Sau đám tang của bố chồng, chồng tôi mang hết tài sản ra định chia đôi với em trai nhưng chú ấy lại ngỏ lời khiến vợ chồng tôi kinh ngạc
Chồng tôi là con trưởng nhưng tính anh sòng phẳng nên muốn chia đôi với em trai, thật không ngờ anh vừa dứt lời thì em chồng lại có ý kiến…
Nhà chồng tôi chỉ có 2 anh em. Chồng tôi và một cậu em trai nữa. Cả hai đều đã lập gia đình, nhà tôi thì đã có 2 con nhỏ, còn vợ chồng em chồng thì vẫn chưa sinh.
Mẹ chồng tôi mất sớm, bố chồng thì vừa qua đời cách đây 2 tuần vì tai nạn giao thông. Người gây tai nạn là một người đàn ông lái xe tải. Ngay lúc đó chú ấy đã đưa bố chồng tôi đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Rồi chú ấy cũng trả tiền viện phí và các khoản khác. Ngoài ra, trong đám tang, gia đình chú ấy cũng đến xin lỗi và đặt phúng điếu, cũng ngỏ lời bồi thường gia đình tôi 100 triệu. Xét thấy gia đình họ thành tâm nhận sai nên chồng tôi chỉ nhận 50 triệu.
Sau khi cúng 7 ngày cho bố chồng xong, chồng tôi gọi vợ chồng em trai đến để họp bàn chuyện phân chia tài sản. Vì bố chồng qua đời đột ngột, cũng không có để lại lời trăng trối gì nên giờ thì tự hai anh em chia cho nhau.
Về đất đai thì ai cũng có nhà cửa đàng hoàng rồi. Tiền thì bố chồng tôi có cuốn sổ tiết kiệm 60 triệu, tiền bồi thường 50 triệu, tiền phúng điếu ma chay là 30 triệu. Tổng là 140 triệu.
Chồng tôi quyết định rằng 30 triệu kia anh sẽ giữ để còn làm mấy mâm cỗ vào 50 ngày và 100 ngày cho ông nhằm cảm ơn họ hàng làng xóm đã giúp đỡ và chia buồn. Thiếu bao nhiêu anh sẽ tự bù. Còn 110 triệu thì chia đôi mỗi nhà 55 triệu để ai có việc gì thì dùng vào việc đó. Cũng coi như bố ra đi để lại được chút tiền của cho các con.
Video đang HOT
Chúng tôi có 2 con nhỏ, phải chắt chiu từng chút một mới đủ chi tiêu. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi là trưởng, lẽ ra anh có thể giữ phần hơn, nhưng vì tính chồng tôi rất sòng phẳng và thẳng thắn nên anh chia đôi. Anh bảo, mình là anh, không có tiền cho em thì thôi, nào lại có chuyện nhận phần hơn. Tôi thấy cũng phải. Nhưng chồng tôi vừa dứt lời thì em chồng lại có ý kiến.
Chú ấy bảo tiền phúng điếu chồng tôi giữ là hợp lẽ. Nhưng khoản tiền bồi thường tai nạn thì chú ấy muốn xin cả để đem đi làm từ thiện chứ chú ấy sẽ không tiêu khoản tiền đó.
Chồng tôi nghe xong thì rất trầm tư, bảo rằng cần phải suy nghĩ đã nên chuyện phân chia tài sản gác lại chờ hôm khác lại bàn tiếp.
Thực ra thì cả vợ chồng tôi và nhà chú ấy cũng không phải khá giả gì. Chúng tôi có 2 con nhỏ, phải chắt chiu từng chút một mới đủ chi tiêu. Còn vợ chồng chú ấy thì chưa con cái, còn đang vất vả chữa hiếm muộn. Vậy mà giờ chú ấy lại muốn đem khoản tiền này đi làm từ thiện, xét mục đích thì tốt, nhưng tôi cảm thấy chưa được hợp lý. Giả sử mình đủ rồi thì giúp người khác cũng được, nhưng mình còn đang thiếu thốn, khó khăn, sao lại mang tiền đi như thế?
Vợ chồng tôi thì muốn chia đôi, tiền chú ấy làm gì thì tùy, nhưng giờ mà để mình tiêu trong khi nhà em chồng mang đi làm từ thiện cả thì cũng không đâu ra đâu. Tôi phải làm gì bây giờ hả mọi người? Nên thuyết phục vợ chồng chú ấy như thế nào?
(doanng…@gmail.com)
T.N.V.Q
Lúc lấy di vật của mẹ chồng mang đi đốt, thấy cọc tiền rơi lả tả, hai chị chồng vội cất vào túi nhưng đọc mẩu giấy bà để lại, các chị ngậm ngùi đưa hết cho tôi
Tôi không biết các chị ấy có xấu hổ khi đọc những điều đó không. Vì đúng là họ chẳng làm gì cho mẹ cả.
Tôi không biết mình nên vui hay buồn. Người ta vẫn nói ở hiền gặp lành, có lẽ điều đó đúng với hoàn cảnh của tôi lúc này.
Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi sống chung với mẹ và gia đình hai chị chồng. Thật ra họ đều có khả năng ra ở riêng. Chỉ có điều ai cũng nhòm ngó miếng đất rộng rãi mà mẹ chồng tôi sống. Đây là một miếng đất đắc địa, lại ở thành phố nên giá trị không hề nhỏ. Vì sợ mất chỗ, các chị ấy mới nhất quyết dọn về nhà ngoại với lý do muốn được gần gũi mẹ.
Thú thật nếu như các chị ấy biết điều, tôi sẽ không bao giờ để ý. Đằng này ai cũng khó khăn với tôi, họ là khởi nguồn của mọi mâu thuẫn trong gia đình. Đi lấy chồng, điều mà tôi sợ đó là cảnh mẹ chồng nàng dâu. Vì thế đối với mẹ chồng, tôi luôn sống có đạo lý và không bao giờ làm phật lòng bà. Còn các chị chồng tôi thì khác. Các chị ấy không quan tâm đến mẹ mà chỉ muốn vòi vĩnh tiền của bà.
Tôi vẫn nhớ khi mẹ chồng bắt đầu đổ bệnh, bà rất mệt mỏi và cần được chăm sóc. Vậy mà hai cô con gái chẳng chăm được ngày nào. Suốt ngày họ chỉ nói về vấn đề chia nhà đất vì sợ mẹ đột ngột qua đời. Bản thân tôi là con dâu, chứng kiến những điều đó mà không sao hiểu được.
Đọc những gì mẹ chồng viết, tôi xúc động đến bật khóc. (Ảnh minh họa)
Thương nhất là mẹ chồng tôi, suốt mấy tháng trời nằm viện không được con gái ở bên cạnh. Bà chỉ có thể tâm sự với tôi. Nhiều đêm không ngủ được, mẹ chồng lại nói sau khi nhắm mắt xuôi tay, điều mà bà lo chính là các con mất đoàn kết.
Quả thật mẹ chồng tôi đã đoán đúng. Vừa biết mẹ qua đời, hai chị chồng tôi liền gọi ngay cho luật sư để hỏi về di chúc. Lúc luật sư đọc miếng đất được chia làm ba, vợ chồng tôi ở phần lớn nhất, các chị ấy ầm ĩ đòi chia lại. Không những vậy, hôm ấy khi thu dọn đồ để mang đi đốt cho mẹ chồng, chúng tôi thấy mấy cọc tiền rơi ra từ túi áo của bà. Các chị chồng nhanh tay nhặt, nhưng khi chị cả đọc được tờ giấy viết tay để lại thì đưa cho tôi rồi vùng vằng ra ngoài. Lát sau chị hai cũng mang tiền trả tôi không thiếu một xu.
Nội dung bên trong tờ giấy chỉ viết nếu có một ngày số tiền đó rơi vào tay người khác, người đó phải là tôi. Vì chỉ có tôi mới xứng đáng được thừa kế tài sản của mẹ chồng. Đọc những gì mẹ chồng viết, tôi xúc động đến bật khóc.
Thế nhưng các chị chồng vẫn không để chúng tôi yên. Mấy ngày nay các chị ấy liên tục đòi chia lại đất. Chồng tôi cương quyết không đồng ý vì đã làm theo di chúc. Vậy mà họ vẫn tiếp tục làm phiền chúng tôi. Tôi thật sự mệt mỏi quá, hay là tôi thuyết phục chồng nhường các chị? Nếu không chúng tôi sẽ sống mà không có một ngày yên ổn mất.
(thanh_tram5...@gmail.com)
Tân hôn, chồng rốc thùng tiền cưới tuyên bố: "Phong bì ai người ấy giữ", ngờ đâu gặp cô vợ "cứng" phản pháo "cực ngầu" khiến anh nín lặng "Thất vọng tột độ về chồng, em tỏ thái độ luôn: 'Vậy anh tự kiểm đi, phong bì nào của anh thì anh giữ, còn lại cứ để đó cho tôi. Tối anh ngủ phòng này, tôi sang phòng bên nằm'", cô vợ kể. Các cụ vẫn có câu "Của chồng công vợ", sau cưới tài chính kinh tế gia đình sẽ để...