Sau cưới, mẹ chồng đòi tiền mừng như đòi nợ
“Mẹ chồng hét vào mặt tôi, có bao nhiêu tiền mừng đưa hết ra đây trả nợ tiền cưới. Không phải của núi mà cho không anh chị”.Sau khi tốt nghiệp đại học tôi nhanh chóng kiếm được một công việc ưng ý với mức lương tương đối ổn định. Rồi tôi gặp anh qua sự giới thiệu của cô bạn thân. Anh hơn tôi 4 tuổi, là trai Hà Nội gốc. Tình yêu của tôi với anh cũng có chút toan tính. Nếu cưới anh, tôi sẽ có nhà Hà Nội, đó là niềm mơ ước của nhiều cô gái tỉnh lẻ. Vì vậy tôi đã nhận lời yêu anh sau một thời gian tìm hiểu.
Không ngoài dự đoán, ngày tôi về ra mắt gia đình anh, mẹ anh kịch liệt phản đối. Với lý do tôi và anh không môn đăng hộ đối. Gia đình anh tương đối giàu có. Còn tôi, đã là gái tỉnh lẻ chính hiệu, gia đình lại thuần nông. Thậm chí mẹ anh còn nói rằng tôi “đũa mốc mà chòi mâm son”. Biết trước là thế nên tôi vẫn cố gắng khéo léo để gây thiện cảm với anh. Mặt khác, tôi cũng tác động nhiều để anh dứt khoát đứng về phía tôi, mặc cho gia đình có phản đối. Đó là chiến thuật mà một cô gái tỉnh lẻ như tôi áp dụng để đạt được mục đích làm dâu Hà Thành. Phương pháp mưa dầm thấm lâu của tôi cuối cùng cũng có kết quả. Sau gần 2 năm kiên trì, chúng tôi đã thuyết phục được bố mẹ anh. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức khá hoành tráng. Chỉ tính riêng khách mời nhà anh đã lên đến 500 khách. Vì gia đình anh cũng thuộc dạng có vai vế, hơn nữa lại là con trai độc đinh nên bố mẹ anh nhất quyết phải bày vẽ ra để thể hiện với bà con họ hàng.
Sau cưới, vợ chồng tôi nai lưng trả nợ mẹ chồng (Ảnh minh họa)
Rồi việc chuẩn bị từ lễ ăn hỏi cho đến đám cưới, mẹ anh một tay lo liệu. Từ hàng sang trọng, cỗ cưới hoành tráng, trang sức hồi môn cho tôi cũng được mẹ anh lựa chọn kỹ càng. Bà còn chủ động thuê xe đón gia đình, họ hàng tôi lên ăn cưới. Nhìn mẹ chồng tất bật lo đám cưới cho chúng tôi một cách chu đáo, tôi thầm cảm ơn bà vô cùng.
Nhìn tôi lộng lẫy trong ngày cưới, bố mẹ, họ hàng nhà tôi mỉm cười mãn nguyện. Bạn bè tôi ai cũng nhìn tôi với ánh mắt đầy ngưỡng mộ. Suốt thời gian diễn ra đám cưới, tôi như ở trên mây. Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ rằng đám cưới của mình lại tuyệt vời đến thế.
Thế nhưng, phút giây sung sướng ấy chẳng kéo dài được mấy chốc. Tiệc tùng xong xuôi, tôi đang loay hoay dọn dẹp thì mẹ chồng gọi tôi lại và tuyên bố một tin động trời. Bà ném cho tôi một chồng hóa đơn dày cộp, nói ra một câu ráo hoảnh: “Tiền mừng đám cưới của cô đâu đưa hết cho tôi. Còn thiếu bao nhiêu, tôi cho cô thời hạn một năm phải trả hết. Nhà tôi không phải của núi mà cho không”.
Tôi im lặng trở về phòng, vì mệt nên ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Ấy thế mà mẹ chồng tôi đã đứng ngoài lu loa: “Cô giỏi lắm, mới về làm dâu đã dám vượt mặt mẹ chồng. Cô giả câm giả điếc bỏ qua lời tôi nó đó phỏng”.
Video đang HOT
Đành nghe lời mẹ chồng, tôi mang hết số tiền mừng, quà cưới giao hết cho bà. Mẹ chồng kiểm tra nói vẫn còn thiếu 3 chỉ vàng. Tôi xin phép được giữ lại vì đó là của hồi môn của mẹ tôi cho. Cực chẳng đã, tôi cũng đưa hết. Bà cộng, trừ hồi lâu rồi tuyên bố: “Từ nay mỗi tháng anh chị phải nộp tôi 30 triệu, tiền nhà tôi cho ở miễn phí, tiền ăn đóng 5 triệu. Cứ thế mà làm”.
Từng lời nói rành rọt của mẹ chồng làm tôi choáng váng, tôi thật sự sốc khi bà hành sự như thế. Nếu biết trước có chuyện thế này, tôi đã không để mẹ chồng tổ chức hoành tráng đến thế để bây giờ phải sống với trên đống nợ.
Tính đến hôm nay đã gần 5 tháng tôi phải đưa lương trả nợ mẹ chồng. Hai vợ chồng tôi phải chi tiêu vô cùng dè xẻn. Chưa kể đến có tháng phát sinh vài đám cưới, hay tiệc tùng ở cơ quan. Đỉnh điểm là tháng vừa rồi, bố mẹ tôi ở quê sửa nhà nên vợ chồng tôi đã bàn nhau gửi về giúp đỡ gia đình một ít mà không đưa trả nợ cho mẹ chồng. Thế là không cần nghe chúng tôi giải thích bà đã lu loa lên chửi, còn tát tôi một cái làm tôi tím mặt: “Cô giỏi lắm, dám vượt mặt cái nhà này dấu tiền cho bố mẹ cô. Cô quên đang là con nợ của tôi rồi đấy hả. Đừng nghĩ làm dâu nhà này là yên thân. Vớ vẩn tôi lót lá tống cô ra khỏi nhà”. Chồng tôi thấy thế liền lên tiếng bênh vực thì ngay lập tức bị bà chặn họng: “Anh đội vợ lên đầu đi, nó biết mang tiền về cho bố mẹ đẻ, còn anh chỉ biết chống mắt lên nhìn. Ngu lắm con ạ”.
Tôi quá mệt mỏi rồi, nếu biết trước thế này thì thà tôi lấy chồng nghèo, đi thuê trọ thì cuộc sống còn đỡ tù túng hơn. Cả tôi và chồng đều không muốn để mẹ cả quyền như thế nhưng thực sự chúng tôi không biết cư xử sao cho phải phép. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Tintuc
Tôi được mẹ chồng "mua" với giá 10 triệu đồng
Mẹ chồng còn hét vào mặt tôi: "Cô đừng có mà ra oai ở đây. Nhà cô bán cô thế là được giá lắm đấy...".
Lấy chồng năm 27 tuổi, cứ ngỡ mình được có cuộc sống mới hạnh phúc bên người mình yêu thương. Vậy mà cuộc sống thật nhiều trắc trở, éo le. Tất cả chỉ vì mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
Yêu nhau 2 năm thì tôi chính thức được anh dẫn về ra mắt để tính chuyện cưới xin. Anh là người gốc Thái Bình nhưng bố mẹ đều công tác ở Hà Nội và đã có nhà cửa đàng hoàng ở thủ đô. Còn tôi chỉ đơn thuần là con gái tỉnh lẻ chính hiệu, gia đình thuần nông. Đó cũng chính là điều tôi hơi lăn tăn khi quyết định đến với anh.
Ngay từ buổi đầu ra mắt, tôi đã có linh cảm cuộc sống phía trước sẽ gặp nhiều khó khăn nên đã từng chùn bước. Rồi lại được anh động viên nên tôi cố tin và gắng sức vượt qua để sẵn sàng về làm dâu mẹ anh - một người siêu khó tính và tai quái.
Cũng chỉ là những chuyện để ý vặt vãnh trong nhà. Từ chuyện nấu cơm rửa bát cho tới quét dọn nhà cửa thôi nhưng cũng đủ làm tôi stress mỗi khi về nhà. Làm gì cũng bị bà lườm nguýt, khó chịu. Thậm chí mẹ chồng khó tính, vợ chồng tôi còn chẳng dám cười đùa với nhau trước mặt bà.
Cuộc sống lại càng ngột ngạt hơn khi tôi sinh cháu, con tôi nhưng lại là đích tôn của bà nên bà toàn quyền quyết định mọi chuyện. Là mẹ nhưng tôi chỉ như người đẻ thuê, không có quyền hạn gì. Con cái ăn uống ra sao hay mặc như thế nào đều phải là do bà mua, nếu không thì cũng phải hỏi ý kiến của bà trước.
Cháu đích tôn nên bà nội giữ hơn vàng, cháu 4 tháng rồi mà bà không đồng ý cho về ngoại chơi. (Ảnh minh họa)
Nhiều lúc bực bội vì thấy mất tự do, mất quyền làm mẹ mà tôi cũng chẳng dám nói. Có ca cẩm với chồng thì chồng lại khen mẹ nuôi mấy đứa con rồi có nhiều kinh nghiệm, sau anh hứa hẹn sẽ góp ý với mẹ nhưng mãi mà tôi vẫn thấy tình hình không được thay đổi.
Cháu đích tôn nên bà nội giữ hơn vàng, cháu 4 tháng rồi mà bà không đồng ý cho về ngoại chơi. Trong khi nhà ngoại chỉ cách khoảng gần 50 km. Mãi tận khi tôi gần đi làm, bà mới đồng ý cho cháu về ngoại đúng 3 ngày với điều kiện bà phải đi cùng. Nghe điều kiện này, tôi rất khó chịu, chẳng về thì thôi chứ cả mẹ chồng về thì còn gì là tự do. Nhưng nghĩ lại, nếu không cho con về thì ông bà ngoại lại phật lòng và ngại với anh em hàng xóm nên tôi vẫn phải vui vẻ đồng ý.
Tưởng thế đã là quá rồi, đằng này, về tới nhà mẹ đẻ tôi thì bà liên mồm chê bẩn, sờ vào cái gì cũng kêu mất vệ sinh này nọ. Cháu thì ôm khư khư trên tay, không muốn cho ai bế ẵm kể cả ông bà ngoại vì sợ... bẩn cháu. Cảm thấy mệt mỏi, lại sợ bố mẹ khó chịu nên tôi lấy lý do bận đột xuất để về lại thủ đô ngay ngày hôm sau.
Về nhà rồi, suy nghĩ kỹ, tôi cảm thấy phải lên tiếng bảo vệ bản thân, hay ít nhất cũng đòi lại quyền làm mẹ. Vậy là tôi tìm một buổi tối mẹ chồng vui vẻ, nói thẳng với bà rằng: "Con muốn chăm sóc cháu theo ý mình. 6 tháng qua, sức khỏe con yếu nên mẹ chăm đỡ khiến con rất vui mừng và biết ơn. Giờ sức khỏe con tốt lên rồi nên xin phép mẹ để con chăm sóc cháu".
Tôi nghĩ mình cũng đã nói hợp tình hợp lý, lại khéo léo rồi. Vậy mà mẹ chồng nhảy dựng lên quát tôi: "Chị muốn tôi không liên quan gì đúng không? Vớ vẩn, nó là đích tôn nhà tôi, chị chăm rồi nó nhiễm mấy cái thói nhà quê các người thì làm sao?".
Bị xúc phạm đến tận cùng, tôi không còn biết phải làm sao, chỉ biết ôm con khóc... (Ảnh minh họa)
Tôi rất ghét sự phân biệt này của mẹ chồng. Bà cũng xuất thân nông thôn, ra ngoài thủ đô mấy chục năm trời thôi mà mở miệng ra là chê người khác nhà quê, coi thường người tỉnh lẻ. Vì thế tôi không im lặng nữa mà cãi lại: "Mẹ đối xử với con thế nào cũng được nhưng mẹ không được động vào bố mẹ con".
Không ngờ, mẹ chồng tôi giận điên lên. Bà chỉ mặt mắng tôi láo lếu, thách thức tôi rằng bà cứ nói, cứ chê, nhà quê mà không chịu nhận nhà quê, sĩ diện hão... Bà còn hét vào mặt tôi: "Cô đừng có mà ra oai ở đây. Nhà cô bán cô thế là được giá lắm đấy. Như nhà khác, còn lâu mới chịu chi ra 10 triệu để rước cái đồ như cô về nhà".
Biết là mẹ chồng chẳng ưa gì mình nhưng thật lòng tôi không thể tin bà lại coi tôi chỉ như món hàng hóa mà nhà bà đã bỏ tiền ra mua về. Bị xúc phạm đến tận cùng, tôi không còn biết phải làm sao, chỉ biết ôm con khóc đợi chồng về giải quyết mọi chuyện. Chồng tôi về thì chỉ an ủi tôi và nhắc khéo mẹ vài câu rồi coi như giải quyết xong. Còn tôi và mẹ chồng vẫn không nói với nhau câu nào. Tôi biết phải tiếp tục như thế nào với cảnh sống này đây!
Theo Afamily
Nếu muốn im cửa im nhà thì tốt nhất cô nên "giả câm" giúp tôi Trong khi tôi còn chưa kịp nói gì thì mẹ chồng tôi tiếp tục gằn giọng "Cô nên biết điều, nếu muốn im cửa im nhà thì tốt nhất cô nên "giả câm" giúp tôi". Người ta nói lấy chồng sướng khổ nhờ chồng, đi làm dâu sướng khổ phụ thuộc vào mẹ chồng chẳng sai chút nào. Tôi là một người phụ...