Sâu gạo ăn nhựa – ‘chìa khóa’ tiềm năng giúp giải quyết rác thải nhựa
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài sâu gạo rất thích ăn nhựa PS và các enzym đường ruột của chúng có thể là “chìa khóa” cho việc phân hủy rác thải tự nhiên.
Loài ấu trùng của bọ cánh cứng Zophobas morio có thê ăn nhựa PS. Ảnh: The University of Queensland
Polystyrene (PS) là dạng nhựa phổ biến nhất, có thể dễ dàng được tìm thấy trong các nguyên vật liệu đóng gói, dụng cụ ăn uống dùng một lần cho đến các vỏ đĩa CD. Tuy nhiên, việc tái chế loại nhựa này lại không dễ dàng và phần lớn chúng được chôn lấp hoặc đổ ra đại dương, đe dọa nghiêm trọng tới môi trường và sinh vật biển. Giờ đây, các nhà khoa học tại Đại học Queensland của Australia đã phát hiện ra rằng loài sâu gạo – ấu trùng của bọ cánh cứng Zophobas morio – rất thích ăn nhựa PS và các enzym đường ruột của chúng có thể là “chìa khóa” cho việc phân hủy rác thải tự nhiên.
Sâu gạo có kích thước dài tới 5 cm và được nuôi làm nguồn thức ăn cho các loài bò sát và chim, hoặc thậm chí cho con người ở các nước như Thái Lan và Mexico. Nhà nghiên cứu Chris Rinke cùng các đồng nghiệp đã cho những con sâu gạo thử các chế độ ăn khác nhau trong khoảng thời gian 3 tuần, trong đó một nhóm được cho ăn nhựa xốp (styrofoam – một biến thể của nhựa polystyrene), một số ăn cám, trong khi nhóm khác hoàn toàn không được cho ăn. Kết quả cho thấy sâu gạo có thể tồn tại nhờ việc chỉ cần ăn nhựa PS và thậm chí còn tăng trọng lượng so với nhóm không được cho ăn – điều này cho thấy rằng những con sâu gạo có thể hấp thu được năng lượng từ việc ăn PS.
Video đang HOT
Mặc dù những con sâu gạo được nuôi bằng nhựa PS sau đó đã hoàn thành vòng đời của chúng, trở thành nhộng và sau đó là bọ trưởng thành, các thử nghiệm lại cho thấy sự mất đa dạng vi sinh vật trong ruột của chúng và tồn tại các mầm bệnh tiềm ẩn. Điều này đồng nghĩa dù những con bọ có thể tồn tại nhờ ăn nhựa PS, nhưng đó không phải là một chế độ ăn uống bổ dưỡng và tốt lành đối với sức khỏe của chúng. Do đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là metagenomics để phân tích “cộng đồng” vi sinh vật trong ruột của những con sâu gạo và tìm ra các enzym mã hóa gen có liên quan đến việc phân hủy nhựa. Sau đó, họ cho sâu gạo ăn chất thải thực phẩm hoặc các chế phẩm sinh học nông nghiệp cùng với nhựa PS. Theo chuyên gia Rinke, đây có thể là một giải pháp giúp cải thiện sức khỏe của sâu gạo và giải quyết lượng lớn rác thải thực phẩm ở các nước phương Tây.
Tuy nhiên, thay vì nhân giống sâu gạo để phục vụ mục đích trên, ông Rinse lại nảy ra ý tưởng tạo ra các nhà máy tái chế bắt chước những gì sâu gạo làm, trước tiên là cắt nhỏ nhựa sau đó “tiêu hóa” chúng với sự hỗ trợ của các enzym. Hiện chuyên gia này cũng đang lên kế hoạch nghiên cứu nhằm tìm ra các enzym tiêu hóa hiệu quả nhất, sau đó “nâng cấp” chúng thông qua kỹ thuật enzym. Các sản phẩm được phân hủy nhờ công nghệ này có thể được cung cấp cho các vi sinh vật khác để tạo ra các hợp chất có giá trị cao, chẳng hạn như nhựa sinh học, qua đó mang lại cách tiếp cận “khả thi về mặt kinh tế”.
OECD cảnh báo rác thải nhựa trên toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2060
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 3/6 công bố báo cáo cảnh báo tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng trên thế giới, theo đó sử dụng nhựa sẽ tăng gần gấp 3 lần trong vòng chưa đến 4 thập kỷ.
Rác thải nhựa tại New York, Mỹ, ngày 21/4/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của OECD, lượng sản phẩm nhựa được sản xuất dựa vào nguyên liệu hóa thạch hằng năm trên thế giới dự kiến sẽ vượt 1,2 tỷ tấn vào năm 2060 và rác thải sẽ vượt mức 1 tỷ tấn. Ngay cả khi hành động tích cực để giảm nhu cầu đối với sản phẩm nhựa và cải thiện hiệu quả sử dụng, sản xuất đồ nhựa cũng sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 40 năm. Tuy nhiên, OECD cho rằng các chính sách phối hợp toàn cầu có thể giúp tăng mạnh tỷ lệ rác thải nhựa có thể tái chế trong tương lai từ 12% lên 40%.
Mức độ ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng báo động trên thế giới. Thâm nhập đến cả những nơi hoang sơ và hẻo lánh nhất trên hành tinh, những hạt vi nhựa đã được phát hiện trong bụng cá ở nơi sâu nhất của đại dương, hoặc mắc kẹt bên trong những tảng băng ở Bắc Cực. Các mẩu nhựa được cho là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu con chim biển và hơn 100.000 động vật có vú dưới biển chết mỗi năm.
Người đứng đầu OECD, ông Mathias Cormann nhấn mạnh: "Ô nhiễm nhựa là một trong những thách thức lớn về môi trường của thế kỷ 21, gây tác hại trên diện rộng đối với các hệ sinh thái và sức khỏe con người".
Từ những năm 1950, khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất, trong đó hơn 60% đã được chôn lấp, được đốt, hoặc đổ xuống sông và biển. Khoảng 460 triệu tấn nhựa được sử dụng trong năm 2019, gấp đôi so với 20 năm trước đó. Lượng rác thải nhựa cũng tăng gần gấp đôi, vượt 350 triệu tấn, trong đó chỉ gần 10% được tái chế.
Theo OECD, cùng với tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số, sản xuất đồ nhựa sẽ tăng. Tuy nhiên, các chính sách xử lý rác thải có thể tạo sự khác biệt lớn.
Hiện nay gần 100 triệu tấn rác thải nhựa chưa được quản lý hoặc được cho phép thải ra môi trường. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060. Báo cáo kết luận: "Các nỗ lực phối hợp và tham vọng trên toàn cầu có thể loại bỏ hầu hết ô nhiễm nhựa vào năm 2060".
Đầu năm nay, Liên hợp quốc đã khởi động một tiến trình phát triển một hiệp ước mang tính ràng buộc quốc tế nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa.
Australia tăng cường cam kết đầu tư cho công nghệ tái chế nhựa Chính phủ Australia ngày 21/3 thông báo tăng cường cam kết gây quỹ cho "công nghệ tái chế nhựa tiên tiến", giúp xử lý các loại rác thải nhựa khó tái chế gây hại cho môi trường và hệ sinh thái. Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: AFP/TTXVN Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố bổ sung 60 triệu AUD (tương đương 44,4 triệu...