Sau đêm tân hôn, mẹ chồng đã hùng hổ dắt con dâu trả về ‘nơi sản xuất’
Tôi không ngờ mẹ chồng mình lại khó tính, cổ hủ đến mức dắt trả con dâu về nhà bố mẹ đẻ ngay sau đêm tân hôn.
Khi về ra mắt, tôi đã cảm thấy không “ưa” mẹ người yêu một chút nào. Từ cách bà ta “tra hỏi” thân thế đến cách đối xử với người yêu của con trai mình. Thậm chí, bà còn ghé tai tôi nói khéo: “Con gái bây giờ hư lắm, chẳng biết giữ gìn bản thân tẹo nào. Làm con dâu cô mà mất trinh rồi thì xác định luôn là ra khỏi nhà”.
Khi anh cầu hôn, tôi đã suy nghĩ rất nhiều vì đây là hạnh phúc cả đời mình, mặt khác còn lo sợ sẽ xảy ra “chiến tranh” với mẹ chồng tương lai. Nhưng người yêu tôi trấn an rằng anh đang tiết kiệm gần đủ tiền mua chung cư nên chỉ phải sống chung với bố mẹ khoảng 1 năm. Bởi vậy, tôi đã đồng ý làm đám cưới mà không biết những “sóng gió” nào đang chờ mình ở phía trước.
Vì sinh trưởng trong gia đình có điều kiện nên ngày cưới bố mẹ tôi trao cho con gái rất nhiều vàng. Trong khi đó, mẹ chồng tôi chỉ cho con dâu chiếc nhẫn bé xíu. Nếu gia đình chồng nghèo khó còn chấp nhận được nhưng đằng này n hà anh cũng thuộc loại giàu có. Dù không vui trong lòng nhưng tôi vẫn cố mỉm cười khi nhận được món quà của mẹ chồng.
Sau đám cưới, chúng tôi tranh thủ kiểm phong bì và quà bạn bè gửi tặng. Sau khi đếm xong, cả hai vợ chồng cũng được hơn 70 triệu chưa kể vàng bố mẹ tặng. Nhưng sau đó mẹ chồng xuất hiện tịch thu hết với lý do: “Mẹ giữ hộ cho. Hai vợ chồng còn trẻ chi tiêu hoang phí thì biết đến khi nào mới mua nổi nhà riêng”. Tôi tức sôi máu nhưng không dám “bật” lại mẹ chồng trong ngày đầu tiên về làm dâu. Còn ông chồng quý hóa của tôi thì vui vẻ đưa hết tiền cho mẹ giữ mà không một chút phản kháng.
Khi hỏi chồng, tôi mới biết số tiền mà anh tích cóp để mua nhà trước đây đều do mẹ cầm. Ấy vậy mà mẹ chồng còn đề nghị: “Giờ các con sống với bố mẹ thì hàng tháng phải đưa tiền ăn và những chi phí sinh hoạt cần thiết. Tiền để ra thì khoảng 6 tháng hai con đưa mẹ giữ cho”. Khi nghe xong, tôi cảm thấy ức chế kinh khủng trước sự áp đặt của mẹ chồng.
Đêm tân hôn, tôi bật khóc vì những chuyện mới xảy ra. Chồng tôi biết vậy nhưng cũng chỉ biết an ủi vợ chứ cũng không dám đứng lên chống lại mẹ. Cả hai đều mệt mỏi nên chúng tôi chỉ “làm chuyện ấy” một cách sơ qua. Dù chồng đã “xâm nhập” nhưng có lẽ cơ địa của tôi khác biệt nên không chảy máu sau lần đầu tiên.
Sáng sớm, tôi đã nghe mẹ chồng gọi dậy để làm đồ ăn sáng cho cả gia đình. Khi đang làm bếp thì mẹ chồng tôi nói:
- Con bỏ đó đã vào đây mẹ bảo.
- Dạ!
Video đang HOT
- Hôm qua hai vợ chồng có gần gũi nhau không vậy?
- Sao mẹ hỏi kỳ vậy ạ. Con xấu hổ lắm.
- Cứ nói mẹ nghe…
- Con với anh Huy có “yêu” một lần rồi đi ngủ ạ!
Mẹ chồng tôi bỗng dưng thay đổi sắc mặt và gằn giọng:
- Cô vào đây. Tôi không ngờ cô lại là người đàn bà mất nết như vậy. Cô không còn trong trắng đúng không? Nhìn chiếc ga trải giường trắng tinh là tôi biết ngay. Không biết thằng Huy nhà tôi ăn phải “bùa mê thuốc lú” gì mà lấy loại con gái hư hỏng như cô về làm vợ.
- Con… con, không phải thể đâu thưa mẹ!
Thấy tiếng cãi vã, chồng tôi cũng tỉnh dậy. Khi hiểu mọi chuyện, anh đã đứng ra bênh vực vợ nhưng tất cả đều bị mẹ chồng tôi gạt đi. Không dừng lại ở đó, mẹ chồng còn đuổi tôi về nhà bố mẹ đẻ. Bà ta còn gọi cho ông bà thông gia qua đón con gái về và dọa chồng tôi sẽ từ mặt con trai nếu còn bao che cho vợ.
Trước cách ứng xử của bà ta, bố mẹ tôi cũng không thể chịu đựng được và đưa con gái về nhà luôn. Mấy ngày nay, tôi nghỉ làm và ngồi trong phòng bần thần vì những việc mới xảy ra. Tôi không ngờ chỉ mới bước chân vào nhà chồng mà đã phải bước ra trong nhục nhã thế này. Điều đau đớn hơn là tôi vẫn còn trong trắng mà bị mẹ chồng nghi ngờ. Mấy ngày nay, chồng cũng bị mẹ giam lỏng khi có ý định sang đón tôi về. Hai chúng tôi vẫn nhắn tin với nhau nhưng vẫn không tìm ra cách thay đổi suy nghĩ của mẹ. Ai có cao kiến xin hãy giúp đỡ vợ chồng tôi?
Theo PNVN
Mẹ chồng nhà quê và cách ứng xử khó chấp nhận của con dâu
Lần đầu tiên ăn Tết ở nhà con trai, tôi có cảm giác như mình là một người thừa, một cái gai và là một bà lão tâm thần trong mắt con dâu.
Tết Nguyên đán đã trôi qua nhưng nỗi buồn của một cái Tết không trọn vẹn vẫn ám ảnh tôi đến tận bây giờ.
Tôi vốn là giáo viên cấp 3 ở một tỉnh lẻ và về hưu được 5 năm. Vợ chồng tôi hiếm hoi, chỉ sinh được một cậu con trai.
Sau khi tốt nghiệp đại học, cháu ở lại Hà Nội làm việc và kết hôn với một cô gái cùng công ty. Lương của hai vợ chồng các con chỉ đủ ăn nhưng ông bà thông gia bên nhà gái lại khá giả. Lúc con dâu tôi chuẩn bị sinh con đầu lòng, ông bà ấy cho con trai và con dâu tôi một căn hộ chung cư 70 m2.
Vợ chồng tôi cũng muốn lo cho các con nhưng đồng lương eo hẹp nên chỉ gom góp được 150 triệu để con sửa sang nhà cửa và mua một vài món đồ nội thất.
Sửa sang nhà cửa xong xuôi, Tết vừa rồi, con trai tôi bảo bố mẹ lên Hà Nội đón Tết.
Sợ cháu nhỏ về quê mỏi mệt ốm đau, vì thế hai vợ chồng tôi đã chiều các con lên Hà Nội ăn Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, mới lên Hà Nội ở cùng ít hôm, giữa tôi và con dâu đã có những bất đồng. Cháu cứ hục hặc với tôi khi tôi không nghe theo lời nhắc nhở của cháu.
Đó là vào ngày 27 Tết, tầng chung cư của các con tổ chức tiệc tất niên, hai vợ chồng tôi cũng tham gia. Trong bữa tiệc ấy, tôi có quen với vài người trạc tuổi. Vì thế sau buổi liên hoan, tôi thường xuyên sang nhà các bà ấy trò chuyện vui vẻ.
Mỗi lần tôi đến nhà, các bà ấy rất niềm nở, chuyện trò thoải mái. Họ còn lấy đồ ăn thức uống trong nhà ra mời tôi và cho tôi cầm về. Lúc tôi về, họ còn hẹn tôi thường xuyên đến chơi và trò chuyện cho vui vẻ. Tôi nghĩ, tuổi già gặp được một vài người bạn là quý vô cùng nên lúc rảnh rỗi thường xuyên đến nhà này nhà kia.
Con dâu tôi thấy vậy bực ra mặt. Cháu bảo, người thành phố không như người nhà quê. Họ thấy phiền vì người lạ vào nhà...Tuy nhiên, tôi không nghĩ thế. Tôi bảo cháu, dù ở đâu, thời đại nào thì cũng nên có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm.
Vả lại, tôi sống ở nhà quê cũng quen cái văn hóa ở nhà quê, ra cửa nhìn thấy nhau không chào không hỏi, cảm giác không hay chút nào.
Nhưng rồi, hôm mùng 2 Tết, tôi và con dâu đi chùa. Vừa ra đến thang máy, tôi gặp một cặp mẹ con. Người mẹ trạc tuổi tôi, cô con gái thì trẻ hơn con dâu tôi vài tuổi. Họ ăn mặc sang trọng, chải chuốt và xách một túi quà đi chúc Tết.
Thấy thế, tôi nhanh nhảu chào hỏi. Tuy nhiên hai mẹ con họ khinh khỉnh quay đi và không ai trả lời.
Xuống đến tầng hầm, con dâu dắt xe ra thì chiếc xe chết máy. Thế là hai mẹ con tôi phải quay về. Vừa vào đến nhà, con dâu tôi đóng sầm cửa lại. Cháu quắc mắt lên và đay nghiến tôi.
Cháu bảo: "Bà nhà quê lắm bà biết không? Con đã nói, ở đây, không quen biết gì thì đừng tỏ ra thân quen mà bà không nghe. Hỏi làm gì để người ta khinh?".
Tôi nghe con nói, nhìn thái độ của con mà ngỡ ngàng. Tôi không nghĩ, con dâu tôi có ăn học đoàng hoàng lại nói năng như vậy. Vì thế tôi đã giận mà bỏ vào phòng.
Hôm sau, tình cờ đi tập thể dục về, tôi nghe thấy con dâu tôi nói chuyện điện thoại trong phòng. Lúc đó, tôi mới thực sự sửng sốt. Qua điện thoại với ai đó, cháu gọi tôi bằng những cái tên rất khủng khiếp, nào là bà già nhà quê, bà già tâm thần, nhìn thấy ai cũng chào hỏi, ai nói gì cũng tin khiến người ta cười vào mặt nó ...
Tôi nghe xong, phải ngồi xuống ghế để cố trấn an bản thân rồi mới có thể tỏ ra không có chuyện gì. Tuy nhiên, cháu vẫn luôn khó chịu với những cử chỉ, hành động của tôi. Đến mấy hôm sau thì tôi có cảm giác cháu muốn đuổi vợ chồng tôi về quê lắm rồi...
Cuối cùng lấy lý do ở chung cư chật chội, bí bức tôi đòi ông nhà tôi đưa về quê. Trong lòng tôi buồn không thể tả xiết.
Có phải tôi đã già nên cổ hủ và nhạy cảm quá? Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên để tôi biết mình đang sai ở đâu mà chỉnh sửa. Tôi không muốn thấy cảnh mẹ chồng nàng dâu hục hoặc vì gia đình tôi vốn đã neo người.
Theo VNN
Những oái oăm khi vợ chồng cùng một cơ quan Đó vốn là thế mạnh cho những ai biết khéo léo trong cách ứng xử với "đồng nghiệp cùng nhà" nhưng sẽ là tai họa nếu vợ hoặc chồng cố thắt chặt "vòng kiểm soát" và để mối quan hệ gia đình ảnh hưởng đến công việc chung... Không ai phủ nhận vợ chồng cùng công sở sẽ dễ dàng hỗ trợ nhau...