Sau giãn cách, mua ô tô ra sao để tránh mua phải hàng tồn kho?
Sau thời gian giãn cách, người mua xe nên kiểm tra thông số nào của xe để biết được chiếc ô tô sản xuất năm nào?
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 7 vừa doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 16.035 xe, bao gồm 10.411 xe du lịch, 5.163 xe thương mại và 461 xe chuyên dụng.
Trong đó, doanh số xe du lịch giảm 34%, xe thương mại giảm 27% và xe chuyên dụng giảm 30% so với tháng trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 9.024 xe, giảm 32% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 7.011 xe, giảm 31% so với tháng trước.
Để biết xe sản xuất năm nào, người mua xe có thể kiểm tra số khung của xe.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc giảm doanh số toàn thị trường là điều dễ hiểu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, và dự đoán doanh số tháng 8 tiếp tục giảm sâu dù các hãng vẫn tung ra nhiều chương trình ưu đãi. Đặc biệt trong tháng 8 này là thời điểm trùng với tháng Ngâu.
Video đang HOT
Do đó thời điểm này nhiều khách hàng cũng không khỏi lo lắng khi ô tô cũng có những sản phẩm tồn kho, lưu bãi lâu ngày mà vẫn không có khách mua. Thông thường năm sản xuất của một chiếc ô tô quyết định một phần tới giá xe.
Cụ thể như chiếc Honda CR-V model 2021 nhưng chiếc sản xuất năm 2020 thường có giá rẻ hơn vài chục triệu đồng so với xe xuất xưởng năm 2021, dù cả hai đều chung thiết kế, tính năng, khi bán lại cũng có sự chênh lệch về giá cả.
Ngoài ra, xe lưu kho lâu ngày nhất là để bãi ngoài trời, có nguy cơ giảm chất lượng.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng chia sẻ, để kiểm tra một dòng xe được sản xuất năm nào, người mua xe có thể kiểm tra một số thông số có sẵn trên các bộ phận của xe. Đơn cử như số khung, số máy thường sẽ được nhà sản xuất ghi ngày tháng trên đó.
“Thông thường thì thì số khung là đúng số năm sản xuất của chiếc xe đó, số máy có thể cũ hơn. Chẳng hạn xe sản xuất năm 2021, nhưng số máy là 2020, nhà sản xuất có thể chuẩn bị sẵn và lắp ráp vào xe tuỳ theo sản xuất mỗi nước”-ông Đồng cho biết.
Chuyên gia cũng cho biết thêm, các bộ phận khác có sản xuất vào năm khác cũng không ảnh hưởng gì đến sự vận hành của xe. Chủ yếu người mua xe nên kiểm tra ngày sản xuất của bánh xe. Trường hợp là bánh xe thuộc nhà sản xuất tốt thì có thể sử dụng đến 10 năm nhưng không phải loại xe nào cũng được đi kèm với bánh xe tốt đó, vì vậy người mua xe nên kiểm tra bộ phận này.
Thị trường ô tô Việt Nam "lao dốc", VinFast vượt Toyota trong tháng 7
Hầu hết các hãng xe đều có doanh số đi xuống và xu hướng này kéo dài từ tháng 3 đến nay, riêng VinFast "ngược dòng" nhờ các chương trình giảm giá sâu, giúp lượng xe bán ra tháng qua vượt Toyota.
Báo cáo bán hàng của các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam trong tháng 7 phần lớn ghi nhận kết quả không vui. Với Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các thành viên đã bán ra 16.035 xe, bao gồm 10.411 xe du lịch, 5.163 xe thương mại và 461 xe chuyên dụng.
Doanh số xe của các thành viên VAMA qua các tháng.
So với tháng trước, doanh số xe du lịch giảm 34%; xe thương mại giảm 27% và xe chuyên dụng giảm 30%. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái, lượng ô tô của các thành viên VAMA vẫn tăng 33%. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm nay, lượng xe của VAMA bán ra đi xuống. So với đỉnh hồi tháng 3 là hơn 31.000 xe thì đến nay doanh số đã giảm một nửa.
Tương tự vậy, TC Motor, nhà phân phối dòng xe Hyundai tại Việt Nam, cũng trải qua tháng 7 với doanh số sụt khoảng 1.500 xe. Trong tháng vừa qua, đã có 4.031 xe Hyundai được bán ra, giảm 27,5% so với tháng 6 và giảm 48% so với cùng kỳ năm 2020. Tín hiệu tích cực là doanh số cộng dồn từ đầu năm đến nay đạt hơn 38.000 xe, tăng nhẹ so với trước.
VinFast nằm trong số ít hãng xe tăng trưởng trong tháng 7 khi có 3.782 xe giao khách hàng, tăng khoảng 7,5% so với tháng 6. Thúc đẩy cho kết quả này công đầu thuộc về Fadil với mức tăng 14,7% so với tháng trước, Lux A2.0 nhích nhẹ. Hãng xe Việt đã tung ra nhiều chương trình giảm giá sâu thời gian qua.
Ước tính toàn thị trường ô tô Việt Nam giảm khoảng 30% so với tháng 7. Việc "ngược dòng" của VinFast giúp hãng xe này vươn lên là thương hiệu xe bán chạy thứ hai Việt Nam trong tháng qua. Cụ thể, đứng đầu tiếp tục là Hyundai (4.031 xe), tiếp sau là VinFast (3.782 xe), bị đẩy xuống vị trí thứ ba là Toyota (3.617 xe), tiếp sau lần lượt là Kia (2.317 xe), Mazda (1.200 xe).
Việc giãn cách xã hội và dịch Covid-19 rõ ràng đã ảnh hưởng lớn tới doanh số của toàn ngành. Các hãng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại trong vài tháng qua nhưng không đủ sức kéo thị trường hồi phục. Trong tháng 8 này, lượng xe bán ra được dự báo có thể vẫn đi xuống do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cộng thêm tâm lý kiêng mua xe tháng Ngâu (tháng 7 âm lịch).
Thị trường ô tô trong nước giảm nhẹ Trong tháng 4/2021, doanh số bán hàng của các thành viên VAMA đạt 30.065 xe, giảm 3% so với tháng trước nhưng tăng 155% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường ô tô trong nước giảm nhẹ sau nhiều tháng tăng trưởng mạnh - Ảnh minh hoạ. Số liệu bán hàng vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt...