Sau đảo chính, sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ xin tị nạn ở Mỹ
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách ở lại Mỹ, không trở về Thổ Nhĩ Kỳ như yêu cầu của chính phủ.
Người dân xuống phố ủng hộ chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi bị triệu hồi về Thổ Nhĩ Kỳ, sĩ quan quân đội làm việc tại một trụ sở NATO đã quyết định xin tị nạn ở Mỹ, theo các quan chức Mỹ trả lời trên Reuters.
Đây là trường hợp đầu tiên có liên quan đến một sĩ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ, khi Thổ Nhĩ Kỳ đang “thanh trừng” quân đội nước này sau cuộc đảo chính quân sự âm mưu lật đổ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 15.7.
Vụ việc có thể khiến quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thêm căng thẳng. Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Mỹ giao trả một giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, cáo buộc người này cầm đầu cuộc đảo chính.
Thổ Nhĩ Kỳ đang “thanh trừng” quân đội nước này sau âm mưu đảo chính thất bại ngày 15.7
Hai quan chức Mỹ giấu tên đã tiết lộ thông tin này với báo Reuters. Họ cho biết quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang làm việc tại một trụ sở của NATO ở Virginia, Mỹ nhưng không nêu cụ thể danh tính.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một quan chức khác tại Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Washington cho biết Đô đốc Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mustafa Ugurlu đã không báo cáo với chính quyền Mỹ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ban hành lệnh tạm giam ông vào tháng trước.
“Vào ngày 22.7, ông để lại phù hiệu và thẻ căn cước của mình ở trụ sở. Sau đó không ai biết ông đã đi đâu”, quan chức nói với điều kiện giấu tên. Tuy nhiên, ông nói ông không biết đến yêu cầu xin tị nạn ở Mỹ.
Lính đảo chính bị bắt giữ
Quan chức tại Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 2 nhân viên cấp dưới khác ở Mỹ cũng đã được yêu cầu về Thổ Nhĩ Kỳ.
“Nhưng không có lệnh tạm giam họ”, quan chức nói. “Một trong 2 người đã trở về, và người còn lại sẽ về Thổ Nhĩ Kỳ sớm thôi.”
Cuộc “thanh trừng” quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến hàng nghìn binh sĩ bị sai thải, bao gồm 40% tướng lĩnh. Các phe đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều đồng minh phương Tây lo ngại việc tái cơ cấu quân đội này thiếu sự giám sát của quốc hội và đang đi quá xa.
Lính đảo chính có thể phải đối mặt với án tử hình
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ "thanh trừng" 50.000 người sau đảo chính
Hàng chục nghìn công chức, giáo viên, binh sĩ, cảnh sát đã bị sa thải sau cuộc đảo chính quân sự ngày 15.7 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Người ủng hộ chính quyền giơ cao cờ Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính thất bại (Ảnh:AP)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ nhổ tận gốc những đồng minh của giáo sĩ Gulen, người đang sống ở Mỹ và bị cáo buộc là chủ mưu cuộc đảo chính tuần trước. Ngày 19/7, Tổng thống Erdogan khẳng định sẽ mở rộng một cuộc "thanh trừng" trong lực lượng quân đội, cảnh sát, tư pháp, trường học, các cơ quan tình báo và các cơ quan tôn giáo.
Khoảng 50.000 binh sĩ, cảnh sát, thẩm phán, công chức, giáo viên đã bị đình chỉ hoặc bị giam giữ sau cuộc đảo chính bất thành. Việc này càng làm gia tăng căng thẳng ở quốc gia 80 triệu dân, giáp biên giới Syria và là một đồng minh của phương Tây chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Nói đến tổ chức do giáo sĩ sống tại Mỹ Fethullah Gulen sáng lập, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết: "Các tổ chức song song với khủng bố này sẽ không còn hữu hiệu với bất kì quốc gia nào".
"Chúng tôi sẽ nhổ tận rễ những đối tượng này", ông nói với Quốc hội.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm "thanh trừng" hơn 50.000 người (Ảnh:AP)
Ngày 19.7, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa cơ quan truyền thông hỗ trợ giáo sĩ Gulen và cho biết 15.000 người ở Bộ giáo dục đã bị đình chỉ, cùng với 100 quan chức tình báo. Hơn 492 người tại Cục Tôn giáo, 257 người tại văn phòng thủ tướng và 300 người thuộc Bộ năng lượng đã bị sa thải.
Cuộc đảo chính quân sự ngày 15.7 đã khiến ít nhất 232 người thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận về tình trạng của Gulen, người bị cáo buộc là chủ mưu đảo chính, trong cuộc điện đàm với Erdogan ngày 19.7, Nhà Trắng cho biết, khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ hãy giữ bình tĩnh khi truy tìm trách nhiệm của phe đảo chính.
Người Thổ Nhĩ Kỳ xuống phố ủng hộ chính quyền (Ảnh:AP)
Ông Gulen, 75 tuổi, sống lưu vong ở Pennsylvania nhưng có một mạng lưới rộng những người ủng hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã lên án cuộc đảo chính thất bại và bác bỏ mọi liên quan đến nó.
Ông cho rằng chính quyền Tổng thống Erdogan có thể đã dàn dựng cuộc đảo chính để chính Tổng thống đứng lên đàn áp nó sau 14 năm nắm quyền.
Ngoài ra, trong cuộc hội đàm song song, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận về tầm quan trọng của căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch chống lại IS ở Syria và Iraq, Lầu Năm Góc cho biết. Căn cứ, được sử dụng bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trong chiến dịch không kích chống lại IS, đã bị đóng cửa từ ngày diễn ra cuộc đảo chính đến nay.
Theo Danviet
Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ suýt chạm đến thành công Nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cuộc đảo chính ngày 15.7 được "tổ chức tốt" và rất gần với thành công. Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ xuống phố ủng hộ chính quyền sau cuộc đảo chính bất thành Gần ba ngày trôi qua từ khi một phe trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng lật đổ chính phủ, đưa xe...