Sau điều trị ung thư dạ dày bị tê bì tay chân có nguy hiểm không?
Mẹ tôi bị ung thư dạ dày, đã điều trị 10 mũi hóa chất hết từ tháng 12/2019. Mẹ tôi đã đến hẹn tái khám nhưng vì dịch bệnh nên lùi lại. Mẹ tôi có cảm giác tê bì tay chân. Xin hỏi bác sĩ, như vậy thì có sao không?
(Nguyễn Nga, Hải Dương)
Ảnh minh họa
TS.BS Đào Văn Tú, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng, Phó Trưởng khoa Điều trị yêu cầu Quán Sứ, Bệnh viện K Trung ương: Với bệnh lý ung thư dạ dày, sau khi phẫu thuật, chúng ta thường điều trị bằng phác đồ hóa trị bổ trợ. Tôi không rõ bạn điều trị thuốc gì, nhưng trong phác đồ hóa trị bổ trợ có nhóm thuốc hay gây tác dụng phụ ở thần kinh ngoại vi và triệu chứng tê bì tay chân là triệu chứng rất hay gặp.
Tùy vào mức độ đánh giá mà có hướng xử trí phù hợp. Hiện tại bạn không nói rõ nhưng bạn có thể trao đổi thêm để chúng tôi đánh giá xem mức độ như thế nào.
Video đang HOT
Mức độ nhẹ thì nhìn chung có thể theo dõi được, nặng hơn độ 3-4 thì cần có can thiệp thêm bằng thuốc điều trị chuyên khoa, để giảm các triệu chứng thần kinh ngoại vi.
Các triệu chứng này có thể thoái lui dần dần, nhưng có thể dai dẳng kéo dài từ một đến vài năm. Vì thế triệu chứng này là việc khó để giải quyết điều trị triệt để ngay được. Việc phối hợp với bác sĩ hay nhân viên y tế sẽ giúp cho mẹ bạn giải quyết vấn đề triệu chứng cũng như tư vấn về tâm lý.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày như phẫu thuật (mổ mở, nội soi), truyền hóa chất, xạ trị, điều trị đích. Việc áp dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh phải mổ (mở hoặc nội soi), dựa trên kết quả sau mổ bác sĩ cân nhắc phương án điều trị nội khoa tiếp theo. Nội soi cắt dạ dày thường được chỉ định cho những trường hợp mắc ung thư dạ dày giai đoạn 1-3.
Hà An
Cách ăn uống tốt nhất cho người bị ung thư dạ dày
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là một phần điều trị của ung thư dạ dày. Không có dạ dày có thể là một thách thức khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống, tiêu hóa.
Thưa bác sĩ, mẹ của cháu được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư dạ dày và đã được phẫu thuật cắt bỏ dạ dày toàn phần. Hiện tại đang chờ hoá trị, vậy xin bác sĩ tư vấn giúp cháu về chế độ dinh dưỡng cho mẹ cháu trong giai đoạn hoá trị nên ăn và không nên dùng những thực phẩm nào để đảm bảo cho thể trạng được tốt ạ? Và trong suốt thời gian điều trị bằng hoá chất thì sinh hoạt như thế nào ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Phương Uyên - Hà Nam
TTƯT.GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương tư vấn:
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là một phần điều trị của ung thư dạ dày. Không có dạ dày có thể là một thách thức khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống, tiêu hóa.
Các hội chứng Dumping, kém hấp thu và cảm giác no sớm có thể khiến bệnh nhân khó khăn để hấp thu đủ lượng calo giúp duy trì hoặc lấy lại cân nặng. Thông thường, sau khi cắt dạ dày, người bệnh thường bị giảm cân, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Một số lời khuyên dưới đây có thể hữu ích cho mẹ bạn cũng như người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày:
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm bao gồm các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm giàu protein, các sản phẩm sữa vv..., có thể thêm những sản phẩm giàu Calo như bơ, dầu, pho mát, vv vào các món ăn của mình.
Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên - sáu đến tám lần mỗi ngày.
Uống đồ uống bổ dưỡng. Chất lỏng giàu dinh dưỡng có thể cung cấp nhiều Calo và rất tốt cho người bệnh ngay sau phẫu thuật. Thay vì chè, cà phê, soda hoặc nước tinh khiết, bạn hãy thử sữa, nước trái cây không đường, sữa trứng, vv...
Hãy suy nghĩ về thực phẩm như thuốc. Người bệnh sau cắt bỏ dạ dày thường không thèm ăn, không thấy đói. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn hãy nhớ rằng dinh dưỡng là một phần quan trọng của sức khỏe. Hãy coi các bữa ăn như là các loại thuốc chữa bệnh cần uống trong ngày. Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung vào việc ăn thực phẩm giúp chữa bệnh và tốt cho sức khỏe.
Đa số các loại hóa chất đều gây nôn, buồn nôn tạo cảm giác mệt mỏi, chán ăn cho người bệnh. Vì vậy ngoài chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, bạn nên tư vấn thêm bác sĩ điều trị phối hợp thêm các thuốc chống nôn khi cần thiết.
Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn quá cay.... Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga... tránh các công việc lao động nặng nhọc.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe.
QUẢNG AN
Điều trị ung thư dạ dày có những tiến bộ gì? Điều trị ung thư dạ dày là điều trị kết hợp nhiều phương pháp trong đó có phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất mang tính triệt căn. Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ung thư tiêu hóa thường gặp hiện nay. Con số mắc ung thư dạ dày hàng năm...