Sau đường băng quân sự ở Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ làm gì
Đường băng quân sự sẽ kéo theo các công trình hỗ trợ máy bay chiến đấu mà Trung Quốc có thể đưa ra Hoàng Sa, tạo nên một quân cờ mới trong ván bài ở Biển Đông. Nhưng các chuyên gia cho rằng ván bài này không dễ chơi.
Trung Quốc đã thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc vừa hoàn thành quá trình nâng cấp phi pháp một sân bay tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hãng thông tấn nhà nước Xinhua tuần trước công bố hình ảnh đường băng quân sự hài 2.000 mét. Hành động khiêu khích này của Trung Quốc trên Biển Đông có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các bên liên quan trong tranh chấp tại khu vực, Blommberg nhận xét.
Hà Nội khẳng định động thái này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ toàn cầu, đi ngược lại tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.
“Công trình này có ý nghĩa rất đáng kể đối với Trung Quốc” trong việc hiện thực hóa các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, Collin Koh, chuyên gia từ Trường S. Rajaratnam thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế ở Singapore, nhận định. “Nhưng Việt Nam sẽ không để chuyện này trôi đi dễ dàng”, ông nói thêm.
Theo Koh, những cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Việt Nam quanh giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh đặt trong vùng biển của Việt Nam hồi đầu năm nay cho thấy những điểm yếu trong lực lượng tuần duyên của Trung Quốc. Việc Malaysia đề nghị tiếp nhận các máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ lại càng khiến Trung Quốc thấy khó ở.
Vì thế Bắc Kinh muốn thiết lập các tiền đồn trên đảo Phú Lâm để biến nơi đây thành đầu não chỉ huy và giám sát một mạng lưới quân sự. “Vấn đề không chỉ là độ dài của đường băng”, Koh nhận xét. “Sẽ còn có các nhà chứa cho máy bay cỡ nhỏ, như là chiến đấu cơ, và các hầm ngầm kiên cố cho nhiên liệu và khí tài nữa”.
Li Jie, chuyên gia hải quân Bắc Kinh, sĩ quan quân đội Trung Quốc về hưu, thì cho rằng, đường băng sẽ mở lối để Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, như những gì nước này đã thực hiện trên biển Hoa Đông khiến nhiều quốc gia trong khu vực giận dữ.
“Đường băng mới này là lớn nhất ở phía nam Trung Quốc”, báo Hong KongSCMP dẫn lời Li. “Nó sẽ tăng cường khả năng chiến đấu của các phi cơ Trung Quốc, củng cố khả năng trinh sát và thậm chí phản trinh sát”.
Video đang HOT
Sân bay cũng được thiết kế để trở thành kho cung ứng cho các hạm đội hải quân Trung Quốc và hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì các tuyến du lịch mà nước này tự ý mở ra tại quần đảo Hoàng Sa.
Theo Ni Lexiong, chuyên gia quân sự ở Thượng Hải, “đường băng mới sẽ trở thành tàu sân bay không thể bị đánh chìm của Trung Quốc”, đồng thời, “nó là nơi cất và hạ cánh lý tưởng” cho các phi cơ của không quân Trung Quốc.
Hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Hà Nội có thể sẽ mua được máy bay trinh sát P-3 Orion. Theo ông Koh, dù không hiện đại bằng P-8 Poseidon nhưng phương tiện này vẫn mang nhiều tính năng mạnh mẽ hơn, so với các phi cơ do thám của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc nới lỏng lệnh cấm chỉ áp dụng với các phương tiện giám sát hàng hải và an ninh. Tuy nhiên, các quan sát viên quân sự Trung Quốc cho rằng diễn biến này sẽ giúp Hà Nội tăng cường khả năng phòng thủ trên Biển Đông, Bloomberg bình luận.
Chuyên gia Ni của Trung Quốc biện bạch rằng những diễn tiến mới ở đảo Phú Lâm cũng nhằm “cảnh báo Mỹ rằng Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ để đón tiếp trong trường hợp Washington cùng Hà Nội đối phó Bắc Kinh”.
Đánh giá về đường băng và các công trình ở Phú Lâm, Alexander Vuving, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, có trụ sở tại Hawaii, có cách nhìn khác, cho rằng Trung Quốc đang chơi một canh bạc.
“Trung Quốc muốn gửi đi thông điệp thể hiện quyết tâm duy trì cái mà nước này gọi là sự toàn vẹn lãnh thổ tới tất cả các quốc gia trên thế giới”, rằng họ “đang củng cố vị thế” bằng các công trình như thế này, ông Vuving nói. “Bắc Kinh tính toán rằng mối liên kết về ý thức hệ và kinh tế sẽ giúp họ giữ được Hà Nội trong tầm ảnh hưởng”.
Tuy nhiên Vuving cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang đa phương hóa quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Vì thế, Trung Quốc có thể đang chơi “một canh bạc kém”, ông bình luận.
Vũ Hoàng
Theo Tổng hợp
TQ xây đường băng quân sự để lập ADIZ trên Biển Đông?
Đường băng mới được xây dựng trên đảo Phú Lâm sẽ biến đảo này thành "tàu sân bay không thể chìm".
Ngày 8/10, Tân Hoa Xã của Trung Quốc công bố những bức ảnh độ nét cao về một đường băng mới được nước này xây dựng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và tuyên bố rằng đường băng này đủ dài do máy bay quân sự hoạt động.
Đảo Phú Lâm nhìn từ trên cao
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong dẫn lời một chuyên gia phân tích cho rằng việc Tân Hoa Xã công bố những bức ảnh chụp đường băng trên đảo Phú Lâm là nhằm phát đi "lời cảnh báo" để dằn mặt Mỹ và các nước láng giềng rằng Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Động thái này của Trung Quốc được thực hiện sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo hồi đầu tháng rằng Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và sẽ bán cho Việt Nam các loại vũ khí để có thể tuần tra bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trên biển.
Những bức ảnh này không chỉ được đăng tải trên Tân Hoa Xã mà còn xuất hiện ở nhiều cổng thông tin lớn của Trung Quốc, trong đó có một tờ báo nói rõ rằng đường băng trên được các nhà thầu quân sự và dân sự thực hiện.
Hình ảnh đường băng cùng các thiết bị xây dựng được báo chí Trung Quốc đăng tải
Đảo Phú Lâm rộng khoảng 1.800 mét, tuy nhiên đường băng mà họ mới xây dựng dài hơn 2.000 mét, đủ dài cho các loại chiến đấu cơ và máy bay vận tải quân sự cất hạ cánh.
Chuyên gia quân sự Ni Lexiong ở Thượng Hải nhận định: "Đường băng mới xây này sẽ biến đảo Phú Lâm thành một tàu sân bay không thể chìm của Trung Quốc, vì nó sẽ trở thành căn cứ lý tưởng cho các chiến đấu cơ của hải quân Trung Quốc cất hạ cánh".
Ông này nói tiếp: "Động thái này nằm cảnh báo Mỹ rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng đối phó trong trường hợp Mỹ bắt tay với các nước trong khu vực chống lại Trung Quốc khi một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ có thể nổ ra trong tương lai".
Trong khi đó, chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh thì cho rằng đường băng này sẽ dọn dường cho Trung Quốc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, giống như những gì họ đã làm trên biển Hoa Đông.
Trung Quốc đã đưa nhiều dân lên định cư trái phép trên đảo Phú Lâm
Li, một sĩ quan quân đội Trung Quốc về hưu, nói: "Với đường băng mới xây này, đảo Phú Lâm sẽ trở thành sân bay lớn nhất ở khu vực phía nam mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nó sẽ tăng cường khả năng tác chiến của các chiến đấu cơ Trung Quốc, cũng như các chuyến bay do thám và chống do thám".
Chuyên gia có quan điểm diều hâu này nói tiếp: "Hoàng Sa đang được Trung Quốc thiết kế thành một trạm hậu cần cho các hạm đội hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài. Ngoài ra, đường băng trên cũng góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch đến Hoàng Sa".
Hiện Trung Quốc đã đưa khoảng 1.500 dân lên sinh sống trên đảo Phú Lâm mà họ chiếm giữ trái phép của Việt Nam. Trên hòn đảo này cũng có nhiều sư đoàn Trung Quốc đóng quân với quân số lên tới 6.000 người.
Theo Khampha
TQ xây xong đường băng quân sự ở Hoàng Sa Trung Quốc tuyên bố hoàn thành đường băng dùng cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm của Việt Nam. Ngày 8/10, Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc đã xây dựng xong một đường băng cho máy bay quân sự trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường các...