Sau đại dịch COVID-19, gần 70% số nước trên thế giới không tăng lương tối thiểu
Theo Oxfarm, đại dịch COVID-19 bùng phát và các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sức khỏe xảy ra sau đó đã làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng.
Sau đại dịch có hơn một nửa số quốc gia cắt giảm chi trả bảo trợ xã hội và 70% cắt giảm chi tiêu giáo dục.
Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ ở ngoại ô thủ đô Lima, Peru ngày 28/5/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 11/10, tổ chức cứu trợ quốc tế Oxfam cho rằng thế giới vẫn chưa giải quyết được tình trạng bất bình đẳng gia tăng nghiêm trọng sau đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Kết luận trên được Oxfam đưa ra trong báo cáo mang tên “Cam kết giảm chỉ số bất bình đẳng” (CRI) được tổng hợp 2 năm/lần. Theo báo cáo, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng bất bình đẳng trên thế giới do những tác động nghiêm trọng của dịch bệnh đối với nền kinh tế, trong đó những người nghèo nhất là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, chỉ số CRI 2022 cho thấy hầu hết các chính phủ trên thế giới vẫn chưa thu hẹp được khoảng cách bất bình đẳng.
Trong báo cáo, Oxfarm đã đánh giá hiệu quả của các quyết định và chính sách giai đoạn 2021 – 2022 của 161 chính phủ trong việc giải quyết bất bình đẳng sau đại dịch COVID-19. Oxfarm cho biết hơn một nửa số quốc gia được nghiên cứu đã cắt giảm chi trả bảo trợ xã hội và 70% cắt giảm chi tiêu giáo dục. Đại dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa phòng dịch đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng, qua đó làm giảm nguồn thu từ thuế. Tuy nhiên, có đến 143 quốc gia trong số 161 quốc gia được nghiên cứu đã không tăng thuế đối với những người giàu có và 11 quốc gia thậm chí còn giảm thuế cho người giàu. Ngoài ra, gần 70% số quốc gia không tăng lương tối thiểu phù hợp với mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Oxfarm đã xếp hạng 161 quốc gia trên theo chỉ số dựa trên chính sách hành động ở 3 lĩnh vực gồm chi tiêu cho xã hội, thuế và lao động. Theo đó, Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng những nước giải quyết bất bình đẳng hiệu quả nhất, tiếp đến là Đức, Australia, Bỉ và Canada. Pháp đứng thứ 12, trong khi Anh đứng thứ 14.
Báo cáo của Oxfarm kết luận đại dịch COVID-19 bùng phát và các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sức khỏe xảy ra sau đó đã làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng. Thế giới lần đầu tiên chứng kiến tỷ lệ nghèo gia tăng mạnh trong nhiều thập niên, trong khi tài sản của những người giàu nhất và lợi nhuận doanh nghiệp nhảy vọt. Vì vậy, Oxfarm cho rằng các chính phủ trên thế giới cần xem đại dịch COVID-19 như một lời cảnh tỉnh để đưa ra các chính sách quyết liệt nhằm giải quyết bất bình đẳng. Tổ chức này cũng kêu gọi các chính phủ hạn chế các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” có thể khiến nhiều người nghèo càng nghèo hơn trong bối cảnh kinh tế suy giảm và lạm phát leo thang.
Nhật Bản nới lỏng kiểm soát biên giới, nâng giới hạn người nhập cảnh lên 50.000 người/ ngày
Trong nỗ lực vực dậy ngành du lịch vốn bị ảnh hưởng vì các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt để ngăn dịch COVID-19 lây lan trong hơn 2 năm qua, ngày 7/9, Nhật Bản đã nâng giới hạn về số lượng người được cấp phép nhập cảnh mỗi ngày từ mức 20.000 người hiện nay lên 50.000 người.
Hành khách tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới theo hướng từ ngày 7/9, người nhập cảnh đã tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng COVID-19 sẽ không phải làm xét nghiệm COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành và phải nộp giấy chứng nhận có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Nhật Bản bắt đầu mở cửa có điều kiện cho khách du lịch nước ngoài từ ngày 10/6, sau hơn 2 năm đóng cửa vì đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản vẫn rất thấp do các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt của nước này.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, du lịch là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn cho kinh tế Nhật Bản. Trong giai đoạn 2013-2019, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã liên tục phá đỉnh và đạt mức cao nhất là 31,88 triệu lượt khách vào năm 2019. Tuy nhiên vào năm 2021, chỉ có 245.900 lượt du khách nước ngoài đến Nhật Bản, mức thấp nhất kể từ khi có số liệu so sánh vào năm 1964, ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch.
Tại một cuộc họp báo vào cuối tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết sẽ tiếp tục nới lỏng việc kiểm soát biên giới dựa trên tình hình lây nhiễm dịch COVID-19, nhu cầu của du khách và các biện pháp kiểm soát biên giới mà các quốc gia khác thực hiện.
Hiện Nhật Bản vẫn đang phải đối mặt với làn sóng thứ 7 dịch COVID-19. Tháng 8 vừa qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 theo tháng ở mức cao kỷ lục - trên 7.000 người - trên toàn quốc, tăng so với con số 1.300 người vào tháng 7. Bất chấp làn sóng lây nhiễm mới, Chính phủ Nhật Bản đã không áp đặt thêm bất kỳ biện pháp hạn chế chống dịch nào trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế, vốn bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine và đồng yen suy yếu.
Bộ Y tế Indonesia lên tiếng trấn an người dân về bệnh đậu mùa khỉ Theo người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril, nếu so sánh với đại dịch COVID-19, mức độ tổn hại sức khỏe của bệnh đậu mùa khỉ là rất nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân đậu mùa khỉ điều trị tại bệnh viện không yêu cầu được giữ trong phòng cách ly áp suất âm như bệnh nhân COVID-19. Hình ảnh virus...