Sau dịch COVID-19, tiểu thương các chợ Đà Nẵng mỏi mòn đợi khách
Dù các hoạt động trở lại bình thường nhưng các tiểu thương ở Đà Nẵng vẫn bán buôn chật vật vì vắng khách.
Ế ẩm, tiểu thương ngồi lướt điện thoại
Những ngày qua, tại các chợ truyền thống ở Đà Nẵng vẫn khá vắng dù hoạt động buôn bán đã trở lại bình thường.
Là khu điểm mua sắm sầm uất bậc nhất Đà Nẵng những ngày này chợ Hàn (quận Hải Châu) vẫn trong cảnh đìu hiu. Ngoài những mặt hàng thiết yếu như rau quả, thịt cá… thì các mặt hàng khác thi thoảng mới có khách.
Theo ghi nhận của PV, hiện vẫn có khoảng 50 – 60% ki ốt tại chợ này đang đóng cửa, chỉ mở để quét dọn, tránh hư hỏng, ẩm mốc hàng hóa.
Vắng khách, nhiều tiểu thương chợ Hàn vẫn đóng cửa ki ốt.
Chị Hồ Thị Lệ Thủy, chủ một ki ốt bán quần áo cho biết, dự định hết tháng 9 ngày chị mới mở cửa buôn bán trở lại vì từ khi có dịch COVID-19 đến nay, các gian hàng bán quần áo đều không có khách.
“ Ngoài phục vụ người dân địa phương, chúng tôi còn phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Thế nhưng từ khi có dịch đến nay khách không có, người dân cũng chẳng mua hàng nên có mở cửa thì cũng không biết bán cho ai“, chị Thủy cho biết.
Cũng theo chị Thủy, chợ Hàn thường ngày nhộn nhịp bởi đây luôn là điểm tham quan, mua sắm của du khách. Vì vậy, nếu đầu tháng 10 tình hình khá hơn thì các tiểu thương mới mở cửa buôn bán trở lại.
Theo chị Trương Thị Định (tiểu thương chợ Hàn), ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tình hình buôn bán của hầu hết tiểu thương giảm sút, nhiều người đóng cửa quầy hàng.
“ Từ khi có dịch, người dân hạn chế đến chợ nên việc buôn bán ế ẩm. Bây giờ dịch đã được khống chế, hy vọng du khách sớm trở lại với Đà Nẵng, với chợ Hàn” chị Định nói.
Không chỉ những ki ốt quần áo, đồ may mặc, các quầy hàng bán đồ lưu niệm, hàng đặc sản Đà Nẵng tại chợ Hàn cũng rơi vào cảnh ế ẩm.
Phần lớn các tiểu thương mở cửa bày bán hàng hóa nhưng không có khách nên ngồi chuyện phiếm, bấm điện thoại giết thời gian.
“ Không mở cửa thì nóng ruột, mà mở cũng chẳng có khách. Vậy là cứ mở cửa rồi các tiểu thương ngồi tán gẫu hoặc tranh thủ làm những việc lặt vặt giết thời gian“, một chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm nói.
Các quầy hàng mở cửa nhưng vắng khách.
Không riêng chợ Hàn, tiểu thương các chợ khác như chợ Cồn, Đống Đa, Bắc Mỹ An… cũng than thở vì ế.
Chị Nguyễn Thị Thuận, tiểu thương bán giày dép, cặp sách tại chợ Bắc Mỹ An cho biết, khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 hàng năm là cao điểm bán hàng nhưng năm nay tình cảnh quá bi đát.
“ Thường vào thời điểm đầu năm học lượng người mua sắm quần áo, cặp sách, giày dép cho con em rất đông nhưng cả tháng nay chỉ lác đác. Do dịch bệnh, những thứ thiết yếu lắm người dân mới mua, còn cái gì chưa cần gấp thì người ta để sau“, chị Thuận nói.
Video đang HOT
Mong được giảm thuế
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến kinh tế khó khăn, người dân hạn chế mua sắm nên tiểu thương tại các chợ rơi vào tình cảnh khó khăn.
Hàng hóa không bán được nhưng các tiểu thương vẫn phải “gánh” nhiều chi phí nên khó khăn thêm chồng chất.
Chị Trần Thị Thu Cúc, tiểu thương chợ Túy Loan (huyện Hòa Vang) cho biết, chị và các tiểu thương đang làm đơn xin được giảm thuế vì buôn bán ế ẩm.
“ Dịch bệnh, người dân hạn chế đi chợ nên hàng hóa bán rất chậm. Đặc biệt, từ khi Đà Nẵng áp dụng phát phiếu cho các hộ gia đình vào chợ theo ngày tháng cụ thể để phòng chống dịch thì lượng người đi chợ càng ít“, chị Cúc than thở.
Chị Đinh Thị Hồng, tiểu thương chợ Cồn (quận Hải Châu) than thở, buôn bán không được nhưng tiền mặt bằng, tiền thuế… vẫn phải đóng.
“ Hàng hóa chủ yếu bán cho khách du lịch nên tôi đang lo để lâu sẽ hết hạn, vứt bỏ. Chỉ mong chính quyền các cấp hỗ trợ, giảm thuế, đồng hành cùng tiểu thương trong lúc khó khăn này“, chị Hồng bày tỏ.
Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng Ban Quản lý chợ Hàn cho biết, toàn chợ có 800 tiểu thương kinh doanh các mặt hàng. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết các tiểu thương kinh doanh mặt hàng không thiết yếu trong chợ đều phải đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định. Chỉ một số quầy hàng thiết yếu và nhu yếu phẩm được hoạt động.
Tuy nhiên, từ khi TP Đà Nẵng nới lỏng giãn cách xã hội thì đến nay cũng chỉ có 15-20% hộ kinh doanh mở cửa hoạt động trở lại do chưa có khách.
Các quầy hàng ở vị trí mặt tiền của chợ Hàn cũng vắng khách.
Theo ông Thành, để hỗ trợ cho các tiểu thương kinh doanh, trong đợt dịch đầu năm, Công ty quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng (Sở Công thương Đà Nẵng) đã miễn tiền thuê mặt bằng cho các tiểu thương tạm dừng hoạt động trong suốt thời gian xảy ra dịch.
Đợt dịch này, các tiểu thương tiếp tục dừng hoạt động nên Ban Quản lý chợ Hàn đã có văn bản đề xuất Công ty quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng tiếp tục miễn tiền thuê mặt bằng cho tiểu thương trong thời gian xảy ra dịch.
Ngoài ra, Ban Quản lý chợ đã làm việc với Đội thuế của Chợ để xem xét miễn thuế cho các hộ tạm dừng kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh.
“ Đối với các hộ kinh doanh mặt hàng không thiết yếu tạm đóng cửa để phòng chống dịch thì sẽ đề xuất miễn tiền thuê mặt bằng 100% trong thời gian đóng cửa. Các hộ kinh doanh mặt hàng thiết yếu sẽ có thể được giảm 30% tiền thuê mặt bằng trong suốt thời gian bị ảnh hưởng của dịch.
Ngoài ra, BQL cũng miễn tiền điện nước của các hộ kinh doanh trong thời gian tạm dừng hoạt động“, ông Thành cho biết.
Nhịp sống sôi động ở Đà Nẵng trong ngày đầu hết cách ly toàn xã hội
Đà Nẵng bắt đầu nhộn nhịp khi nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trở lại sau hơn 20 ngày cách ly toàn xã hội.
Hàng quán đồng loạt mở cửa
Ghi nhận ngày 23/4, một số chủ hàng quán trên đường Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Phan Châu Trinh... TP Đà Nẵng đã bắt đầu vệ sinh bàn ghế, chén bát, cửa tiệm đón khách trở lại sau khi có công bố chính thức của UBND thành phố vào đêm 22/4.
Anh Nguyễn Xuân Tâm, chủ quán cà phê trên đường Pasteur (quận Hải Châu) cho biết, anh luôn theo dõi báo đài để kịp nắm bắt chủ trương của Chính phủ, thành phố để thực hiện đùng quy định.
" Tối 22/4, khi UBND TP Đà Nẵng ra công văn cho phép các cửa hàng kinh doanh ăn uống mở cửa trở lại. Tôi cùng nhân viên bắt đầu dọn dẹp cửa tiệm ngay trong đêm để sáng nay mở cửa sớm đón khách", anh Tâm nói.
Anh Tâm cũng cho hay, sẽ trang bị nước rửa tay và thực hiện giãn cách xã hội khi khách đến quán, để đảm bảo an toàn.
Các cơ sở kinh doanh hàng ăn huống tại Đà Nẵng đồng loạt mở cửa phục vụ khách.
Anh Nam, chủ quán phở trên đường Lê Văn Hiến cho biết, rất vui khi thành phố cho phép dịch vụ kinh doanh ăn uống mở cửa phục vụ khách tại chỗ.
" Nguồn thu nhập chính của gia đình tôi là quán phở này nên thời gian cách ly toàn xã hội quả thực rất khó khăn. Bây giờ được phép kinh doanh trở lại thì tốt rồi", anh Nam nói.
Cũng theo anh Nam, thực hiện đúng quy định khoảng cách khách với khách 2m, anh chỉ sử dụng một nửa số bàn ghế so với trước đây, trang bị bình xịt rửa tay cho khách trước khi vào quán.
Phải đảm bảo phòng chống dịch
Cùng với dịch vụ kinh doanh ăn uống, UBND TP Đà Nẵng cũng cho phép dịch vụ kinh doanh vận tải như xe du lịch, xe hợp đồng, xe taxi hoạt động nhưng chỉ được vận chuyển 50% số lượng khách theo số lượng ghế ngồi của xe.
Đại diện hãng taxi Mai Linh tại Đà Nẵng cho biết, sau khi được UBND TP Đà Nẵng cho phép hoạt động trở lại, các nhân viên hãng đã vệ sinh, phun thuốc khử trùng cho toàn bộ xe trước khi đưa vào phục khách.
" Trước hết chúng tôi đưa vào hoạt động khoảng hơn 100 đầu xe. Tuy nhiên, công ty đã chỉ đạo, yêu cầu nhân viên phun thuốc khử trùng tất cả các xe trước khi phục vụ khách để đảm bảo phòng chống dịch", vị đại diện hãng taxi Mai Linh nói.
Cũng theo vị đại diện, công ty cũng yêu cầu tài xế nhắc nhở khách đi xe phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi lên xe.
Tại các chợ trên địa bàn Đà Nẵng dù các hàng quán hoạt động khá tấp nập nhưng công tác giám sát phòng chống dịch được lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Tại các cổng chợ vẫn có người trực, nhắc nhở tiểu thương, người đi chợ đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn...
Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng Ban Quản lý chợ Hàn cho biết, dù được nới lỏng giãn cách xã hội nhưng công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại chợ vẫn được thực hiện nghiêm ngặt.
" Chúng tôi vẫn thường xuyên mở loa tuyên truyền cho các hộ kinh doanh trong chợ cũng như người dân khi mua sắm phải thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch. Trước khi vào chợ phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn. Tại 4 cổng ra vào chợ luôn có lực lượng bảo vệ giám sát và kiểm tra vấn đề này", ông Thành nói.
Tài xế taxi vệ sinh, sát khuẩn xe trước khi phục vụ khách.
Ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, Sở đã chỉ đạo công tác kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh, người dân thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch như giữ khoảng cách tối thiểu, đeo khẩu trang.
" Mặc dù cho phép loại hình kinh doanh ăn uống phục vụ khách tại chỗ nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích tiểu thương bán hàng online, bán mang về", ông Bắc nói.
Cũng trong sáng nay, tại các bãi biển, công viên ở Đà Nẵng rất nhiều người tắm, tập thể dục, chơi thể thao.
Hôm nay cũng là ngày các cán bộ, công nhân viên chức trở lại làm việc nên đường phố Đà Nẵng tấp nập người xe, nhịp sống đang dần trở lại bình thường.
Hình ảnh sôi động trong ngày đầu hết cách ly xã hội ở Đà Nẵng:
Cửa hàng kinh doanh hàng ăn tại Đà Nẵng phục vụ khách tại chỗ nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m.
Ngoài phục vụ tại chỗ, cửa hàng bán đồ ăn sáng vẫn khuyến khích khách hàng mua mang về.
Người tập thể dục ở công viên sáng 23/4.
Một quán cà phê chuẩn bị đón khách trong ngày đầu mở cửa trở lại.
Kiểm soát chặt công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các chợ.
Tiểu thương và khách tuân thủ đeo khẩu trang.
Vệ sinh, sát khuẩn xe trước khi phục vụ khách.
Biển Đà Nẵng sôi động trong ngày đầu tiên hết lệnh cách ly toàn xã hội.
XUÂN TIẾN
Người dân chặn xe doanh nghiệp đòi chi trả tiền hỗ trợ bụi Sáng 23-4, nhiều người dân 2 thôn Phước Hậu - Phước Thuận (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã tổ chức chặn xe của một doanh nghiệp đóng trên địa bàn, không cho phương tiện vào khu sản xuất và yêu cầu công ty này chi trả tiền hỗ trợ bụi hàng tháng. Theo đó, từ 8 giờ sáng cùng ngày,...