Sau Goldman Sachs và JPMorgan, làn sóng ngân hàng rời Nga mới chỉ bắt đầu?
Theo New York Times, Goldman Sachs tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường Nga, một trong những động thái tuân thủ lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế của nước này.
Goldman Sachs là ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ tuyên bố rút khỏi Nga.
New York Times cho biết, Goldman Sachs đã trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Nga sau khi các chính phủ phương Tây áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nền kinh tế của nước này. Vài giờ sau, JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, cho biết họ cũng đang có hành động tương tự.
Mặc dù các ngân hàng Mỹ đã rút lui khỏi giao dịch trực tiếp với Nga trong những năm gần đây, Goldman, JPMorgan và các ngân hàng khác vẫn duy trì các hoạt động hạn chế để phục vụ các công ty ở đó. Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã khiến nhiều tập đoàn toàn cầu từ McDonalds đến Apple hay Visa, Master Card tiến hành dừng hoạt động ở quốc gia này.
Bà Andrea Williams, phát ngôn viên của ngân hàng, cho biết: “Goldman Sachs đang ngừng hoạt động kinh doanh của mình ở Nga để tuân thủ các yêu cầu cấp phép và quy định. “Chúng tôi tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng trên toàn cầu trong việc quản lý hoặc hoàn tất các nghĩa vụ đã có từ trước trên thị trường và đảm bảo cuộc sống của người dân”.
Video đang HOT
Goldman có khoảng 80 nhân viên ở Nga và đang thu xếp việc đưa những người này rời đi, bà Williams cho biết. Một số nhân viên trong các bộ phận pháp lý và tuân thủ của Goldman sẽ ở lại trong nước để thực hiện bất kỳ công việc cần thiết nào được phép theo các lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh ban hành.
JPMorgan, công ty nắm giữ tài sản cho một số khách hàng trong nước, đang “ giải quyết vấn đề kinh doanh của Nga” và không theo đuổi các dự án kinh doanh mới ở đó, Joseph Evangelisti, một phát ngôn viên của công ty, cho biết trong một tuyên bố. Các hoạt động thu nhỏ của ngân hàng cũng bao gồm quản lý rủi ro liên quan đến Nga cho khách hàng và trợ giúp nhân viên, ông nói. Hiện JPMorgan có hơn 100 nhân viên hoạt động tại Nga.
Vào cuối năm 2021, Goldman Sachs có hơn 700 triệu USD từ Nga, liên quan đến các khoản vay và các sản phẩm tài chính như cổ phiếu và trái phiếu, theo một hồ sơ pháp lý gần đây. Đó chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động toàn cầu của ngân hàng trị giá 1,5 nghìn tỷ USD.
Hoạt động kinh doanh của JPMorgan ở Nga không đủ lớn để xếp hạng trong số 20 thị trường hàng đầu của chính định chế này. Thị trường thứ 20 trong danh sách của JPMorgan là Mexico, với 4,9 tỷ USD Mỹ. Ngân hàng có tổng tài sản 3,7 nghìn tỷ USD.
Các ngân hàng Mỹ và phương Tây đã rút lui khỏi Nga kể từ năm 2014, khi Mỹ áp đặt các hình phạt sau khi Tổng thống Vladimir V. Putin sáp nhập bán đảo Crimea. Ngân hàng lớn duy nhất của Hoa Kỳ giữ được sự hiện diện đáng kể là Citigroup, có khoảng 3.000 nhân viên ở đó. Citigroup cho biết hôm thứ Tư rằng họ sẽ “đánh giá hoạt động của chúng tôi trong nước”.
Bộ phận tiêu dùng của Citi ở Nga đang điều hành các hoạt động hạn chế; ngân hàng đã rao bán doanh nghiệp này như một phần của kế hoạch rút lui khỏi thị trường nước ngoài rộng rãi hơn được công bố vào năm ngoái. Ngân hàng có 9,8 tỷ USD giao dịch với Nga vào cuối năm 2021, bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng và chứng khoán nợ của chính quyền địa phương, theo một hồ sơ. Mark Mason, Giám đốc tài chính của Citi, đã nói với các nhà đầu tư vào tuần trước rằng họ đang làm việc để giảm bớt lượng tài sản đó.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhất đối với Nga có thể gây ra những hậu quả gián tiếp sâu rộng vì quy mô nền kinh tế và các mối liên kết quốc tế của nước này. Nga là nước xuất khẩu lớn các nguyên liệu thô như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và lúa mì.
Citigroup cũng là ngân hàng Mỹ duy nhất có hoạt động tại Ukraine. Jane Fraser, Giám đốc điều hành của Citigroup, cho biết tuần trước, hiện họ có hơn 200 nhân viên ở đó và đang giúp những người muốn rời khỏi biên giới để sang Ba Lan.
Goldman Sachs: Mảng ngân hàng đầu tư mang về 3,7 tỷ USD doanh thu
Goldman Sachs cho biết, lợi nhuận mà họ kiếm được trong quý III/2021 là 5,28 tỷ USD, tương đương 14,93 USD/cổ phiếu.
Ngân hàng Goldman Sachs ở trung tâm London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Lợi nhuận của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) đã tăng 60% trong quý III/2021, nhờ sự bùng nổ các thỏa thuận mua bán sáp nhập và phát hành cổ phiếu trong mùa Hè vừa qua, giúp mang lại hàng trăm triệu USD doanh thu từ phí tư vấn cho ngân hàng đầu tư này.
Ngân hàng có trụ sở tại New York ngày 15/10 cho biết, lợi nhuận mà họ kiếm được trong quý III/2021 là 5,28 tỷ USD, tương đương 14,93 USD/cổ phiếu, so với mức tương ứng 3,23 tỷ USD, tương đương 8,98 USD/cổ phiếu ghi nhận trong cùng kỳ năm trước.
Theo FactSet, kết quả này tốt hơn đáng kể so với lợi nhuận 10,10 USD/cổ phiếu mà các nhà phân tích đã dự đoán.
Phần lớn đà tăng lợi nhuận của Goldman Sachs đến từ hoạt động kinh doanh mảng ngân hàng đầu tư và tư vấn, do ngân hàng này giúp tư vấn cho nhiều công ty trong việc niêm yết cổ phiếu lần đầu lên sàn chứng khoán hoặc mua lại các công ty khác. Mảng ngân hàng đầu tư đã mang về 3,7 tỷ USD doanh thu cho Goldman Sachs trong quý III, tăng 88% so với một năm trước đó.
Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tìm kiếm những cách thức mới để phát triển, điều này đã tạo thêm lợi nhuận cho Goldman Sachs. Theo Renaissance Capital, chỉ riêng tại Mỹ, đã có 94 đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong quý III vừa qua, mức cao nhất so với các quý III kể từ năm 2000, với số vốn huy động được lên tới 28 tỷ USD.
Kết quả kinh doanh tích cực của Goldman Sachs được công bố sau khi đối thủ của ngân hàng này là Morgan Stanley cũng vừa báo cáo lợi nhuận tăng vọt trong quý III nhờ hoạt động kinh doanh tư vấn của mình. Trong khi đó, Citigroup và JPMorgan Chase cũng báo cáo lợi nhuận tăng nhờ hoạt động kinh doanh của mảng ngân hàng đầu tư.
Hoạt động giao dịch của Goldman Sachs cũng ghi nhận diễn biến khá sôi động trong quý III/2021, mang về 5,61 tỷ USD, tăng 23% so với một năm trước đó. Mặc dù giao dịch trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ tương đối ổn định, Goldman Sachs cho biết doanh thu từ giao dịch cổ phiếu của ngân hàng này bật tăng ấn tưởng (51%) so với một năm trước đó.
Tổng doanh thu của ngân hàng này đạt 13,61 tỷ USD trong quý III vừa qua, tốt hơn nhiều so với mức kỳ vọng của giới phân tích là 11,72 tỷ USD./.
Nhiều ngân hàng dự đoán năm 2022 giá dầu thế giới đạt mức 3 con số Theo các nhà quan sát, bản thân nhiều nước trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang thiếu khả năng đẩy mạnh sản lượng. Những quốc gia khác có năng lực bơm thêm dầu lại đang giảm dư thừa công suất toàn cầu từ đó gây rủi ro bùng phát gián đoạn nguồn cung và khiến giá dầu tăng thêm....