Sau Gạc Ma, Trung Quốc lại xây đảo nhân tạo mới ở Trường Sa?
Tạp chí HIS Jane’s công bố những hình ảnh vệ tinh về các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại khu đá Gaven và đá Lạc, quần đảo Trường Sa.
Mới đây, tạp chí quốc phòng HIS Jane’s công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng các công trình trên đảo đá Gaven và đá Lạc thuộc quần đảo Trường Sa nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền toàn Biển Đông.
Công ty Quốc phòng và Không gian Airbus cung cấp hình ảnh về các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa (Nguồn: IHF Jane’s)
Những hình ảnh vệ tinh của Công ty Quốc phòng và Không gian Airbus chụp ngày 31/3 và 7/8 cho thấy, Trung Quốc đã đào một con kênh ở trung tâm của Gaven tạo thành một hòn đảo hình chữ nhật dài khoảng 300 m, rộng 250 m. Cùng với mũi đất dẫn đến kênh đào, một vùng đất mới có diện tích khoảng 114.000 m2 đã hình thành.
Giống như ở đá Gạc Ma và đá Châu Viên, các rạn san hô khác mà Trung Quốc đang cải tạo thành đảo ở Trường Sa, Gaven được xây dựng bao quanh bằng một đê chắn sóng bê tông kiên cố.
Video đang HOT
Dựa trên hình ảnh vệ tinh ngày 7/8, việc xây dựng trên đá Gaven và đá Lạc vẫn chưa tiến triển nhiều như ở Gạc Ma hay Châu Viên, như không có cầu tàu hay nền móng của các tòa nhà. Tuy nhiên, ở đây đã có các doanh trại, các container và vật liệu xây dựng.
Các đê chắn sóng ở ba bãi đá cho thấy bước tiếp theo trong kế hoạch của Trung Quốc sẽ là xây dựng một đường băng trước khi mùa mưa bão đến. Trong các hoạt động cải tạo trước đó ở Biển Đông, Trung Quốc cũng củng cố sự hiện diện của mình theo từng bước một.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 2/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cho hay cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc xây dựng hòn đảo mới ở đá Ga Ven và đá Lạc.
Ông Bình nhấn mạnh lời khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Trường Sa. Vì vậy, mọi hoạt động của các bên đối với khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Theo Infonet
Trung Quốc đang âm mưu 'thọc sâu' xuống Trường Sa
Sau vụ giàn khoan, Bắc Kinh đang có kế hoạch triển khai một tàu vận tải cá sống ra đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Wantchinatimes: Chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 khỏi vùng biển Hoàng Sa, nước này lại đang có ý định triển khai một tàu 200.000 tấn được dùng như một nhà máy chế biến cá ngay trên biển ra quần đảo Trường Sa.
Theo nguồn tin từ báo Khoa học Trung Quốc hàng ngày có trụ sở tại Bắc Kinh, đá Vành Khăn sẽ là địa điểm triển khai "nhà máy chế biến cá nổi" này.
Đá Vành Khăn giờ đây Trung Quốc đã xây dựng nhà cửa lên trên để chiếm đóng bất hợp pháp.
Ông Lei Jilin, một nhà nghiên cứu thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu Thủy sản Hoàng Hải thuộc Viện Hàn lam Khoa học Thủy sản Trung Quốc nói rằng Học viện Khoa học thủy sản có kế hoạch mua một tàu chở dầu 200.000 tấn để sửa đổi nó thành một tàu chứa cá trên biển.
Con tàu này có thể trở thành một nhà máy chế biến thủy sản di động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nó cũng có thể cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho các tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc hoạt động trong khu vực.
Ông Lei Jilin gợi ý nếu kế hoạch này thành công, Trung Quốc nên triển khai một hạm đội tàu cá kiểu này ở Biển Đông và Hoa Đông dưới sự bảo vệ của Hải quân Trung Quốc. Hết trích dẫn.
Nếu kế hoạch này của Trung Quốc được thực hiện, nó sẽ trở thành một chiến thuật gây sức ép rất nguy hiểm lên các nước láng giềng. Sau khi rút giàn khoan Haiyan Shiyou 981, Trung Quốc đã có ít nhất 3 động thái quan trọng cho thấy họ chưa dừng lại các tham vọng bành trướng ở Biển Đông.
Họ đã tổ chức tập trận bảo vệ giàn khoan ở vịnh Bắc Bộ cách đây ít lâu. Họ lại trang bị vệ tinh định vị Bắc Đẩu cho hàng chục ngàn tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông. Lực lượng tàu cá được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn sẽ là một công cụ quan trọng để Bắc Kinh gây áp lực lên các láng giềng trong tranh chấp trên biển. Bên cạnh đó, họ cũng tuyên bố đã chế tạo thành công một nhà máy chế biến dầu nổi và dự định đưa nó ra Biển Đông hoạt động.
Về mặt địa lý, cuộc tập trận vừa qua Trung Quốc tổ chức ở vịnh Bắc Bộ, giàn khoan mới chỉ đặt ở gần quần đảo Hoàng Sa. Nhưng "nhà máy chế biến cá" này thì đã chỉ đích danh xuống hoạt động ở đá Vành Khăn. Như vậy là họ đã vươn xa hơn.
Trong một diễn biến liên quan, bãi Gạc Ma ở gần đó cũng đang được Trung Quốc ráo riết đổ cát để xây dựng thành đảo nhân tạo. Các tấm ảnh vệ tinh cho thấy một dải cát dài thẳng tắp. Nó không thể là cái gì khác ngoài một dự định xây dựng sân bay, bến cảng trên đảo nhân tạo này.
Xâu chuỗi những hành động này lại chúng ta thấy rõ Trung Quốc có vẻ đang đẩy mạnh hành động để bành trướng lãnh thổ nhưng không ầm ĩ như vụ giàn khoan mà âm thầm lặng lẽ nhưng lại rất khó đối phó.
Theo Người Đưa Tin
Việt Nam đứng trước 3 kịch bản Trung Quốc 'diễn' trên biển Đông? Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ dã tâm nuốt trọn biển Đông, để hiện thực hóa tham vọng của mình, Bắc Kinh sẽ làm gì Việt Nam và các nước Asean đã không còn đường lùi Sau vài chục năm "giấu mình chờ thời", hiện Bắc Kinh cho rằng mình đã lớn mạnh và bắt đầu "trỗi dậy bạo lực" bằng...