Sâu keo mùa thu, dịch tả lợn châu Phi đe dọa nông nghiệp Tây Ninh
Tình hình dịch bệnh tiếp tục lây lan trên cả cây trồng, vật nuôi trong khi liên kết tiêu thụ nông sản còn hạn chế, ngành nông nghiệp Tây Ninh đang đối diện nhiều khó khăn
Tại kỳ họp kỳ hợp thứ 12, Khóa IX, HĐND tỉnh Tây Ninh ngày 9/7, UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản 6 tháng đầu năm ước thực hiện hơn 11.000 tỷ đồng, đạt 41% so với kế hoạch, không tăng so với cùng kỳ.
Tổng diện tích gieo trồng các cây hàng năm ước đạt 174.960ha, tương đương cùng kỳ. Trong đó diện tích gieo trồng tăng ở cây lúa, cây mì nhưng lại giảm ở cây bắp, cây mía.
Bệnh khảm lá trên khoai mì tiếp tục phát sinh gây hại.
Mức độ lây nhiễm bệnh khảm lá tuy chỉ ở mức nhiễm nhẹ, triệu chứng bệnh có mạnh so với năm 2017, 2018 nhưng bệnh khảm lá trên khoai mì tiếp tục phát sinh gây hại.
Các đối tượng dịch hại mới như sâu keo mùa thu, sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ đang có nguy cơ xuất hiện, gây hại nên ngành nông nghiệp tỉnh đang khẩn trương các biện pháp chủ động phòng chống.
Tình hình chăn nuôi cũng có nhiều biến động. Trong đó nghề chăn nuôi trâu giảm do diện tích đồng cỏ bị thu hẹp. Tổng đàn lợn có tăng nhưng chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra trên cả nước làm giá lợn hơi giảm liên tục và rất khó tiêu thụ. Mới đây nhất, ổ DTLCP đầu tiên cũng đã xuất tại Tây Ninh – tỉnh cuối cùng của khu vực phía Nam.
Ông Mai Văn Hải – Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh đánh giá kết quả khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
Ông Mai Văn Hải – Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh đánh giá các chương trình, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, nông thôn hiện nay triển khai còn chậm. Kết quả ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, hiệu quả và giá trị sản xuất chưa cao.
Hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp còn thiếu bền vững. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của người dân. Nhà máy chế biến rau quả Tanifood đã đi vào hoạt động nhưng việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa nhà máy và người dân địa phương còn rất ít.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh thừa nhận, diễn biến DTLCP đã gây tác động lớn đến sản xuất, giá cả thịt lợn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất. Bên cạnh đó, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Hiện nhà máy chế biến rau quả Tanifood đã đi vào hoạt động với tổng công suất 150.000 tấn/năm. 6 tháng đầu năm, nhà máy này chỉ mới chế biến được 250 tấn sản phẩm.
Tăng cường chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học để phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Giai đoạn cuối năm, UBND tỉnh đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, mô hình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp năm 2019; tăng cường dự báo tình hình sâu bệnh gây hại cây trồng chủ lực ở địa phương, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời.
“Riêng đối với phòng chống dịch bệnh khảm lá khoai mì, cần tiếp tục rà soát, cập nhật tình hình sản xuất và dịch bệnh gây hại để thông tin tuyên đến người sản xuất. Tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP; thực hiện quy chế hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo môi trường sang chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại tập trung, đảm bảo an toàn sinh học”, ông Ngọc cho biết.
Theo Danviet
Để lọt 35 con lợn bị dịch tả vào Lạng Sơn: Thú y Bắc Giang vô can?
Ngày 8/7, Báo Dân Việt nhận được báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Giang liên quan tới bài viết "Ai tiếp tay để 38 con lợn dịch tả vượt 300km vào Lạng Sơn".
Báo cáo nêu: Ngày 4/7, Sở NN&PTNT Bắc Giang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với Chi cục Thú y Vùng II (Cục Thú y) tiến hành làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tại buổi làm việc này, bà Ngô Thị Thu (chủ hàng lô lợn nhiễm dịch tả châu Phi lọt vào Lạng Sơn) cung cấp thông tin: Bà Thu thường mua giống lợn mỡ F1 từ các huyện của tỉnh Nam Định về nuôi, sau khi đạt 45-50kg sẽ xuất bán cho các lò mổ làm lợn quay ở TP.Lạng Sơn.
Báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Giang gửi báo Dân Việt ngày 8/7.
Đối với lô hàng 38 con lợn vận chuyển đi Lạng Sơn theo phản ánh của báo Dân Việt, bà Thu cho biết: Đàn lợn này mua giống từ huyện Hải Hậu (Nam Định) từ tháng 3/2019 nhưng không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển, chỉ có giấy xác nhận nguồn gốc do chủ hộ bán cung cấp có xác nhận của UBND xã. Tuy nhiên đến nay bà Thu đã hủy giấy xác nhận này, không cung cấp cho đoàn làm việc.
Bà Ngô Thị Thu khẳng định tối 5/6/2019 bà Hoàng Thị Ngọc Ánh (kiểm dịch viên) cùng chồng là anh Hiệp trực tiếp đến kiểm dịch đàn lợn 38 con cho gia đình (tại thôn Dĩnh Lục 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Bà Ánh đã trực tiếp kiểm tra đàn lợn sau đó đồng ý cho gia đình bốc lợn lên xe. Bà Ánh cũng trực tiếp đếm số lợn, niêm phong và kẹp chì phương tiện vận chuyển.
Sau khi bà Ánh về, chủ hàng Lạng Sơn điện thoại thông báo chỉ nhập 35 con, nên bà Thu đã tự ý lấy 3 con lợn qua đường nóc xe để lại, nhưng không thông báo với bà Ánh.
Xe tải chở lô hàng 35 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi bị bắt giữ tại Công an tỉnh Lạng Sơn.
Đoàn làm việc kiểm tra thực tế tại chuồng nuôi của bà Ngô Thị Thu có 33 con lợn thịt (trọng lượng 40-45kg, được nuôi trong 4 ô chuồng), số lợn trên bà Thu khai mua giống từ Hải Hậu (Nam Định) từ tháng 5/2019 và cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển.
Tại biên bản làm việc ngày 4/7, Đoàn Chi cục Thú y Vùng II nêu ý kiến: Đề nghị Chi cục tăng cường công tác kiểm dịch, tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; Phối hợp với chính quyền và ban ngành địa phương thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; có biện pháp quản lý và tăng cường cán bộ nhằm thực hiện triệt để công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra ngoài tỉnh theo đúng Luật Thú y và các văn bản quy phạm pháp luật; Phối hợp với các cơ quan hữu quan xác minh làm rõ các vấn đề được phản ánh trên báo Dân Việt ngày 2/7/2019 của tác giả Nguyễn Quý - Liễu Chang và báo cáo về Chi cục Thú y Vùng II.
Phó Chi cục trưởng Lê Văn Dương (áo xanh bên phải) và kiểm dịch viên Hoàng Thị Ngọc Ánh (bên trái) tại buổi làm việc với PV Dân Việt tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang.
Từ biên bản này cho thấy, qua kiểm tra thực tế tại nhà bà Ngô Thị Thu vẫn còn lô lợn nhập từ Hải Hậu (Nam Định) không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển. Bà Thu xác nhận với Đoàn Chi cục Thú y Vùng II là kiểm dịch viên Hoàng Thị Ngọc Ánh có đến nhà trực tiếp làm kiểm dịch, sau đó đếm số lợn lên xe, niêm phong, kẹp chì...
Tuy nhiên, theo Công an tỉnh Lạng Sơn, bà Thu lại ghi lời khai là bà Ánh không trực tiếp kiểm dịch, mà giao hồ sơ, dây chì để gia đình bà Thu tự niêm phong, kẹp chì xe tải vận chuyển lô hàng.
Trao đổi với PV Dân Việt vào ngày 8/7, ông Lê Văn Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang, xác nhận: Cơ quan đã ban hành quyết định về việc tạm ngừng nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm dịch đối với bà Hoàng Thị Ngọc Ánh để kiểm tra xác minh việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển xe lợn ngày 6/6/2019 đến TP.Lạng Sơn.
"Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với Cục Thú y để kiểm tra tiếp, khi nào có kết luận sẽ gửi Báo" - ông Dương nói.
Trước đó, báo Dân Việt có bài phản ánh vụ 35 con lợn nhiễm dịch tả châu Phi được vận chuyển trên chiếc xe tải, đã lọt qua nhiều cơ quan kiểm dịch, thậm chí còn được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Chỉ khi gần biến thành đặc sản lợn quay Lạng Sơn, số lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi này mới bị lực lượng Công an bắt giữ.
Báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Giang do Phó Giám đốc Nguyễn Viết Toàn ký, nêu rõ: Trong thời gian tới Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục tăng cường quản lý cán bộ chuyên môn, nhằm thực hiện triệt để công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra ngoài tỉnh theo đúng Luật Thú y, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có). Đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan xác minh làm rõ các vấn đề như báo Dân Việt nêu.
Theo Danviet
Mất hàng thập kỷ Trung Quốc mới phục hồi từ dịch tả lợn châu Phi Nhận định trên được đưa ra bởi Cargill, một trong những nhà kinh doanh nông sản lớn nhất thế giới. Virus dịch tả lợn châu Phi có thể giết chết phần lớn các con lợn bệnh trong vòng chỉ 10 ngày, virus này đã lan sang phần lớn các tỉnh thành của Trung Quốc. Virus dịch tả lợn có thể giết chết phần...