Sau khẩu chiến, Mỹ, Trung bất ngờ tập trận rầm rộ với nhau
Bất chấp căng thẳng đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh vì Biển Đông, Trung Quốc mới đây vừa thông báo, nước này sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC do Mỹ chủ trì. Tuy nhiên, các chính khách Mỹ đang tìm cách ngăn không cho Bắc Kinh tham gia vào cuộc tập trận cực kỳ lớn này của họ.
Ảnh minh họa
Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương còn được gọi là RIMPAC vốn là một trong những cuộc tập trận quy mô hoành tráng nhất thế giới và là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới. Được chủ trì bởi Mỹ, cuộc tập trận RIMPAC diễn ra hai năm một lần ở ngoài khơi bờ biển Hawaii.
Giữa lúc căng thẳng leo cao một cách đáng báo động giữa Mỹ và Trung Quốc, người ta không rõ liệu Bắc Kinh có tham gia các cuộc tập trận sắp tới do Mỹ dẫn dắt hay không. Tuy nhiên, hôm 25/2, chính phủ Trung Quốc bất ngờ phát đi tín hiệu ám chỉ họ sẽ bỏ qua một bên những bất đồng để tham gia cuộc tập trận RIMPAC.
“Tham gia những cuộc diễn tập quân sự đó sẽ có lợi cho việc củng cố năng lực cho Hải quân Trung Quốc trong việc đương đầu với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống”, ông Wu Qian – một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát biểu.
“Đồng thời, cuộc tập trận sẽ có ích cho việc bảo vệ Trung Quốc cũng cho cho các cuộc trao đổi chuyên nghiệp và hợp tác thực tế giữa hải quân các nước có liên quan”, ông Wu nói thêm.
Video đang HOT
Bắc Kinh sẽ đưa một số tàu chiến đến tham gia cuộc tập trận RIMPAC nhưng con số cụ thể không được công bố.
Ông Wu cũng tận dụng cơ hội này để nói về căng thẳng Biển Đông”. “Không cần nói thì mọi người đều biết, quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ có một số khó khăn và chướng ngại vật”.
Washington chỉ trích mạnh mẽ việc Bắc Kinh gần đây cấp tập tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cáo buộc Trung Quốc tìm cách thiết lập vùng nhận diện phòng không ở đây.
Hải quân Mỹ đã thực hiện một số chuyến đi tuần tra của tàu chiến ở trong phạm vi 12 hải lý so với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhằm thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở vùng biển chiến lược cũng như để thể hiện sự tự do hàng hải.
Một số nghị sĩ Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama về việc cho phép Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC, nói rằng Bắc Kinh nên bị cấm tham gia vì những hành động ở Biển Đông. “Tôi sẽ không mời họ tham gia cuộc tập trận lần này vì cách cư xử của họ”, Thượng nghị sĩ kỳ cựu bang Arizona – ông John McCain phát biểu.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ khác thì cho rằng, Trung Quốc nên được phép tham gia để Bắc Kinh có thể tận mắt chứng kiến năng lực của nước Mỹ. “Để Trung Quốc tận mắt thấy được thiết bị, vũ khí, nhân lực và năng lực của quân đội Mỹ, họ sẽ có một đánh giá thực tế hơn về việc Mỹ và các đồng minh có khả năng làm gì. Quan điểm sai lầm về việc Mỹ đang suy giảm sức mạnh sẽ được chứng minh rõ trong cuộc tập trận”, ông Nicole Forrester – một cựu chuyên gia Mỹ đã cho biết như vậy trên trang Military.com.
RIMPAC là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia được khởi động lần đầu tiên vào năm 1971. Cuộc tập trận hải quân RIMPAC đầu tiên chỉ có sự tham gia của tàu chiến 3 gồm Mỹ, Canada và Australia. Tuy nhiên, đến nay, những cuộc tập trận RIMPAC luôn có sự tham gia của hàng chục nước.
Không phải tất cả những nước tham gia cuộc tập trận RIMPAC đều là đồng minh có hiệp ước với Mỹ. Trung Quốc chưa bao giờ tham gia vào cuộc tập trận nói trên cho đến năm 2014 mặc dù nước này đã từng cử giám sát viên đến cuộc tập trận RIMPAC 1998.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc, Anh tranh cãi vụ xô đẩy nhân viên ngoại giao
Trung Quốc và Anh đang trong cuộc khẩu chiến về vụ xô đẩy thô bạo nhân viên ngoại giao trong một phiên tòa diễn ra ở Bắc Kinh.
Tranh cãi giữa Trung Quốc và Anh liên quan đến việc an ninh TQ xô đẩy thô bạo nhân viên ngoại giao đến tham dự phiên tòa xét xử luật sư Phố Chí Cường - Ảnh: Reuters
Hôm qua 17.12, Trung Quốc đả kích trở lại những chỉ trích muộn màng của Anh về vụ nhân viên ngoại giao Anh bị nhân viên an ninh Trung Quốc xô đẩy thô bạo trong vụ xét xử luật sư Phố Chí Cường.
Vụ án xét xử luật sư Phố Chí Cường thu hút sự quan tâm không chí báo chí quốc tế mà cả giới ngoại giao. Có 11 nước, trong đó có Anh, Mỹ, Đức và Pháp cử nhân viên ngoại giao đến theo dõi vụ xét xử diễn ra hôm 14.12 qua.
Tuy nhiên cả nhân viên ngoại giao, trong đó có nhân viên ngoại giao của Anh và báo chí bị nhân viên an ninh mặc thường phục của Trung Quốc ngăn cản, xô đẩy, theo Reuters.
London lên tiếng phản đối Bắc Kinh về vụ "ngược đãi về mặt thể xác" này và gọi đó là hành vi không thể chấp nhận được, Reuters dẫn nguồn tin từ đại diện Đại sứ quán Anh ở Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phản ứng tương tự, nói rằng cảm thấy "bất bình" trước việc ngược đãi nhân viên ngoại giao và nhà báo bên ngoài tòa án. Đức và Canada cũng đưa ra thông cáo với những lời phản ứng mạnh đối với Trung Quốc.
Phản ứng trước chỉ trích của Anh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng các chính phủ nước ngoài không có quyền "can thiệp vào quyền tư pháp của Trung Quốc"
"Các nhân viên an ninh bên ngoài tòa án đã thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan an ninh quốc gia", người phát ngôn nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
Các tổ chức nhân quyền cho rằng phản ứng của Anh chưa đủ mạnh và chậm chạp đối với lối hành xử của nhân viên an ninh Trung Quốc, cho rằng London đang vướng vào mối "quan hệ vàng" mà chính phủ 2 nước tuyên bố hồi tháng 10.2015 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm nước Anh.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nga, Mỹ khẩu chiến kịch liệt tại LHQ Mỹ và Nga khẩu chiến dữ dội về cuộc xung đột ở Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 11-12. Hai bên gay gắt đổ lỗi cho nhau về cuộc xung đột tại Ukraine trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ). Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin nói rằng "Mỹ đang đóng vai...