Sau ghép thận, cô gái ‘cảm ơn mẹ đã sinh con lần hai’
Cách ly sau ca ghép quả thận được mẹ hiến tặng, Phương Thanh, 27 tuổi, mong ôm mẹ để cảm ơn đã sinh ra mình lần nữa.
Cách đây hai năm, Thanh thường xuyên ói mửa, đi tiểu nhiều, thỉnh thoảng chân bị sưng phù, không đi được. Khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bác sĩ phát hiện chị bị suy thận giai đoạn cuối, chỉ định sử dụng thuốc và chạy thận nhân tạo.
Ghép thận là phương án tốt nhất trong các phương pháp điều trị thay thế thận bị suy giai đoạn cuối. Chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng giúp duy trì sự sống cho người bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Ghép thận mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn thay vì phải lệ thuộc vào máy lọc và các hệ thống lọc phức tạp.
Mẹ của Thanh, 51 tuổi, có các chỉ số miễn dịch học và chỉ số sinh hóa phù hợp, có thể hiến thận cho con gái.
Bệnh nhân hồi phục tốt sau ca ghép thận. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư, bác sĩ Trần Ngọc Sinh, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, phẫu thuật viên chính ca ghép thận, cho biết hai thận của người mẹ chức năng hoạt động bình thường, tuy nhiên thận trái có một nang nhỏ khoảng 20 mm. Theo quan điểm nhân đạo trong y học, khi người hiến thận còn sống, nên chọn lấy quả thận kém hơn về chức năng, để lại quả thận tốt nhất cho người hiến nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho họ.
“Do đó, chúng tôi đã khuyên người mẹ nên hiến thận trái. Tuy nhiên, bà vẫn nhiều lần trình bày nguyện vọng hiến thận phải – quả thận tốt nhất cho con”, bác sĩ Sinh chia sẻ.
Người mẹ nói: “Lúc biết Thanh bị bệnh nặng, tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất là làm sao có thể cứu con. Thật may mắn khi tôi có thể hiến thận cho con. Chỉ cần con được sống khỏe mạnh thì dù nỗi đau hay sự mất mát nào tôi cũng có thể chịu đựng được”
Sau khi cân nhắc nguyện vọng của người mẹ và phương án an toàn cho cả hai mẹ con, Hội đồng Ghép thận Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM quyết định lấy thận phải của người mẹ để ghép cho người con. Ca phẫu thuật diễn ra ngày 1/6. Vấn đề nang ở thận trái của người mẹ nếu có dấu hiệu bất ổn sẽ tiến hành can thiệp sau này. Đây cũng đồng thời là thử thách cho ê kíp mổ về mặt kỹ thuật, vì việc lấy và ghép thận bên phải phức tạp hơn so với bên trái.
Theo bác sĩ Sinh, tĩnh mạch thận phải rất ngắn, cần phải dùng một đoạn tĩnh mạch lấy từ nơi khác tạo hình làm dài tĩnh mạch thận thì mới ghép được. Thời gian qua bệnh viện có nhiều nghiên cứu giải pháp đơn giản và an toàn hơn cho vấn đề này, đó là áp dụng kỹ thuật chuyển vị mạch máu khi ghép thận phải vào hốc chậu phải. Thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi sự tinh tế, phức tạp hơn về phẫu thuật, song tỷ lệ biến chứng hậu phẫu ít hơn so với các phương pháp khác.
Sau mổ 14 ngày, các chỉ số chức năng thận của người con đã trở về mức bình thường. Sức khỏe của hai mẹ con chị Thanh đều ổn định. Sau ca ghép 5 ngày, người mẹ được xuất viện với chỉ số creatinin – huyết thanh (chỉ số đánh giá chức năng thận) ở mức bình thường. Thanh vẫn được tiếp tục theo dõi tại phòng cách ly tuyệt đối.
Gần hai tuần sau ghép, ngày 22/6 chị Thanh được Hội đồng Ghép thận cho xuất viện trong sự vui mừng, xúc động của người thân và y bác sĩ.
“Nghĩ đến mẹ, tôi thường không cầm được nước mắt. Hơn một năm ròng rã chạy thận tôi đã suy kiệt lắm rồi, không nghĩ rằng mình lại có thể được sống khỏe mạnh như ngày hôm nay. Tất cả là nhờ có mẹ, nhờ có các y bác sĩ của bệnh viện”, Thanh cho biết.
Bác sĩ Trần Ngọc Sinh chia sẻ về ca ghép thận. Video do bệnh viện cung cấp
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Cảm động người mẹ hiến thận cứu sống con gái ruột
Ca ghép thận vừa được thực hiện thành công tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Trong hai quả thận, người mẹ 51 tuổi đã xin các bác sĩ được hiến quả thận tốt hơn cho cô con gái 27 tuổi.
Bệnh nhân N.T.P.T (27 tuổi) ghép thận thành công. Ảnh minh hoạ: Bệnh viện cung cấp.
"Cảm ơn mẹ đã sinh con ra thêm lần nữa"
"Hơn 1 năm ròng rã chạy thận em đã suy kiệt lắm rồi, không nghĩ rằng mình lại có thể được sống khỏe mạnh như ngày hôm nay. Tất cả là nhờ có mẹ, nhờ có các y bác sĩ. Em muốn ôm mẹ thật chặt và cảm ơn mẹ đã sinh ra em thêm một lần nữa" - chị N.T.P.T. (27 tuổi) nghẹn ngào nói sau khi "hồi sinh" từ ca ghép thận tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
Cách đây 2 năm, chị T. thường xuyên ói mửa, đi tiểu nhiều, thỉnh thoảng chân bị sưng phù, không đi được. Sau khi đi khám tổng quát, chị bất ngờ phát hiện mình bị suy thận giai đoạn cuối. Các bác sĩ đã chỉ định chị T. sử dụng thuốc và chạy thận để duy trì sự sống. Theo các bác sĩ, ghép thận là phương pháp tốt nhất trong các phương pháp điều trị thay thế thận bị suy giai đoạn cuối, giúp bệnh nhân trở lại làm việc gần như bình thường.
Thương đứa con mình đứt ruột sinh ra chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bà N.T.M.P. (51 tuổi) - người đã một đời tần tảo khi vừa là mẹ, vừa là cha của chị T. đã không chút ngần ngại hiến thận để cứu sống con của mình.
Toàn cảnh ca ghép thận tại Bệnh viện Đại học y dược TPHCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ cho biết bà P. có các chỉ số miễn dịch học và chỉ số sinh hóa phù hợp, có thể hiến thận cho chị.
"Người mẹ có 2 thận với chức năng bình thường, tuy nhiên thận trái có 1 nang nhỏ khoảng 20 mm. Theo quan điểm nhân đạo trong y học, khi người hiến thận còn sống, nên chọn lấy để ghép quả thận kém hơn về chức năng để lại quả thận tốt nhất trên cơ thể người hiến nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho họ. Do đó, chúng tôi đã khuyên bà P. nên hiến thận trái. Tuy nhiên, bà vẫn nhiều lần trình bày nguyện vọng hiến thận phải - quả thận tốt nhất cho con với Hội đồng Ghép thận" - GS TS BS. Trần Ngọc Sinh - phẫu thuật viên chính của ca mổ cho hay.
Sau khi cân nhắc nguyện vọng của người mẹ và phương án an toàn cho cả 2 mẹ con, Hội đồng Ghép thận quyết định lấy thận bên phải của người mẹ để ghép cho người con. Vấn đề nang ở thận trái của người mẹ nếu có dấu hiệu bất ổn sẽ tiến hành can thiệp sau này. Đây cũng đồng thời là thử thách cho ekip mổ về mặt kỹ thuật vì việc lấy và ghép thận bên phải phức tạp hơn so với bên trái.
Bác sĩ vui mừng sau thành công của ca ghép tạng
Mặc dù đã được chuẩn bị kỹ càng về mọi phương diện kỹ thuật, cơ sở vật chất, nhưng ekip của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM không khỏi hồi hộp theo dõi từng diễn tiến của ca ghép này. Cả ekip đã bàn bạc, trao đổi với mục tiêu giúp cả hai mẹ con được an toàn và có chức năng thận tốt nhất có thể. Họ tự nhủ không cho phép có một sai lầm nhỏ nào xảy ra trong ca phẫu thuật.
Với sự chỉ đạo, điều phối của Ban Giám đốc và sự nỗ lực của ê-kíp ghép thận, ca ghép thận đã thành công. Sau phẫu thuật sức khỏe của 2 mẹ con chị T. đều ổn định.
Sau ca ghép 5 ngày, bà P. được xuất viện trở về quê nhà với chỉ số creatinin - huyết thanh (chỉ số đánh giá chức năng thận) ở mức bình thường, còn chị T. vẫn được tiếp tục theo dõi tại phòng cách ly tuyệt đối. Gần 2 tuần sau ghép, chị T. được cho xuất viện trong sự vui mừng, xúc động của người thân và các y bác sĩ.
Khi được hỏi về quyết định hiến thận cho con gái của mình, bà P. ngậm ngùi: "Đối với một người mẹ, chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chứng kiến những cơn đau của con. Lúc biết T. bị bệnh nặng, trong tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất đó là làm sao có thể cứu con. Dù bệnh tật làm con bé ngày một xanh xao, nhưng T. vẫn luôn lạc quan, động viên tôi đừng quá lo lắng. Chỉ cần con được sống khỏe mạnh thì dù nỗi đau hay sự mất mát nào tôi cũng có thể chịu đựng được".
GS.TS.BS. Trương Quang Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM chia sẻ, ghép thận không chỉ là hoạt động có tính chuyên môn cao mà sau mỗi ca ghép còn để lại trong lòng đội ngũ y bác sĩ thật nhiều cảm xúc. Thành công của những ca ghép như thế này không chỉ mang lại niềm vui cho người bệnh, người nhà người bệnh mà còn là động lực cho những người làm nghề thầy thuốc.
Phân biệt hóa trị và xạ trị Hóa trị được đưa vào qua đường truyền tĩnh mạch hoặc có thể uống còn xạ trị là hình thức sử dụng các chùm bức xạ tập trung vào khu vực cụ thể trong cơ thể. Hóa trị và xạ trị là hai trong số các phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất. Việc bệnh nhân được điều trị bằng phương...