Sau khi nghỉ hưu, con gái đưa tôi lên thành phố sinh sống, tình cờ nghe được những gì con rể nói, tôi rơi nước mắt về quê
Sau khi con gái cưới, chúng tôi cho hai con ngôi nhà trước đây vợ chồng tôi mua trên thành phố. Nhưng khi con gái cưới được một năm thì chồng tôi qua đời.
Hai vợ chồng tôi chỉ có một đứa con gái duy nhất. Do tôi gặp vấn đề về sinh sản nên sau khi đẻ con đầu, không thể tiếp tục sinh nữa. Vợ chồng tôi dành mọi tình yêu thương cho con. Dù ở quê nhưng vợ chồng tôi có công việc ổn định, thừa sức nuôi con đầy đủ chẳng khác gì thành phố. Hễ nó thích gì chúng tôi đều chiều. Rất may mà con cũng ngon ngoãn và học giỏi.
Khi con gái lên thành phố học đại học, chúng tôi thường xuyên lên thăm con, sau đó còn mua một căn nhà nhỏ xinh để con tiện đi học. Sau khi ra trường, con xin được công việc ưng ý.
Rồi đùng một cái, con gái dẫn bạn trai về ra mắt, trước đó, tôi không hề thấy con nhắc gì về chuyện nó yêu đương. Lần đầu gặp con rể tương lai, tôi có chút lo lắng, tôi thấy nó rất nhanh miệng, lẻo mép và có phần nổi trội về diện mạo so với con gái tôi.
Chỉ vài tháng sau đó, con gái nhất định đòi tổ chức đám cưới. Tôi chỉ tâm sự khuyên con: “Cưới xin là chuyện cả đời, con phải xem xét kĩ lưỡng về gia cảnh cũng như con người của nó. Khi thấy thực sự phù hợp thì hãy cưới”. Tôi nói thế nhưng con gái gạt đi, nó nhất mực khẳng định chồng là người tử tế.
Sau khi con gái cưới, chúng tôi cho hai con ngôi nhà trước đây vợ chồng tôi mua trên thành phố. Nhưng khi con gái cưới được một năm thì chồng tôi qua đời. Sự ra đi của chồng khiến tôi rất cô đơn và buồn tủi. Đáng nói, thời gian đó, đúng lúc tôi về hưu lại càng chán nản hơn.
Con gái thấy thế, nó về nói chuyện rồi đưa tôi lên thành phố sống cùng. Nó bảo ở chung cũng để tiện chăm sóc sức khỏe cho tôi lúc ốm đau, trái gió trở trời. Vì ở quê chỉ còn có mình tôi trong căn nhà rộng rãi, tôi cũng đồng ý với những gì con dự định. Tôi mong tuổi già có thể nhờ cậy con được nhiều hơn.
Video đang HOT
Nhưng ngay trong đêm đầu tiên lên ở cùng, tôi tình cờ nghe được con rể nói chuyện với con gái tôi, nó bảo: “Đợi khi nào bán được ngôi nhà ở quê, mẹ mà ốm yếu quá nữa thì chúng mình đưa mẹ vào trại dưỡng lão cho tiện. Ở đó cũng nhiều người cùng gia cảnh lắm”. Con gái tôi trả lời: “Vâng, em cũng nghĩ thế, sau này mình cũng bận con cái thì sao mà chăm được người già, cho vào trại dưỡng lão là ổn nhất rồi”.
Nghe con rể nói xong và thấy con gái mình ủng hộ nhiệt tình, tôi tủi thân rơi nước mắt. Ngày hôm sau, tôi bảo với con trở về quê sinh sống. Tôi thực sự không ngờ chúng nó lại có kế hoạch như vậy với tôi. Tôi thà sống ở quê có họ hàng, làng xóm còn hơn. Tôi nghĩ bụng cũng chạnh lòng vì bao nhiêu tâm huyết dành cho con gái cả đời như thế, giờ nó lại đối xử bất công với tôi. Giờ tôi phải làm sao?
(Xin giấu tên)
Bố mẹ vợ gặp khó khăn nhưng con rể giàu có keo kiệt không chịu giúp, mẹ vợ nói 1 câu khiến con rể phải hối hận
Bà Thanh vừa dứt lời cũng là lúc Tuấn va phải ánh mắt thất vọng cùng sự xấu hổ của vợ. Khi ấy, chính bản thân anh ta cũng cảm thấy hối hận với câu nói dối của mình...
Sống với một người chồng keo kiệt, nhiều lúc Thủy cũng xấu hổ với bố mẹ và anh em h.ọ h.àng (Ảnh minh họa)
Tuấn là con rể út của ông Dưỡng, bà Thanh và cũng là người có kinh tế khá nhất trong số 3 chàng rể của gia đình.
Ngày con gái đưa Tuấn về ra mắt, bà Thanh khá ưng cậu con rể tương lai này từ ngoại hình, học vấn đến gia cảnh. Duy chỉ có một điều bà hơi lăn tăn là bạn trai của con gái có phần hơi hà tiện, chặt chẽ trong việc chi tiêu.
Nghĩ đó chỉ là con rể tương lai biết tính toán, tiết kiệm để lo cho cuộc sống sau này nên bà cũng không phản đối cuộc hôn nhân này. Bà tôn trọng quyết định của con gái và mong con tìm được bến đỗ hạnh phúc.
Thế nhưng, từ ngày về làm rể bà Thanh, Tuấn càng bộc lộ là một người chi li, thậm chí là ki bo quá mức. Ngay cả với bố mẹ vợ anh cũng hay tính toán thiệt hơn.
Nhiều lần phát hiện vợ hay biếu bố mẹ đẻ tiền, Tuấn tỏ rõ thái độ không hài lòng. Anh ta luôn miệng dặn vợ, tiền dư còn để đầu tư làm ăn, không thể phung phí được.
Mỗi lần nhà vợ có giỗ chạp, Tuấn cũng hay viện cớ bận việc để về sau nhưng thực chất là tránh về sớm để phải bỏ tiền mua cái nọ cái kia. Có lần, anh còn dựa vào mình là rể út nên "nhường" các anh chị lo liệu trước.
Dịp lễ, Tết cũng vậy, Tuấn cũng chỉ "khoán" cho vợ được chi tiêu trong khoản tiền đã quy định. Mang tiếng là chủ một doanh nghiệp, có nhà, có xe ở Thủ đô nhưng khi về Tết bố mẹ vợ, anh ta chỉ mừng tuổi mỗi ông bà 200 nghìn.
Nhiều lần bị vợ góp ý nhưng Tuấn vẫn giữ quan điểm cho rằng, mừng tuổi chỉ là hình thức và cho rằng, tháng nào vợ cũng gửi tiền về biếu bố mẹ hoặc mua thuốc bổ cho ông bà, thế là quá đủ rồi.
Sống với một người chồng keo kiệt, nhiều lúc Thủy - vợ Tuấn cũng xấu hổ với bố mẹ và anh em họ hàng nhưng vì anh ta là người biết lo cho gia đình, không để mẹ con cô phải thiếu thốn thứ gì nên Thủy cũng đành chấp nhận.
Đợt vừa rồi, vợ chồng bà Thanh có ý định sửa nhà nên gọi gia đình 3 cô con gái về để bàn bạc. Mọi người đều đồng ý với dự định này, thậm chí còn đưa ra ý kiến nên xây mới vì ngôi nhà xây mấy chục năm đã bị xuống cấp, nếu sửa chắp vá sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, mọi người đều đồng ý xây mới, chỉ có mình Tuấn là không có ý kiến gì. Dĩ nhiên, Thủy đoán được suy nghĩ của chồng. Có lẽ anh ta đang lo bố mẹ xây nhà tốn nhiều tiền và sẽ hỏi vay tiền của mình.
Đúng như Thủy nghĩ, khi mọi người bàn đến dự toán kinh phí cho việc xây lại ngôi nhà, Tuấn đã vội "rào" trước với bố mẹ vợ rằng đợt này công ty đang gặp khó khăn, cần nhiều tiền để lo việc. Anh ta cũng đang đau đầu phải đi vay mượn khắp nơi nên dù rất muốn nhưng không thể giúp bố mẹ được.
Lúc này, anh ta mới nói thêm: " Con thấy căn nhà này vẫn tốt, sửa sang lại là được, đâu cần xây mới. Giờ đập đi xây lại tốn cả đống tiền. Mà bố mẹ cũng già rồi, làm làm gì cho khổ. Sau này thừa kế cho ai cái nhà ấy thì người đó xây".
Sau câu nói của Tuấn, không khí gia đình như trầm xuống. Hơn ai hết, bà Thanh hiểu ý của con rể. Bà lên tiếng trấn an: "Con yên tâm, bố mẹ có ý định làm là đã tính cả rồi. Con không phải lo hay suy nghĩ quá nhiều đâu. Mà tiền hàng tháng vợ chồng con cho bố mẹ, bố mẹ cũng chưa tiêu đến. Mẹ vẫn để tiết kiệm để tích góp cho việc xây sửa nhà lần này. Thế cứ coi như vợ chồng con đã cho bố mẹ một khoản trước rồi. Thiếu đâu bố mẹ vay các cô, các bác mỗi người một ít là đủ. Còn việc thừa kế ngôi nhà này cho ai thì để sau này rồi tính".
Bà Thanh vừa dứt lời cũng là lúc Tuấn va phải ánh mắt thất vọng cùng sự xấu hổ của vợ. Khi ấy, chính bản thân anh ta cũng cảm thấy hối hận với câu nói của mình. Nhưng câu nói đã thốt ra thì không thể rút lại được nữa...
Đang làm bánh để tổ chức sinh nhật cho con gái thì chồng ném hết đồ vào thùng rác, thứ anh ta cầm trên tay càng khiến tôi thêm phẫn nộ Có vẻ như đã đến lúc tôi cần nghiêm túc xem xét lại mối quan hệ này... Sau khi lấy chồng, tôi mau chóng có với anh một người con gái. Khoảng thời gian ấy cũng là lúc cả nhà chúng tôi rất vui vẻ, hạnh phúc. Hàng ngày, tôi ở nhà chăm con, nội trợ, dọn dẹp, khi anh đi làm về...