Sau khi càn quét nước Mỹ, siêu bão mạnh nhất 2018 tiến vào Biển Đông
Sau khi càn quét quần đảo Mariana phía tây Thái Bình Dương khiến 1 người thiệt mạng và 133 người khác bị thương, siêu bão Yutu đang tiến về Biển Đông và dự kiến sẽ đổ bộ Philippines vào 29/10 tới.
Siêu bão Yutu, cơn bão mạnh nhất kể từ năm 1950 tấn công nước Mỹ hôm 24/10, đổ bộ lên 2 hòn đảo Saipan và Tinian thuộc quần đảo Bắc Mariana, phá hủy nhiều nhà cửa, gây mất điện và nước trên diện rộng, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng ngàn người dân.
“Tinian bị tàn phá nặng nề bởi siêu bão Yutu. Nhiều ngôi nhà và hàng loạt các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi đã bị phá hủy”, ông Joey Patrick San Nicolas, thị trưởng của Tinian và Aguigan cho biết.
Yutu được đánh giá là siêu bão mạnh nhất trong năm 2018 với sức gió ở tâm bão lên tới 286 km/h.
Theo ông Nicolas, người dân ở Saipan vẫn sẽ phải sống trong cảnh mất điện một thời gian dài tới.
Sau khi càn quét quần đảo này, Yutu đã tăng lên cấp 5/5, cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir – Simpson với vận tốc gió lên tới 286 km/h, trở thành cơn bão mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay.
Yutu đang di chuyển theo hướng tây bắc về phía Philippines và Đài Loan.
Video đang HOT
Mặc dù được dự báo sẽ suy yếu trong những ngày tới, Yutu vẫn sẽ giữ ở cấp 3 hoặc cấp 4 khi đổ bộ vào đất liền trong đầu tuần tới và nhiều khả năng gây thiệt hại lớn tại những nơi mà nó đi qua.
Sau khi đổ bộ vào Philippines và Đài Loan, Yutu được dự kiến sẽ di chuyển vào Trung Quốc và quần đảo Ryukyu của Nhật Bản vào cuối tuần tới.
Theo Bloomberg, tính đến nay có 7 siêu bão đã hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương trong năm 2018. Yutu có thể là cơn bão mạnh nhất, bên cạnh siêu bão Mangkhut đã khiến nhiều người thiệt mạng tại Philippines trước khi tấn công Hong Kong hồi tháng 9.
(N guồn: Weather.com)
SONG HY
Theo VTC
Chuyên gia: Trung Quốc đang khoác cái mác 'dân sự' lên siêu thủy phi cơ AG600
Các nhà quan sát cho rằng Thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 trong tương lai sẽ là phương tiện chủ chốt giúp Trung Quốc đẩy mạnh các hành động quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông.
"Các máy bay đổ bộ như AG600 là lựa chọn hoàn hảo để cung cấp nhân-vật lực cho các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên Biển Đông", chuyên gia Richard Bitzinger tới từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore nhận định. Theo ông Bitzinger, những hòn đảo này sẽ là căn cứ mà từ đó AG600 tham gia vào các cuộc tuần tra tại các vùng biển tranh chấp trong khu vực.
Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIGA) đã mất 8 năm để nghiên cứu và chế tạo AG600 với kích cỡ tương đương một chiếc Boeing 737, trang bị 4 động cơ cánh quạt WJ-6, tầm hoạt động khoảng 4.500 km, đạt tốc độ tối đa vào khoảng 555 km/h, có thể chuyên chở 50 người và hoạt động liên tục trong suốt 12 giờ.
Với trọng lượng cất cánh tối đa là 53,5 tấn, AG600 vượt xa các mẫu thủy phi cơ khác là US-2 của Nhật Bản và Be-200 của Nga với trọng lượng cất cánh chỉ vào khoảng 40 - 45 tấn.
Thủy phi cơ lớn nhất thế giới do Trung Quốc sản xuất đã hoàn thành 3 chuyến bay thử nghiệm. (Ảnh: AVIC)
Theo như lời kỹ sư trưởng của dự án AG600 Hoàng Lĩnh Tài, AG600 có thể thực hiện chuyến bay khứ hồi từ đảo Hải Nam tới bãi ngầm James do Malaysia quản lý (hiện Trung Quốc tuyên bố là điểm cực nam của lãnh thổ nước này), mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tầm hoạt động của AG600 cũng cho phép nó thực hiện các chuyến bay thẳng từ các căn cứ quân sự của Trung Quốc tới các đảo mà nước này bồi đắp phi pháp trên Biển Đông. Nguy hiểm hơn, siêu thủy phi cơ này còn có thể hoạt động ở nhiều vùng biển khác nhau trong mọi điều kiện thời tiết.
CAIGA từng khẳng định AG600 được chế tạo với 4 sứ mệnh: tìm kiếm và cứu hộ, cứu hỏa, vận tải và giám sát biển nhưng giới quan sát tin rằng với những thông số trên, Bắc Kinh rõ ràng đang phát triển AG600 cho mục đích quân sự.
Một số chuyên gia cho rằng với mục đích dân sự như tuyên bố, Trung Quốc hoàn toàn có thể cải tiến và nâng cấp các loại máy bay khác đang có trong biên chế. Vì vậy, có thể thấy rõ Bắc Kinh chỉ đang khoác cái mác "dân sự" lên cho AG600.
Theo chuyên san The Diplomat, AG600 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ như tuần tra tầm xa, chống tàu ngầm và đặt mìn. Ngoài ra, nó còn khả năng đưa hàng hóa, các trang thiết bị tới các tiền đồn trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Chuyên gia Sam Bateman, cố vấn chương trình an ninh hàng hải của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng thủy phi cơ lớn nhất thế giới cho mục đích tình báo điện tử và tình báo tín hiệu.
Với những phân tích trên, hầu hết các chuyên gia đều cảnh báo sự xuất hiện của AG600 thêm một lần nữa cho thấy dã tâm của Bắc Kinh trong nỗ lực bành trướng khu vực. Siêu thủy phi cơ này được đánh giá sẽ là công cụ tiếp tay cho các hành động phi pháp của Trung Quốc đã và đang diễn ra trên Biển Đông.
Theo Giáo sư GS Carl Thayer chuyên gia hàng đầu của Australia về Biển Đông tới từ Đại học New South Wales, trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã bắt tay vào một kế hoạch tổng thế để củng cố các tuyên bố chủ quyền mà nước này ngang nhiên khẳng định là không thể chối cãi trên Biển Đông bằng cách bồi lắp trái phép 7 bãi đá tại khu vực quần đảo Trường Sa huộc chủ quyền của Việt Nam, biến chúng trở thành các tiền đồn quân sự .
Bắc Kinh đã xây dựng các đường băng trái phép và hàng chục nhà chứa máy bay có khả năng chứa máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tác chiến điện tử và máy bay tiếp dầu trên không. Cùng với đó là hàng loạt các động thái triển khai các hệ thống phòng không và tên lửa tới vùng biển tranh chấp.
Vị giáo sư Australia cảnh báo rằng với liên tiếp các hành động ngang ngược này, Trung Quốc đang sẵn sàng làm mọi cách để bảo vệ các yêu sách chủ quyền ngang ngược và phi lý của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng nhiều nước, đặc biệt là Mỹ sẽ không để Bắc Kinh "tự tung tự tác" trong khu vực.
(Tổng hợp)
SONG HY
Theo VTC
Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Trong những ngày này, cả nước đang tưng bừng hướng tới kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2-9 cùng các ngày lễ lớn của dân tộc. 73 năm qua, Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, phục vụ đắc lực cho các sứ mệnh cách mạng cao cả, đóng góp xứng đáng vào sự chuyển...