Sau đám cưới, ai cũng “hỏi thăm” tôi rằng “Sao vợ xấu thế?”
Lúc đón dâu, cô dâu của tôi xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Ai cũng chăm chăm và sốc khi nhìn thấy khuôn mặt phù nề của em.
Sau khi đưa người yêu về ra mắt, tôi bị cả nhà kịch liệt phản đối hôn sự với lý do không hợp tuổi, không môn đăng hộ đối. Nhưng tôi biết lý do sâu xa là bố mẹ tôi sợ cháu nội giống mẹ nó sẽ vừa bé vừa lùn.
Không phủ nhận là vợ tôi có chiều cao khiêm tốn, nhưng điều đó không làm tôi thay đổi ý định sẽ cưới cô ấy làm vợ và bố mẹ tôi cũng miễn cưỡng mà đồng ý.
Cách ngày cưới 3 ngày, vợ tôi có qua nhà tôi sắp xếp lại đồ đạc phòng cưới và có ở lại ăn tối luôn. Nhưng dùng bữa xong được khoảng 1 tiếng thì cô ấy xin phép về sớm vì nhà có việc. Tôi đưa em về, trên đường mới thấy em kêu khó chịu vì từ trước không những không ăn được tôm mà còn không ăn được cả cua nữa.
Chẳng là tối ấy, mẹ tôi làm bún riêu cua. Nhưng vì sợ phật lòng mẹ nên em đã lẳng lặng ăn mà không ý kiến gì. Tôi bảo em đã biết mình không ăn được còn cố làm gì thì em chỉ bảo cô ấy cũng chỉ ăn có 1 ít gọi là và nghĩ là không sao.
Cứ tưởng về nghỉ ngơi là sẽ hết nào ngờ vợ sắp cưới của đau bụng dữ dội tới nỗi phải vào viện cấp cứu. Và tai hại hơn là toàn cơ thể em bị dị ứng phù nề, mặt mũi sưng phồng. Đến tôi sáng hôm sau vào gặp em mà còn không nhận ra người yêu mình nữa.
Rồi cũng đến ngày chúng tôi kết hôn (Ảnh minh họa)
Khỏi phải nói là em ủ rũ, khóc lóc nhiều đến cỡ nào vì lo lắng chỉ 3 ngày nữa là đến ngày em chính thức làm cô dâu. Khi ấy, mặt mũi phù nề như vậy thì phải làm sao? Các bác sĩ cũng nói cái nốt ban này phải bay dần dần chứ không có cách nào nhanh hơn được.
Để bố mẹ không lo lắng nên tôi đã giấu chuyện này với cả nhà, hy vọng 3 hôm nữa em sẽ ổn. Song sau 3 ngày mà mặt mũi em vẫn bơ phờ và chhưa bớt phù nề là mấy.
Vì toàn thân em là những mảng dị ứng chi chít nên em cũng đã phải đi thuê lại váy cưới. Thay vì chiếc váy hở vai quyến rũ, nay em phải khoác trên mình chiếc áo cưới kín mít hòng che được những mảng dị ứng đó. Nhưng khuôn mặt em thì chẳng thể làm thế nào che được.
Video đang HOT
Thậm chí, không tự tin với mình như thế, em còn đòi hoãn cưới. Nhưng vì không muốn hoãn chuyện hệ trọng chỉ vì lý do nhỏ này nên tôi đã ra sức động viên em. Hơn nữa, mọi người sẽ thông cảm thôi. Nhìn em lúc này tôi cũng vừa thương vừa tội. Bởi thực tế, vì các nốt dị ứng chưa lặn nên em cũng xấu xí hơn bình thường rất nhiều.
Rồi cũng đến ngày chúng tôi kết hôn. Lúc đón dâu, cô dâu của tôi xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Ai cũng chăm chăm và sốc khi nhìn thấy khuôn mặt phù nề của em. Hầu như tất cả mọi người đằng nhà trai tôi hướng ánh mắt soi mói về phía em. Tôi thấy tay vợ run nên nắm lấy tay cho em vững vàng hơn.
Những người đã gặp mặt vợ tôi thì tỏ vẻ thương hại song vẫn xì xào không hiểu đó có phải là em không? Còn những bác ở dưới quê thì vô tình buông lời nhận xét đến tàn nhẫn: “Sao cô dâu gì mà trông kinh quá!”. Tôi biết em đã nghe thấy tất cả nhưng cố gắng lờ đi. Cả hai chúng tôi đều mong cho đám cưới kết thúc càng nhanh càng tốt.
Ngày sau đám cưới, vốn đã không ưa em từ đầu, nay thêm vụ này mẹ tôi lại càng ghét con dâu mới của mẹ hơn. Bà không ngớt lời chì chiết vợ tôi coi thường bà, không thông báo gì nên đã làm cả nhà được phen xấu hổ, bẽ mặt với họ hàng, khách khứa nhà chồng. Bà còn bảo: “Biết thế thì hủy hôn cho xong”. Tôi bực quá mà hét lên: “Tại cái món canh cua của mẹ đấy! Cô ấy bị dị ứng chứ có sao đâu mà ai cũng coi P như mắc bệnh hủi vậy?”. Lúc đó mẹ tôi mới không nói gì nữa.
Chưa hết, sau đám cưới tôi liên tục nhận điện thoại “hỏi thăm” từ người quen, anh em họ hàng. Họ hầu hết bảo tôi sao lấy vợ xấu thế. Có người lại tâm sự rất thật: “Đi bao nhiêu đám cưới rồi mà chưa thấy đám cưới nào lại có cô dâu xấu như thế?”. Tôi càng giải thích, mọi người càng không hiểu cho, càng không tin là vợ tôi chỉ bị dị ứng mới thế còn bình thường cô ấy cũng đâu đến nỗi. Giải thích mãi khiến tôi cũng mệt mỏi lắm.
Lúc đón dâu, cô dâu của tôi xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của mọi người (Ảnh minh họa)
Mấy ngày nay, tôi chỉ muốn khóa máy mà không phải tiếp một cuộc điện thoại nào nữa. Nhưng sợ bị mọi người trách là mất lịch sự nên đành phải nghe. Bản thân tôi thấy chán nản và áp lực vô cùng thì khỏi phải nói vợ tôi thế nào. Cô ấy buồn rầu, khóc nhiều lắm mặc dù mỗi lúc có cuộc gọi đến tôi đã chạy ra ngoài để vợ không nghe thấy tiếng nhưng vợ tôi vẫn đoán ra được.
Về nhà chồng được 3 ngày rồi, nhưng các nốt dị ứng của vợ tôi vẫn chưa bay hết. Cả ngày vợ tôi chẳng dám xuống nhà, giam mình trong phòng mất tự tin tới nỗi cũng không buồn nhìn tôi mà nói chuyện nữa. Rồi cô ấy còn xin được về nhà ngoại vài ngày cho đỡ căng thẳng. Nhưng tôi đã không đồng ý vì sợ lại bị ý kiến là vừa cưới, vợ chồng có chuyện gì mà đã để vợ phải về ở ngoại.
Thật sự lúc này tôi không biết làm cách nào để giúp vợ nữa. Làm sao để vợ tôi vui vẻ, thoải mái bây giờ? Có ai có cách nào giúp tôi với!
Theo Afamily
Vì yêu vợ quá cũng... khổ
Vợ mình, mình yêu, mình nể. Yêu quá đến độ tôn thờ, đến độ sùng bái thì cũng là yêu... vợ mình.
Thế mới có chuyện, một ông nhà thơ trong lúc cao hứng "u u minh minh" sau đó, viết được mấy câu thế này: "Vợ bảo ra đường là ra đường/Vợ bảo lên giường là lên giường/Vợ bảo nằm im! Nằm im/Và cứ thế cứ triền miên kiếp chồng...".
Khéo chọn...
Không. Xin khẳng định một trăm phần trăm rằng yêu vợ không bao giờ là đủ. Chỉ tội cho trái tim anh chồng lúc nào cũng đập những nhịp bất an, lúc nào cũng phập phồng lo sợ... "yêu như thế vẫn còn chưa đủ"!
Như ông nhà thơ vừa viện dẫn ở trên, yêu vợ đến mức bất cứ ngồi ở đâu, hàng nước chè hay trong các cuộc nhậu với bạn bè, kể cả ở cơ quan... câu chuyện vòng vèo thế nào cũng quay trở về với đề tài muôn thuở: "H. vợ tôi á, các cô bây giờ kém xa!"; "Việc này mà vợ tôi ra tay là xong ngay tắp lự"; "Vợ tôi, giỏi giang lắm nhá! Từ việc nhỏ đến việc lớn, đối nội đối ngoại, việc gia đình việc cơ quan... một tay cô ấy là đâu vào đó!"...
Nghe ông nhà thơ khen vợ, ai biết rồi thì cười. Ai chưa biết thì khéo khen ông nhà thơ có cặp mắt tinh đời. Lấy được một cô vợ như thế thì rảnh rang, chẳng phải lo lắng gì. Thời gian chỉ để dành cho thơ và những chuyến... đi mây về gió!
Ấy vậy mà bẵng đi một thời gian, có dịp ngồi với nhau, bạn bè thông báo vợ chồng nhà thơ bỏ nhau rồi. Tôi không tin! Quyết gặp bằng được ông nhà thơ để thoả mãn sự tò mò và tính hiếu kỳ của mình.
Nhà thơ bỏ vợ hay bị vợ bỏ? Nhà thơ, thở dài đánh thượt: "Cũng tại vì yêu vợ quá mới ra nông nỗi này...". "Tại sao?". "Thì yêu quá, đi đâu cũng muốn đem vợ theo để "khoe" cùng thiên hạ mà không cần biết vợ mình có cả đống việc phải làm: gia đình, cơ quan, con cái, họ hàng nội ngoại... Muốn đem vợ đi nhưng vợ không đi, thế là mình ghen. Ghen quá hoá mù! Vợ không yêu nữa, thế là đứt gánh..."...
Yêu vợ mới chỉ ở mức độ mới đem khoe cùng thiên hạ rằng "ta tự hào đã cưới được vợ ta" thì cũng chưa ăn thua gì. Tôi biết một trường hợp khác yêu vợ đến độ muốn giấu rịt vợ đi, nên mới xảy ra cơ sự.
Anh T. là cán bộ quân đội, lĩnh lương cấp tá. Vợ anh là giảng viên đại học. Thời bao cấp khốn khó không nói làm gì. Mấy năm gần đây, đời sống khá giả lại nhàn hạ vì con cái đã trưởng thành. Đứa lớn đi làm đứa nhỏ cũng đã vào đại học. Là người có đầu óc thẩm mỹ, biết cách ăn mặc, vợ anh ngày càng đẹp ra.
Không chịu được cái kiểu yêu vợ đến mức thái quá của chồng, ông ít chị đòi ly hôn... (Ảnh minh họa)
Nhìn vào, rõ là một gia đình hạnh phúc. Mà hạnh phúc thật, nếu như anh T. không nghe lời "xui khôn, xui dại của mấy ông bạn đồng nghiệp, trong một cuộc nhậu tới bến rằng: "Vợ đẹp như thế, ông không khéo giữ có ngày mất như chơi!". Lời nói gió bay, nhưng khi tỉnh hơi men, anh bỗng giật mình. Không phải câu nói trên hoàn toàn không có lý.
Đêm đó, anh ngồi... ngắm vợ ngủ. Quả thật là nàng có đẹp hơn xưa, dù thân hình có hơi đẫy đà một chút. Tự dưng, trong lòng anh vẩn lên một nỗi lo sợ mơ hồ. Từ trước đến giờ, không bao giờ anh để cho vợ phải lo nghĩ bất cứ một điều gì, chưa bao giờ chị phải làm một việc nặng. Tất cả mọi việc trong nhà, họ mạc... anh tính toán thu vén. Ngoài giờ lên lớp, ở trường vợ anh chỉ có mỗi nhiệm vụ chăm sóc chồng con.
Nghĩ là làm, "thiết quân luật" (thời gian biểu) được anh tính toán sít sao và đưa ra ngay tắp lự. Mới đầu, vợ anh ngạc nhiên phản ứng nhưng anh tuyệt đối im lặng, không giải thích gì thêm. Nghĩ chồng mình "trái gió trở trời" ít bữa rồi thôi nên chị cứ mặc kệ.
Không ngờ... ngồi với tôi, chị thở dài: "Cứ cái đà này thì chị không chịu nổi nữa, em ơi! Ai lại bắt vợ suốt ngày chỉ ru rú ở trong nhà, không được giao tiếp với xã hội bên ngoài. Đến ngay cả việc chợ búa, từ trước đến nay vốn là của phụ nữ anh ấy cũng không cho chị làm. Không được gặp gỡ đồng nghiệp nam. Sinh viên nam đến nhà hỏi bài, anh ấy cũng không cho chị ra tiếp...".
Yêu như thế vẫn còn chưa đủ?
Ông nhà thơ nói trên sau khi bị vợ bỏ, liền cưới ngay cô vợ thứ hai. Xinh hơn, đẹp hơn, làm cùng cơ quan, tuổi lại chỉ đứng ở hàng con cháu.
Vẫn yêu vợ như cái thuở: "Vợ bảo...". Ông nhà thơ đưa ra cái lý lẽ của mình: "Chả hiểu đám đàn bà con gái nghĩ gì, cần gì ở cánh đàn ông nữa? Được chồng yêu thì phải lấy làm hạnh phúc chứ! Khối bà, khối cô mong chồng mình không ngoại tình, không đi đêm về hôm... chẳng được. Đằng này, được chồng yêu như thế, lúc nào cũng nhất vợ, lại còn... Hay là họ được đằng chân, lân đằng đầu? Thật không sao hiểu nổi...".
Hay như gia cảnh nhà anh T. Không chịu được cái kiểu yêu vợ đến mức thái quá của chồng, chị đòi ly hôn. Anh không đồng ý. Ngược lại, anh càng chứng tỏ "tình yêu" của mình một cách mãnh liệt hơn. Bất cứ lúc nào có thể, anh lại "đòi yêu" và đòi "quyền được yêu". Chị vợ, vì lo nghĩ nhiều nên đã xuống sắc một cách ghê gớm. Cuộc sống của gia đình họ bây giờ là sự chịu đựng lẫn nhau nhất là đối với chị. Còn anh cho biết anh vẫn yêu vợ như thuở nào, dù cuộc sống có nhiều thay đổi...
Theo VNE
Khổ tâm vì yêu bạn trai của cháu gái Em và cháu gái ngang ngang tuổi nhau. Em đem lòng yêu bạn trai của cháu gái mình. Em phải làm sao? Chào ch Thanh Bình! Em đang rất phân vân về chuyện tình cảm của mình. Em mong chị hãy cho em một lời khuyên! Em năm nay 23 tuổi và có một người cháu ruột 22 tuổi, gọi em là dì....