Sau hai năm đại dịch, đông đảo du khách trở lại Đông Nam Á
Sau hơn hai năm phong tỏa và kiểm soát biên giới vì dịch COVID-19, Đông Nam Á cuối cùng cũng đang đón một lượng khách du lịch lớn trở lại.
Theo kênh CNBC, công ty phân tích dữ liệu chuyến bay Cirium cho biết số lượng các chuyến bay đang dần trở lại mức năm 2019 ở các nền kinh tế lớn trong khu vực, trong đó Singapore, Thái Lan và Malaysia là những điểm đến phổ biến nhất trong năm nay.
Du lịch dần phục hồi
Tại Singapore, quốc gia có nhiều người đặt chuyến bay đến nhất trong khu vực trong năm nay, lượng đặt chỗ trong tháng 1 đã tăng từ mức khoảng 30% (so với mức năm 2019) lên 48% vào giữa tháng 6. Theo Cirium, Philippines cũng có lượng đặt vé máy bay tăng mạnh, từ khoảng 20% vào đầu tháng 1 lên gần 40% vào giữa tháng 6.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, du lịch là ngành tạo doanh thu chính cho Đông Nam Á. Khu vực này có lượng khách quốc tế tăng hơn gấp đôi từ 63 triệu năm 2009 lên 139 triệu vào năm 2019.
Theo một báo cáo tháng 5/2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố, ngành du lịch chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội ở Việt Nam, Singapore và Malaysia và từ 20% đến 25% ở Thái Lan, Campuchia và Philippines.
Hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á – như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines – đã ngừng yêu cầu khách du lịch đã tiêm phòng đầy đủ làm xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh.
Ông Stanley Foo, người sáng lập công ty lữ hành địa phương Oriental Travel & Tours cho biết sau khi Singapore bỏ yêu cầu xét nghiệm trước khi nhập cảnh hồi tháng 4, hoạt động kinh doanh của công ty đã bắt đầu hồi sinh nhanh chóng. Ông cho biết du khách đang đặt các chuyến đi dài hơn và chi tiêu nhiều hơn trước.
Trước đại dịch, công ty nhận được khoảng 20 lượt đặt chuyến du lịch mỗi tuần, chủ yếu là các chuyến kéo dài từ ba đến bốn ngày. Giờ đây, công ty đang xử lý 25 lượt đặt chuyến du lịch mỗi tuần, một số đặt các chuyến đi dài tới 10 ngày. Chi tiêu trung bình cho các chuyến du lịch đã tăng từ khoảng 2.000 USD/người trước đại dịch lên 4.000-6.000 USD hiện nay.
Video đang HOT
Ông Foo cho biết khách du lịch liên hệ với công ty ông đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Điều đó hoàn toàn trái ngược với trước đại dịch, khi khách Trung Quốc nằm trong nhóm khách hàng lớn nhất của công ty. Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt người dân xuất cảnh không vì mục đích thiết yếu.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, vào năm 2019, du khách từ Trung Quốc chiếm hơn 30% lượng khách du lịch đến một số quốc gia Đông Nam Á.
Tình trạng sụt giảm khách từ Trung Quốc đã trở nên trầm trọng hơn vào tháng 4 do các hạn chế đi lại nghiêm ngặt ở Trung Quốc và tình hình sẽ không sớm thay đổi.
Ông John Grant, nhà phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG, cho biết quá trình phục hồi du lịch của châu Á tụt hậu so với các châu lục khác vì phụ thuộc vào du khách quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc, cũng như các chiến lược mở cửa trở lại khác nhau trong khu vực.
Đông Nam Á có tỷ lệ lấp đầy ghế 66% trong các chuyến bay so với mức trước đại dịch. Trong khi đó, châu Âu và Bắc Mỹ đã quay trở lại khoảng 88% và 90% so với trước đại dịch.
Viễn cảnh chưa rõ ràng
Quá trình phục hồi du lịch của Đông Nam Á cũng phải đối mặt với những thách thức toàn cầu khác: chi phí và lãi suất tăng, lạm phát và suy thoái tiềm ẩn.
Máy bay của Singapore Airlines. Ảnh: Getty Images
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, giá nhiên liệu máy bay vào đầu tháng 6 đã tăng 128% so với một năm trước. Do đó, các hãng hàng không đang tăng giá vé, nhưng ít nhất cho đến nay, dường như giá vé không ảnh hưởng đến nhu cầu vì mọi người muốn giải tỏa nhu cầu du lịch bị dồn nén trong hai năm qua.
Nhưng điều đó có thể nhanh chóng thay đổi nếu phụ phí nhiên liệu và lạm phát tác động mạnh tới chi tiêu của du khách.
Lãi suất tăng có thể sẽ làm mất giá tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi so với USD, khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn và khiến người dân giảm số tiền chi tiêu cho những việc không cần thiết như nghỉ lễ.
Ngoài ra, ngay cả khi Đông Nam Á tiếp tục thu hút nhiều luồng khách du lịch, các hãng hàng không có thể không đáp ứng nổi vì không tìm được đủ người phục vụ các chuyến bay.
Nhiều người trong ngành hàng không đã rời đi hoặc bị cho thôi việc trong hai năm đầu tiên của đại dịch. Theo hiệp hội vận tải hàng không toàn cầu Aviation Benefits Beyond Borders, số việc làm trong ngành hàng không ít hơn 50% vào cuối năm 2021 so với thời kỳ trước đại dịch.
Tình trạng hủy chuyến, hoãn chuyến và sân bay đông đúc đang làm du khách chán nản trong mùa du lịch hè ở châu Âu và Bắc Mỹ. Mức lương thấp khiến nhiều người thấy làm việc tại các sân bay và hãng hàng không kém hấp dẫn. Nhiều người lao động ngành hàng không ở châu Âu đang biểu tình phản đối lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ.
Tình trạng hỗn loạn du lịch ở các khu vực khác trên thế giới vẫn chưa lan tới Đông Nam Á. Đây là tình trạng mà các quan chức trong khu vực hy vọng có thể ngăn chặn.
Tuy vậy, Đông Nam Á cũng bắt đầu trải qua tình trạng này. Vào tháng 4, Tập đoàn sân bay Changi ở Singapore đã phải dời lại một số chuyến bay trong bốn ngày cuối tuần vì thiếu nhân viên.
Truyền thông Malaysia cho biết khoảng 1/10 chuyến bay nội địa bay trong thời gian diễn ra lễ Hari Raya Aidilfitri vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 đã bị hoãn, một phần vì thiếu nhân viên.
Ông Mayur Patel, Giám đốc bán hàng khu vực của OAG tại Nhật Bản và Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết các hãng hàng không đã không được cấp thêm chỗ hạ cánh hoặc cất cánh vì các sân bay không có đủ nhân lực để đáp ứng các chuyến bay bổ sung.
Các chuyên gia cho rằng kế hoạch trở lại thời trước đại dịch mà không có du khách Trung Quốc là sẽ khó khăn.
Sau khi bán cho Việt Nam và Campuchia, Lào bắt đầu xuất khẩu điện sang Singapore
Ngày 23/6, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu năng lượng tái tạo từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia.
Đây là động thái đánh dấu thương mại điện xuyên biên giới đa phương đầu tiên liên quan đến bốn nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cũng là lần đầu tiên Singapore nhập khẩu năng lượng tái tạo.
Thuỷ điện Xayaburi ở Lào. Ảnh: xayaburi.com.
Cụ thể, 100 megawatt (MW) thủy điện từ Lào sẽ được đưa vào Singapore bằng các kết nối liên kết hiện có trong khuôn khổ Dự án Tích hợp Điện của Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore - một dự án liên chính phủ được thành lập vào năm 2014 để nghiên cứu tính khả thi của thương mại điện xuyên biên giới.
Công suất 100 MW chiếm khoảng 1,5% nhu cầu điện ở thời kỳ cao điểm của Singapore vào năm 2020 và có thể cung cấp năng lượng cho khoảng 144.000 căn hộ bốn phòng của nước này trong một năm.
Tháng 10/2021, Singapore công bố kế hoạch nhập khẩu khoảng 30% điện năng từ các nguồn carbon thấp vào năm 2035 để giảm lượng khí thải carbon trong ngành điện của mình. Hiện tại, hơn 95% điện năng của Singapore được tạo ra bằng cách đốt khí đốt tự nhiên, một loại nhiên liệu hóa thạch.
Ngành điện Singapore chiếm khoảng 40% tổng lượng khí thải của nước này. Những hạn chế về đất đai ở "đảo quốc sư tử" đã cản trở việc xây dựng các trang trại năng lượng Mặt Trời lớn, và nước này cũng không thể tiếp cận các dạng năng lượng tái tạo thay thế, chẳng hạn như năng lượng gió hoặc thủy điện. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây do Cơ quan thị trường năng lượng Singapore (EMA) ủy quyền cho thấy lĩnh vực này sẽ đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
EMA cho biết cơ quan này cũng đang nghiên cứu các dự án thử nghiệm để nhập khẩu điện từ Malaysia và Indonesia.
Hợp đồng nhập khẩu điện này được ký kết vào tháng 9/2021. Việc nhập khẩu sẽ nhằm mục đích kiểm tra các khuôn khổ quy định và kỹ thuật đối với việc nhập khẩu điện vào Singapore, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu quy mô lớn hơn từ khu vực này trong tương lai.
Hai bên cho biết lưới điện ASEAN là một sáng kiến quan trọng của khu vực nhằm tăng cường tính liên kết, tính bền vững và an ninh năng lượng thông qua các kết nối điện hiện có. Điều này mang lại cơ hội khai thác các nguồn năng lượng tái tạo và carbon thấp trong khu vực, đồng thời góp phần hướng tới phát triển kinh tế, cải thiện an ninh và ổn định năng lượng.
Trước khi xuất khẩu điện sang Singapore, Chính phủ Lào tập trung triển khai hàng loạt các dự án thủy điện trên toàn quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu điện năng sang nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Campuchia. Ngoài ra, Lào còn xuất khẩu điện năng sang nhiều nước khác nữa như Thái Lan, Trung Quốc.
Lào sẽ sớm bán điện cho Singapore theo thỏa thuận Tờ Vientine Times số ra ngày 20/6 đưa tin Lào sẽ sớm bán điện cho Singapore trong khuôn khổ Dự án Hội nhập năng lượng Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore (LTMS-PIP). Theo báo trên, cuối tuần qua, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Daovong Phonekeo và Đại sứ Singapore tại Lào, bà...