Sau cơn mưa lớn, thành phố bị bao phủ bởi “tuyết” nhưng ai cũng sốc khi biết sự thật
Nếu lần đầu tiên đặt chân đến thành phố này, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên và cho rằng “tuyết rơi mùa hè” là có thật nhưng sự thật thì không phải như vậy.
Ở hầu hết các nơi trên thế giới, cảnh tuyết rơi trắng xóa bao phủ một khắp các ngôi nhà, rừng cây cho ta cảm giác thật đẹp nhưng cảnh tượng ở thành phố này khiến người ta rùng mình.
Những cơn mưa sớm đã làm cho bầu không khí ở thành phố Bangalore, thành phố được mệnh danh là thung lũng Silicon của Châu Á, đã phần nào dễ chịu hơn trong mùa hè khắc nghiệt này.
Cảnh tượng như thể “tuyết rơi giữa mùa hè”.
Tuy nhiên, chúng lại mang đến phiền phức cho người dân ở con phố Whitefield Main Road. Những giọt mưa nặng hạt cùng với gió thổi mạnh đã khiến cho bọt trong hồ Varthur Lake – vốn được hình thành do nguồn nước bị ô nhiễm – ngày càng nhiều hơn và tràn lên đường, bay vào nhà dân và các tòa nhà, trung tâm mua sắm, bệnh viện khiên những người sống ở đây gặp nhiều khó khăn trong đi lại vì giao thông bị cản trở.
Hồ Varthur Lake là một hồ chịu tác động mạnh từ ô nhiễm môi trường, chất thải, rác và khí thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đã khiến cho nước trong hồ sủi bọt. Để ngăn những bọt này tràn lên đường, chính quyền thành phố đã dựng lên một hàng rào quanh khu vực mép hồ. Tuy nhiên chiếc hàng rào này trở nên vô dụng dưới sức nước và sức gió của cơn mưa nặng hạt.
Những bọt trắng dày đặc bao phủ khắp nơi.
“Buổi sáng sau cơn mưa, chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều bọt trên đường. Hàng rào vẫn còn nguyên nhưng sức gió đã khiến bọt trong hồ nước bay tứ tung và tràn lên đường. Nó bay vào người, chạm vào da khiên nhiều người sợ hãi, giao thông thì bị đình trệ”, ông Pravir B, một người dân cho biết.
“Thêm vào đó, mùi hôi từ nước hồ đã khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bọt bay khắp nơi, chúng bay cả vào nhà, vào siêu thị, vào các trung tâm mua sắm và bệnh viện”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Sau khi sự việc xảy ra, rất nhiều đoạn video và hình ảnh về con phố Whitefield Main Road đã được đăng tải lên các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.
“Các nhà chức trách đang nhận ra được vấn đề. Tuy nhiên họ cần phải có tầm nhìn sâu hơn nữa. Chắc chắn sự việc này sẽ còn diễn ra nữa nếu nguyên nhân gốc rễ của nó là ô nhiễm nguồn nước không được giải quyết”, một người dân nói.
Sự việc xảy ra ở hồ Varthur Lake đã trở thành tin tức hàng đầu trên trang nhất của các báo, đơn giản vì nó đang gióng lên hồi chuông báo động về mức độ ô nhiễm ở không chỉ Banglore nói riêng mà còn của cả Ấn Độ. Sau hồ Varthur Lake, còn một danh sách dài các hồ nước khác được đưa vào diện cần phải bảo vệ và khắc phục nhanh chóng.
Hàn Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Thấy "cát vàng" nổi lềnh bềnh trên biển, các thủy thủ tới xem và không tin vào mắt mình
Những thủy thủ chứng kiến cảnh tượng trên đã không thể tin điều diễn ra ngay trước mắt mình.
Các thủy thủ đã vô cùng sửng sốt khi chứng kiến tận mắt khoảnh khắc một hòn đảo mới được "chào đời" ngay giữa biển nước mênh mông sau khi một ngọn núi lửa phun trào dưới đáy biển.
Ngay giữa vùng nước mênh mông bỗng xuất hiện một hòn đảo thứ thiệt.
Đội thuyền viên của du thuyền Maiken đang ra khơi tại phía Nam Thái Bình Dương, gần quần đảo Vava'u ở Tonga thì bất chợt để ý thấy vùng biển đằng xa bỗng dưng đổi màu sẫm lại. Sau đó, khi họ tiếp cận, vùng biển này đột nhiên biến thành đất đá một cách đầy bí ẩn.
Các thủy thủ tàu Maiken nhận thấy một vùng biển khác thường đằng xa.
Họ quyết đinh lái thuyền lại gần để xem xét.
Cả một "bãi biển" mênh mông mở ra trước mắt.
Rất nhanh chóng, đoàn thủy thủ nhận ra "mảnh đất" này làm từ đá bọt.
Không lâu sau, cả một vùng đất lớn hiện ra, sủi bong bóng trồi lên khỏi mặt nước "tựa như sa mạc Sahara với những bãi cát mênh mông trải dài hết tầm mắt", theo như đoàn thủy thủ kể lại.
Bỗng dưng bãi biển xuất hiện giữa đại dương mênh mông.
Có người ví cảnh tượng này như sa mạc Sahara với những cồn cát trải dài bất tận. Đuôi tàu vạch một đường vạch dài trên lớp đá bọt dọc theo đường nó đi vào.
Đoàn thủy thủ đã ghi lại hiện tượng đặc biệt này bằng nhiều bức ảnh đáng chú ý được chụp trong lúc họ bơi thuyền đến gần nó để xem xét.
Sau khi cập bến "mảnh đất lạ", đoàn đã quyết định lái du thuyền tiến vào bề mặt lớp đá bọt thêm một chút nữa. Lúc này họ nhận ra thuyền của mình để lại một vệt dài sau đuôi tàu, cắt một đường vào lớp đá bọt.
Đi được một quãng, họ bỗng nghe thấy một tiếng rung chuyển từ xa. Khi họ quay lại hướng về phía tiếng động cách đó vài dặm, họ ngay lập tức nhìn thấy nước đang sủi bọt trên mặt biển. Đó chính là một ngọn núi lửa ngầm đang phun trào, cũng là nguồn gốc tạo ra vùng đá bọt nói trên. Đoàn thuyền mới thả neo và chiêm ngưỡng cảnh tượng kì lạ trước mặt.
Xa xa, họ nhìn thấy nước sỏi bọt trắng xóa...
Tiếp theo là một cột khói bốc lên mù mịt, đám khói dần che phủ kín cả bầu trời.
"Chúng tôi nhìn thấy một cột khói đen bốc lên trong không trung, và lúc đó chúng tôi hiểu ra đó chắc hẳn phải là một ngọn núi lửa", thủy thủ người Thụy Điển Fredrik Franson kể lại với tạp chí Discover.
"Cứ như thể có một cái gì đó đang cháy âm ỉ và bốc khói đen giống như than vậy, và khi ngọn núi lửa phun trào, chúng tôi có thể thấy các vật chất đất đá bắt đầu đùn lên". Một hòn đảo dần dần hiện ra ngay trên mặt nước.
Có thể nhìn thấy khá rõ hình dáng nhấp nhô của hòn đảo nhỏ mới ra đời.
Và lúc đó họ tận mắt chứng kiến một hòn đảo thực sự đang hình thành ngay trước mắt họ ở tại các nơi đáng lẽ ra phải là ngọn núi lửa ngầm Home Reef. Toàn bộ đoàn thủy thủ sững sờ không tin vào cảnh tượng mà họ đang nhìn thấy. Họ thậm chí còn lái thuyền lại gần để xem cho rõ, khẳng định rằng mình không phải đang bị ảo giác.
Đây quả thực là sự kiện cả đời có một, bởi lẽ dù các vụ phun trào dưới nước có thể xảy ra hàng chục lần một năm, chúng thường diễn ra tại những vùng biển xa xôi hoặc ở dưới độ sâu mà con người không thể tiếp cận được.
Cảnh tượng mà đoàn thủy thủ chứng kiến quả thật là sự kiện trăm năm có một.
Sự việc này đã khiến các nhà khoa học chú ý, nhưng lúc họ có thể tiếp cận hòn đảo khoảng 6 tháng sau, phần nhiều hòn đảo đã bị sóng biển cuốn trôi, bao gồm một phần dạt vào bờ Queensland, Australia cách đó khoảng hơn 3000km. Dù vậy, những hiện tượng núi lửa ngầm phun trào có tác động lâu dài đối với môi trường, vì chúng thu hút nhiều loài động vật như hàu, san hô, tảo và sò biển.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Hiện tượng hiếm thấy: Dòng sông khổng lồ dài 24km biến mất chỉ trong 4 ngày Đây được coi là một trong những hiện tượng hiếm gặp xảy ra trong tự nhiên được gọi là "dòng sông bị đánh cắp". Slims, dòng sông bắt nguồn từ một trong những con sông băng lớn nhất Canada, đã biến mất hoàn toàn chỉ trong vòng 4 ngày. Đây được coi là một trong những hiện tượng hiếm gặp xảy ra trong...