Sau hạn mặn, giá mít giống leo thang, trại cây giống cháy hàng
Hiện, giá mít siêu sớm (mít Thái) từ 55.000 – 60.000 đồng/cây, mít dài (mít Malaysia) 120.000 – 150.000 đồng/cây, nhưng các trại làm giống cây trồng vẫn “cháy” hàng.
Một cán bộ Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân TP.HCM cho biết, tuần trước chị mua một số cây giống mít dài hay còn gọi là mít thước ( mít giống Malaysia) với giá vài chục ngàn đồng/cây, giờ tìm mua thêm giá đã lên 150.000 đồng/cây.
Nhân công đang sắp xếp mít giống tại trại giống ông Hai Đệ
Theo ông Hai Đê ( Huỳnh Văn Dũng, Chợ Lách, Bến Tre), một người chuyên làm giống cây trồng cho biết, không chỉ có mít thước, hiện các trại làm giống cây trồng ở Bến Tre đang cháy hàng đối với tất cả các giống mít.
“Giá mít giống đang leo thang nhưng các trại làm cây giống không có để bán. Cung đang vượt cầu rất lớn, các tỉnh đang ăn rất mạnh”, ông Hai Đê thông tin.
Hiện, theo ông Hai Đê, các trại giống cây trồng ở Bến Tre không còn nhận hợp đồng làm giống mít, mà nếu có nhận thì phải làm số lượng nhiều. Ông đang thực hiện hợp đồng 1.000 cây mít giống cho một nông dân ở huyện Phú Quốc.
Thậm chí, nếu muốn mua phôi mít để ghép, người mua phải mua nguyên lô với vài ngàn gốc, chứ không được mua ít hoặc mua lựa như trước đây.
Đón đầu giống mít đang sốt trong nước, anh Thái Văn Vũ, chủ một trại làm giống cây ăn trái ở Cai Lậy (Tiền Giang) vừa nhập 570 cây mít giống Malaysia.
“Đây là giống mít rất mới đối với nông dân Việt. Nó có tên gọi là mít thước hay mít Malaysia”, anh Vũ chia sẻ.
Theo anh Vũ, giống mít này sau 2 năm trồng sẽ cho trái. Mỗi trái có chiều dài từ 1 – 1,5m, nặng trung bình 60kg/trái.
Video đang HOT
Khác với mít lá bàng – một loại mít siêu sớm, có cơm dày và vị nhạt, mít thước có ruột đỏ, cơm dày nhưng vị ngọt thanh và thơm hơn. Vì thế, loại mít này rất thích hợp để xuất khẩu.
Theo dự đoán, sau hạn mặn nhiều vườn mít sẽ tiếp tục mọc lên
Hiện, anh Vũ đã chuẩn bị 3ha đất để nhân giống mít thước và vài tháng nữa sẽ bung số giống này ra thị trường. Theo anh Vũ, mỗi năm anh sẽ cho xuất trại khoảng 600.000 cây giống mít thước phục vụ nhu cầu nông dân trồng mít.
“Tôi được biết, hiện nông dân trồng mít trong nước cần 2 – 3 triệu cây giống/năm, nên vài trăm ngàn cây mít giống tôi làm ra sẽ tiêu thụ hết”, anh Vũ tự tin.
Theo ông Hai Đệ, nguyên nhân giá mít giống tăng cao, các trại cây giống cháy hàng là đợt hạn mặn vừa qua đã khiến cho nhiều khu vực làm phôi ghép giống mít không thể bứng phôi.
“Một số khu vực chuyên làm phôi để ghép giống mít với hàng chục ha ngập trong nước mặn. Nông dân không dám bứng cây phôi vì sợ cây chết”, ông Hai Đệ chia sẻ.
Trong khi đó, anh Vũ lại cho rằng, nhiều nhà vườn trồng sầu riêng và các loại cây khác ở Tiền Giang sau khi vườn cây chết do hạn mặn muốn chuyển sang trồng mít để đối phó hạn mặn.
Theo anh Vũ, mít là cây chịu hạn mặn. Vả lại, trái mít đang xuất khẩu tốt, giá cao. Thời gian qua, nông dân phía Nam đổ xô trồng mít. Và chắc chắn sau đợt hạn mặn phong trào trồng mít sẽ tăng cao hơn nữa.
Sau hạn mặn, nhiều vườn sầu riêng tại Tiền Giang sẽ chuyển sang trồng mít
Ông Hai Đệ suy đoán, phải vài tháng nữa, khi khu vực ĐBSCL có nước ngọt, khi các khu vực trồng phôi ghép thoát hạn mặn, thì lúc ấy nông dân các khu vực này mới bứng phôi bán.
“Giống mít sẽ được ghép nhân rộng, thị trường hết khan mít giống, giá mít sẽ hết “ nóng”, ông Hai Đệ chia sẻ.
Bội thu lúa vụ xuân nhờ "trợ lực" từ phân bón Lâm Thao
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HNDT của Ban Chấp hành Hội Nông dân Hà Tĩnh về "Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân", thời gian qua Trung tâm Hỗ trợ nông dân đã phối hợp với Tập đoàn Hoành Sơn, các chi hội cơ sở đẩy mạnh cung ứng các loại phân bón dưới hình thức trả chậm cho nông dân.
Cung ứng phân bón kịp thời vụ
Thực hiện kế hoạch hoạt động công tác hội năm 2020, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội ND phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh đã trực tiếp tham mưu cho UBND phường trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất các loại giống lúa mới, liền vùng, liền thửa từ 5ha trở lên để được hỗ trợ kinh phí đất trồng lúa theo Nghị định 62/2019 của Chính phủ.
Vụ xuân năm 2020, phường Đức Thuận đã xây dựng 3 mô hình tổ chức sản xuất các loại giống lúa mới với tổng diện tích 20,27ha. Mô hình được UBND phường hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, phân bón với hai loại giống ADI 168 và BT09 tại 3 TDP Thuận Hòa, Thuận An và Đồng Thuận.
Trung tâm Hỗ trợ ND tỉnh cung ứng cho 3 mô hình tổng cộng hơn 20,5 tấn phân bón Lâm Thao các loại và cung ứng cho các hộ ngoài mô hình thêm 8 tấn.
Mô hình bón phân Lâm Thao trên lúa tại xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ An (Hà Tĩnh)do Trung tâm Hỗ trợ ND triển khai. Ảnh: T.A
Ngoài cung ứng trực tiếp phân bón chất lượng tới tận tay nông dân thực hiện mô hình, Trung tâm Hỗ trợ ND còn phối hợp với Hội ND, cán bộ Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức mở 3 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân bón NPK Lâm Thao cho cây lúa, thâm canh cây trồng cho các hộ sản xuất với gần 200 lượt người tham dự.
Đến nay, các mô hình đã bước vào thu hoạch. Nhờ chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật, đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng, phát triển nên các mô hình đều cho năng suất cao. Đối với 2 mô hình sản xuất giống BT09, năng suất đạt 59 tạ/1 ha; giống lúa ADI 168 cho năng suất vượt trội 62- 63tạ/ha. Lúa được mùa, được giá nên bà con nông dân rất phấn khởi.
Hay như tại phường Thạch Linh (TP.Hà Tĩnh), trong 5 tháng đầu năm 2020, Hội ND phường cũng đã chủ động phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ ND tỉnh cung ứng 55 tấn phân bón Lâm Thao các loại, trong đó vụ xuân là 32 tấn, vụ hè thu 23 tấn; phối hợp với Ban Khuyến nông phường hỗ trợ, cung ứng gần 1 tấn lúa giống, 21kg giống rau các loại, 500 cây ăn quả và cây gỗ phục vụ chỉnh trang vườn hộ...
Giao tận nhà, đảm bảo chất lượng phân bón chậm trả
Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ ND Hà Tĩnh, vụ đông xuân 2019 - 2020, Trung tâm đã thực hiện cung ứng hơn 2.200 tấn phân lân và NPK các loại của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh.
Theo kế hoạch vụ hè thu năm nay và căn cứ theo số lượng các đơn vị đã đăng ký, Trung tâm sẽ tiếp tục cung ứng phân bón Lâm Thao theo hình thức trả chậm khoảng 700 tấn, và đến nay đã cung ứng được 200 tấn.
Ông Nguyễn Tiến Anh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ND Hà Tĩnh cho biết: Những năm qua có rất nhiều doanh nghiệp phân bón muốn phối hợp với trung tâm để cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho bà con, nhưng trung tâm chỉ chọn Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, vì đây là doanh nghiệp phân bón có bề dày lịch sử nhiều năm hoạt động, là doanh nghiệp phân bón lớn, uy tín, chất lượng sản phẩm đã được khẳng định.
"Cùng với phân bón, một số đơn vị còn chủ động kết nối với doanh nghiệp cung ứng các giống lúa đảm bảo chất lượng cho hội viên nông dân sản xuất. Việc tổ chức cung ứng giống, phân bón dưới hình thức trả chậm cũng góp phần giảm bớt gánh nặng lo đầu vào cho sản xuất".
Ông Nguyễn Tiến Anh
Quan trọng nhất là Supe Lâm Thao có nhiều dòng phân bón khác nhau phù hợp với mỗi loại cây trồng, giá bán ổn định và cạnh tranh so với các thương hiệu phân bón khác.
"Nhiều hội viên, nông dân Hà Tĩnh khi biết về chương trình cung ứng phân bón trả chậm đều thích đăng ký tham gia vì công ty cho trả chậm 6 tháng đối với cây lúa và hoa màu; 12 tháng đối với cây ăn quả. Nghĩa là bà con được cấp phân bón từ đầu vụ sản xuất, tới khi thu hoạch nông sản mới phải trả tiền mà không hề bị tính lãi suất"- ông Nguyễn Tiến Anh cho biết.
"Mua phân bón theo hình thức này, nông dân bớt hẳn nỗi lo phân bón đầu vụ, giảm bớt áp lực về vốn, không lo mua phải phân bón giả, kém chất lượng" - ông Tiến Anh nói thêm.
Chị Trần Thị Hương (nông dân ở xã Phương Điền, huyện Hương Khê) cho hay: "Cứ vào đầu vụ, gia đình lại lo lắng khoản tiền mua phân bón nhưng đợt này, Hội ND xã đã ký cam kết mua trả chậm cho bà con trong xã hơn 60 tấn phân Lâm Thao. Gia đình tôi và hàng trăm hội viên trong xã được ưu tiên mua phân trả chậm, nhờ đó không phải vay tiền mua phân bón như trước mà chất lượng phân bón lại được đảm bảo".
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Anh, tham gia mua phân bón trả chậm, nông dân còn được thêm một cái lợi, đó là được cán bộ của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao quan tâm hỗ trợ thường xuyên về kỹ thuật bón phân, chăm sóc hoa màu sao cho hiệu quả, tiết kiệm lượng phân bón mà cây trồng vẫn lớn nhanh, cho năng suất cao.
Nam Định: Dân khấm khá nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá nước ngọt Nhiều hộ nông dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã có đời sống khá giả hơn nhờ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá nước ngọt Những năm qua, các cấp Hội ND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đề ra nhiều chương trình hành động thiết thực nhằm hỗ...