1 viên bi để minh họa cho kích thước dạ dày em bé mới chào đời, điều này không đúng. Một viên bi chỉ có thể chứa từ 5 đến 7ml chất lỏng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nói chung, dạ dày của em bé mới sinh có kích thước tương đương một quả bóng bàn và có thể chứa khoảng 20ml chất lỏng.
Một báo cáo tổng kết được tiến hành năm 2008, đăng tải kết quả trên tạp chí Journal of Human Lactation, tiết lộ rằng, tài liệu khoa học vẫn còn thiếu những nghiên cứu có nền tảng tốt, để dựa vào đưa ra cách xác định tin cậy kích cỡ dạ dày bé sơ sinh.
Sự thật là, không có câu trả lời tuyệt đối đúng. Trẻ mới sinh bước vào thế giới với nhiều khác biệt về kích cỡ cơ thể. Một số bé xíu, một số khác lại khá lớn. Và sự khác biệt này cũng đúng khi xét đến dạ dày của bé.
Vấn đề nằm ở chỗ: bản thân kích cỡ dạ dày không quyết định hoàn toàn lượng sữa bé bú cũng như mức độ thường xuyên khi cho bé bú. Bé có thể ngậm vú tốt đến đâu, sự linh hoạt của dạ dày bé và thời gian cần để tiêu hoá thức ăn cũng sẽ ảnh hưởng tới cơn đói của trẻ sơ sinh.
Bản thân kích cỡ dạ dày không quyết định hoàn toàn lượng sữa bé bú cũng như mức độ thường xuyên khi cho bé bú (Ảnh minh họa).
Nói về mức độ linh hoạt của dạ dày, các chuyển động sinh lý như tiêu hóa sữa cũng cần thời gian để vận hành một cách suôn sẻ. Khoa học từ lâu xác nhận chuyện này. Các chuyên gia đã quan sát được hiện tượng dạ dạy bé có sự cải thiện - xét trên khía cạnh thả lỏng, thư giãn cơ - trong vòng vài ngày. Kết quả là dạ dày trẻ mới sinh có thể mở rộng tốt hơn và chứa được nhiều chất lỏng hơn.
Vậy cách tốt nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ là gì?
Việc cho bé sơ sinh bú vào từng thời điểm nhất định giữa các lần ăn có thể không phải là lựa chọn khôn ngoan, nếu xét tới thực tế chúng ta không biết chính xác dạ dày bé lớn cỡ nào. Hoàn toàn có thể xảy ra khả năng một bé sơ sinh vẫn sẽ no sau vài giờ bú mẹ. Trong khi đó, một số khác có thể lại cần thêm vài cữ bú nữa.
Cách lý tưởng để đảm bảo trẻ không đói là quan sát các dấu hiệu cơn đói của bé và cho bé bú theo nhu cầu. Ngay cả khi đồng nghĩa với việc bạn phải cho con bú nhiều lần chỉ trong khoảng thời gian 1 giờ đồng hồ.
Đây cũng là cách tiếp cận được Viện Nhi khoa Hoa Kỳ và tổ chức La Leche League International (tổ chức phi lợi nhuận vận động việc nuôi con bằng sữa mẹ) khuyến nghị.
Cách lý tưởng để đảm bảo trẻ không đói là quan sát các dấu hiệu cơn đói của bé và cho bé bú theo nhu cầu (Ảnh minh họa).
Thật thú vị khi việc cho con bú sữa mẹ theo nhu cầu không phải là phát hiện gì mới mẻ. Ngay cả những phụ nữ thời xa xưa thuộc các cộng đồng, bộ lạc săn bắt, hái lượm cũng đã sử dụng phương pháp tương tự.
Các nhà nghiên cứu sau khi tìm hiểu bộ lạc Kung ở Namibia và Botswana, phát hiện thấy, vào ban ngày, người mẹ cho con tầm 12 tuần tuổi tới 2,5 tuổi bú khá nhiều lần: 4 lần/giờ. Mỗi cữ bú tiếp nối sau cữ bú trước 13 phút.
Làm thế nào để xác định con có đói hay không?
Có nhiều cách giúp bạn xác định xem con có muốn bú nữa không. Ví dụ, khi bạn quan sát thấy con:
- Có phản xạ tìm vú mẹ: bé hé mở khuôn miệng nhỏ xinh của mình và dụi dụi vào ngực bạn, tìm kiếm bầu vú của bạn hoặc bắt đầu mút bất cứ thứ gì bé có thể tìm thấy.
- Khóc hoặc trở nên gắt gỏng.
- Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia.
- Mở miệng.
- Thè lưỡi ra.
- Đưa bàn tay và nắm đấm lên miệng.
- Chu môi lên như thể đang bú.
Những việc không nên làm khi nuôi con bằng sữa mẹ
Bé có thể rơi vào trạng thái bị kích động quá mức khi bị đói (Ảnh minh họa).
- Đợi đến khi bé rất đói và gào thét mới cho con bú. Bé có thể rơi vào trạng thái bị kích động quá mức và như thế không thể bú mẹ một cách phù hợp. Khóc cũng làm bé kiệt sức. Kết quả là bé có thể ngủ gục trên bầu vú mẹ.
- Lo lắng nếu bé thấy không bú mẹ 2-3 giờ/lần. Bạn hãy nhìn vào cả một lịch trình, chứ không phải một thời khóa biểu nghiêm ngặt. Chỉ cần bạn để ý tìm kiếm dấu hiệu cơn đói của bé như liệt kê ở trên thì việc lên lịch các cữ bú đều đặn cho bé sẽ ổn thỏa.
- Lo lắng bé bị đói hoặc nghi ngờ bạn không tiết đủ sữa. Các cữ bú thường xuyên sẽ là tín hiệu báo cho cơ thể bạn tiết ra nhiều sữa hơn. Nếu bạn thực sự lo lắng, hãy xem xét 2 việc sau: tã/bỉm của bé và tình trạng tăng cân. Nếu bé tăng cân và tã/bỉm ướt 5-6 lần/ngày, mọi thứ đều đang rất tốt đẹp.
- Cho bé bú quá nhiều nếu bé đã no. Có nhiều dấu hiệu rõ ràng để xác nhận chuyện này, như động tác mút chậm lại, thiếu hào hứng hoặc bé quay mặt ra khỏi bầu vú. Ngừng cho bé bú ngay khi những dấu hiệu này xuất hiện và không ép bé phải bú nhiều hơn.
Theo Helino
Ngủ thiếp đi khi cho con bú lúc nửa đêm, bà mẹ đau đớn phát hiện con đã ngừng thở vào sáng hôm sau Cậu bé Hadley 6 tháng tuổi được phát hiện đã ngừng thở vào buổi sáng sau khi ngủ chung với mẹ. Điều đáng nói là trước đó, khi cho con bú lúc nửa đêm, mẹ bé đã ngủ quên. Rowan Leach, bà mẹ trẻ 20 tuổi sống tại Southampton, Hants (Anh) đã mất đi cậu con trai Hadley 6 tháng tuổi của mình...