Sau dồn nén nhu cầu, thị trường ô tô Việt Nam chững lại
Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng vẫn không như mong đợi với doanh số bán xe tháng 7 chỉ tăng 0,3% so với tháng 6 cho dù có chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.
Chương trình khuyến mại của Nissan Việt Nam trong tháng 7. Ảnh: Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN
Dù được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước và doanh nghiệp phân phối xe cũng thực hiện chương trình tương tự đối với xe nhập khẩu, nhưng thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng vẫn không như mong đợi.
* Tăng trưởng không như mong đợi
Qua số liệu bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) hai tháng gần đây, sau khi tăng trưởng 26% ở tháng 6, bước sang tháng 7 vừa qua doanh số bán ô tô của các đơn vị thành viên VAMA đạt 24.065 xe, chỉ tăng 0,3% so với tháng trước cho thấy thị trường ô tô đã có dấu hiệu chững lại.
Về xuất xứ xe, trong khi doanh số bán của xe lắp ráp trong nước trong tháng 7 đạt 16.088 xe, tăng 2% thì doanh số bán của xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ đạt 7.977 xe, giảm 2% so với tháng trước.
Trong khi đó, doanh số bán xe lắp ráp trong nước ở tháng 6/2020 đạt 15.874 xe, tăng đến 43%. Còn doanh số bán xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 8.155 xe, chỉ tăng 21% so với tháng trước.
Tháng 6 cũng là tháng hầu hết các hãng xe ô tô góp mặt tại Việt Nam thực hiện chương trình giảm giá sâu, từ hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng để kích cầu doanh số bán hàng sau đợt dịch COVID-19 trong nước.
Theo đó, Mazda Việt Nam giảm từ 90-150 triệu đồng cho mẫu SUV 7 chỗ Mazda CX-8, tặng thêm gói quà tặng trị giá 25 triệu đồng, nâng mức ưu đãi của mẫu xe này cao nhất lên đến 175 triệu đồng. Kia Việt Nam cũng đồng loạt áp dụng mức giảm cao nhất 100 triệu đồng cho dòng xe Sorento.
Các đại lý Nissan ưu đãi lên đến 150 triệu đồng tiền mặt, cao gấp đôi chương trình khuyến mại của hãng áp dụng cho những chiếc X-Trail 2019…
Theo nhân viên tư vấn bán hàng các hãng xe trên, ngoài việc giảm giá để hút khách hàng sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch COVID-19, đây cũng là dịp các hãng xe xả hàng tồn, dọn kho trước khi đón loạt model mới ra mắt thị trường.
Thế nhưng, bước sang tháng 7, con số tăng trưởng về doanh số bán hàng nói chung và xe lắp ráp trong nước nói riêng rất khiêm tốn, lần lượt chỉ ở mức 0,3% và 2% so với tháng trước đó.
Phân tích về những con số này, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Phúc An – doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong mảng kinh doanh xe ô tô cho hay, điểm nhấn của thị trường ô tô Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là thông tin Chính phủ sẽ giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, nhiều người đã dồn nén nhu cầu mua xe và chờ đợi trong khoảng vài tháng.
Video đang HOT
Khi Nghị định 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ xe ô tô lắp ráp trong nước giảm 50% được ban hành, phần lớn người tiêu dùng đã tận dụng được khoảng thời điểm “vàng” này để hưởng lợi “kép” từ 2 phía bằng việc ký hợp đồng mua xe trước để hưởng lợi từ chương trình khuyến mại sâu đến hàng trăm triệu đồng của nhà sản xuất và chờ đến đầu tháng 7 mới đi đăng ký xe để hưởng thụ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ.
Cũng chính sự dồn nén nhu cầu mua xe của người tiêu dùng, khi chính sách mới có hiệu lực đã thúc đẩy thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng đến 26% trong tháng 6; trong đó, doanh số của xe lắp ráp trong nước tăng trưởng đến 43% trong khi doanh số của xe nhập khẩu chỉ tăng 21% so với tháng trước.
Đây cũng lý do khiến doanh số bán xe trong tháng 7 vừa qua có phần chững lại bởi phần lớn người tiêu dùng đã tập trung mua xe vào thời điểm “vàng” như nói ở trên. Số còn lại có nhu cầu và mua xe là rất ít nên không tạo được đột phá về doanh số bán hàng. Tuy nhiên, có thể nói, chính sách giảm lệ phí trước bạ này được cho là “cú hích” cho thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc sau nhiều tháng có doanh số bán hàng ảm đạm.
Thêm điểm đáng chú ý nữa là các doanh nghiệp đang giảm giá sâu, từ khi Chính phủ cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ để kích cầu tiêu dùng thì đây cũng là thời điểm các hãng xe, đại lý cắt bớt các chương trình khuyến mãi như tháng 6 vừa qua. Theo lý giải của nhiều đại lý, khi người tiêu dùng đã được hưởng lợi từ chương trình ưu đãi của Chính phủ, nhu cầu mua xe sẽ tăng lên, các hãng phải cắt bớt chương trình khuyến mãi để bù đắp chi phí cho thời gian trước đó.
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh thành trong nước; hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, còn người tiêu dùng cũng hạn chế mua sắm xe trong thời điểm dịch bệnh này để phòng các chuyện khác có thể xảy ra khiến doanh số bán xe ô tô của toàn thị trường chững lại như tháng 7 vừa qua.
* Thị trường có thể tăng trưởng âm
Nhận định về thị trường ô tô tháng 8 và năm 2020, giới chuyên môn cho rằng, bên cạnh việc ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến nền kinh tế, nửa cuối tháng 8 này và nửa đầu tháng 9 tới trùng với tháng 7 âm lịch (tháng ngâu), người tiêu dùng thường có tâm lý hạn chế mua sắm xe nên sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường ô tô.
Volkswagen Việt Nam tung ra chương trình khuyến mại tặng gói “Gói chăm sóc toàn diện 5 năm” trị giá cao nhất gần 210 triệu đồng cho khách hàng . Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Do đó, để kích cầu doanh số bán hàng, ngoài chính sách sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước, các hãng xe và đại lý cũng sẽ tiếp tục tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá lớn hơn để thu hút khách hàng, thậm chí có những mẫu xe vừa ra mắt thị trường cách đây chỉ ít ngày.
Thực tế ngoài thị trường hiện nay, Ford Việt Nam đang đồng loạt giảm giá hầu hết các mẫu xe với mức giảm từ 20-65 triệu đồng cho khách mua xe Ecosport; giảm từ 20 triệu hoặc hỗ trợ một phần phí trước bạ tương đương 75 triệu đồng cho khách mua Ford Everest và Ford Ranger; dòng xe SUV Ford Explorer cũng được giảm 45 triệu từ hãng.
Cùng với Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam cũng tiếp tục ưu đãi gói quà tặng trị giá 55 triệu đồng dành cho 2 phiên bản SUV Toyota Fortuner 2.4 MT 4×2 và 2.4 AT 4×2. Các đại lý của Hyundai cũng giảm giá bán từ 10-30 triệu đồng và tặng gói phụ kiện cho khách mua xe Kona, Tucson và SantaFe.
Đáng chú ý, ngay cả những mẫu xe mới vừa ra mắt thị trường như Honda CR-V 2020 cũng giảm giá từ 15-25 triệu đồng. Ở một số đại lý còn tung ra chương trình ưu đãi, giảm giá và tặng phụ kiện cho khách mua xe với tổng giá trị lên đến hàng chục triệu đồng.
Thương hiệu xe đến từ Vương quốc Anh là MG Motor vừa ra mắt bộ đôi SUV MG HS và MG ZS nhập khẩu cũng tranh thủ thu hút khách hàng bằng việc hỗ trợ 50% thuế trước bạ. Jaguar Land Rover Việt Nam cũng chủ động hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ trị giá đến 260 triệu đồng cho một số dòng xe nhập khẩu của mình để thu hút khách hàng…
Chuyên gia Nguyễn Tuấn cũng đưa ra dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ có đợt doanh số bán xe tăng đột biến. Cụ thể là khi gần hết chương trình hỗ trợ 50% phí trước bạ vào cuối năm nay, người dân sẽ tranh thủ mua xe để tận dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ trước khi kết thúc chương trình này.
Còn dự báo thị trường ô tô Việt Nam năm 2020, ông Tuấn cho rằng sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế nhiều nước trên thế giới còn tăng trưởng âm, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
Việt Nam chưa mở được đường bay quốc tế, các ngành như du lịch, dịch vụ, dịch vụ xe công nghệ cũng không có nhiều hoạt động, tầng lớp lao động mới chưa có việc làm, người dân thắt chặt chi tiêu… Điều này sẽ tác động đến thị trường ô tô, nên thị trường này có thể tăng trưởng âm./.
Người Việt ngày càng chuộng ô tô Hàn
Các mẫu xe mang thương hiệu Hyundai và Kia tiếp tục tăng trưởng về doanh số trong nửa đầu năm nay, thậm chí vượt qua một số tên tuổi đến từ Nhật Bản.
Với 25.482 xe bán được, Hyundai là thương hiệu ô tô được người Việt lựa chọn nhiều nhất trong nửa đầu năm nay. Điều này đẩy Toyota xuống vị trí thứ hai khi hãng xe Nhật Bản chỉ kém hơn vài trăm xe về doanh số (bán được 25.162 chiếc).
Sức hút của Hyundai đến từ các mẫu xe như Grand i10, Accent với trung bình hơn 1.000 xe bán được mỗi tháng. Hãng cũng ghi dấu ấn ở phân khúc crossover với Kona, Tucson hay SantaFe, mỗi loại trong tháng đều bán được hơn 500 xe.
Thực tế, 5 trong số 6 mẫu ô tô của thương hiệu Hàn Quốc này bán tại Việt Nam đều có doanh số tốt. Grand i10 gần đây mới chịu nhường ngôi đầu phân khúc hạng A cho VinFast Fadil. Trong khi đó ở mảng sedan hạng B, Accent bám đuổi Toyota Vios.
Trong khi Hyundai vươn lên vị trí số một trong nửa đầu năm nay thì Kia cũng cải thiện thứ hạng khi là thương hiệu ô tô bán chạy thứ 4 trong giai đoạn này, tăng hai bậc so với cùng kỳ năm ngoái. Mazda và Ford rớt hạng, qua đó để hãng xe Hàn bứt lên.
Hyundai Accent liên tục đeo bám Toyota Vios
Thương hiệu đã có chỗ đứng nhất định trong lòng người Việt, Kia tiếp tục duy trì lợi thế về giá. Morning được xem là xe rẻ nhất phân khúc hạng A. Với chính sách giảm giá gần đây của Thaco, mẫu Soluto cũng là lựa chọn dễ tiếp cận nhất về kinh tế khi chọn sedan cỡ B.
Ô tô Nhật tìm lại cách chiều lòng khách Việt
Bỏ ngỏ phân khúc hatchback cỡ nhỏ cho Morning và Grand i10 tung hoành suốt nhiều năm qua, Toyota đưa Wigo về Việt Nam từ 2018 nhưng đến nay vẫn không tạo được đột phá. Phiên bản 2020 sắp được Toyota ra mắt, kỳ vọng thay đổi cục diện.
Các hãng xe Nhật khác cũng không khá hơn, thậm chí Suzuki còn phải ngừng phân phối Celerio từ cuối tháng 5. Xếp ở phân khúc cao hơn một chút, Suzuki Swift, Honda Jazz hay Mitsubishi Mirage rơi vào top xe ít khách nhất nửa đầu năm 2020.
Fortuner bản mới được kỳ vọng sẽ giúp Toyota tăng khoảng cách doanh số trước Hyundai SantaFe
Toyota Fortuner từng áp đảo doanh số của Hyundai SantaFe trong năm 2019 nhưng lượng xe bán được trong 6 tháng đầu năm nay chỉ ngang nhau. Honda, Mitsubishi cũng chỉ có một vài mẫu xe ăn khách trong phân khúc chứ không bán chạy đồng đều như Hyundai.
Thực tế, các thương hiệu xe Nhật Bản gần đây đã lắng nghe thị trường hơn, thay đổi cách tiếp cận khách hàng. Nhìn thấy sự tăng trưởng của phân khúc xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ, Toyota đã nhanh chóng lên lịch đưa Corolla Cross về Việt Nam, trong bối cảnh Hyundai Kona ngày càng thu hút khách hàng.
Hay như Mitsubishi dồn sức vào thị trường xe MPV 7 chỗ và đã thành công với Xpander. Ở sân chơi này hiện nay sẽ chủ yếu là các thương hiệu Nhật cạnh tranh với nhau, nơi có Suzuki Ertiga, Toyota Rush...
Thống kê doanh số thị trường ô tô cho thấy khách Việt ngày càng chuộng xe Hàn Quốc, vốn được biết đến với lợi thế về giá bán, thiết kế trẻ trung và giàu công nghệ. Trong khi đó, các hãng xe Nhật cũng phải chuyển mình nếu không muốn thị phần tiếp tục bị giảm.
Ba mẫu xe gầm cao của Hyundai được tăng thêm 2 năm bảo hành TC MOTOR chính thức thông bao tăng thời gian bảo hành từ 3 lên 5 năm với 3 mẫu SUV của hãng, gồm: Hyundai SantaFe, Tucson và KONA. Các mẫu xe SUV của Hyundai được tăng thơi gian bao hanh thêm 2 năm (từ 3 năm lên 5 năm) Cu thê, tât ca cac phiên bản thuộc 3 mẫu xe SUV Hyundai bao...