Sau cơn mưa bà chị nhặt được 1 vật bằng thủy tinh trong vườn, khi biết nó là cái gì thì rửa tay cả ngày vẫn thấy sợ
Trong thời đại cách ly để chống dịch Covid-19 này kể ra cũng có lắm chuyện bất ngờ ra phết.
Trong những ngày mà các ca mắc Covid-19 liên tục leo thang ở Mỹ, và lệnh phong tỏa đã có tác dụng ở nhiều bang, nhiều người dân của xứ cờ hoa đã chấp hành rất tốt bằng cách chỉ loanh quanh trong nhà, dọn dẹp lại mọi thứ cho gọn gàng, sạch sẽ, một trong số đó là bạn của em gái bà Jane, 61 tuổi, sống tại bang Indiana.
Mọi chuyện bắt đầu từ khi bạn của em gái bà Jane quyết định dọn dẹp lại khu vườn sau khi một cơn mưa lớn quét qua đây.
Rồi trong quá trình đó, người này bỗng dưng phát hiện được một vật bằng thủy tinh trong suốt có chiều dài khoảng 11,5 cm, đường kính đáy tầm 4,5 cm, đường kính phần nhô ra ở giữa tầm 3,8 cm, trông khá đẹp, nhưng chẳng rõ là thứ gì và để làm gì.
Bà Jane đã đăng hình ảnh lên một hội nhóm sưu tầm đồ thủy tinh trên Facebook để hỏi cho ra nhẽ. (Nguồn ảnh: Kennedy News & Media)
Video đang HOT
Người phụ nữ không chắc, nên mới nhờ bà Jane lên Facebook mò mẫm vào một hội chuyên sưu tầm đồ thủy tinh để hỏi cho ra nhẽ mới thôi.
“Một người bạn của em gái tôi đã vô tình phát hiện được vật bằng thủy tinh này. Vì không biết là thứ gì nên cô ấy mới tới nhờ tôi giúp và tôi lại nhờ mọi người xem giúp. Hy vọng có thể biết được nó là thứ gì. Tôi đoán đó là một chiếc nút chai hoặc một quân cờ thôi”, bà Jane viết trên Facebook.
Thế rồi, bà Jane đã tá hỏa khi một chuyên gia trong hội nhóm đó đã trả lời rằng, đó chẳng phải nút chai hay quân cờ, mà là một loại… đồ chơi người lớn, chẳng hiểu đã bị ai dùng qua và vứt đi, theo nước mưa trôi dạt đến khu vườn nhà bạn của em gái bà.
Khỏi phải nói, bà Jane cũng như em gái bà và cô bạn kia đã ngại ngùng như thế nào khi biết được sự thật. Bà Jane đã nói đùa rằng, “Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy những thứ kiểu như vậy, và đã đem toàn bộ xà phòng trong nhà ra rửa tay mà còn chưa hết ghê, mặc dù tôi và em gái tôi còn chưa chạm vào nó”.
“Mặc dù vậy, chúng tôi cũng đã có được một bài học thú vị”, bà Jane kết luận.
Bài đăng của bà Jane đã gây được sự chú ý bất ngờ với nhiều lượt thích và bình luận đến nỗi, quản trị của trang Facebook nói trên phải tắt bớt chức năng bình luận.
Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng đây là một trò đùa trong những ngày cách ly để mọi người thấy bớt nhàm chán hơn mà thôi.
Mặc dù vậy, bà Jane khẳng định đây là chuyện có thật 100%, nhưng vì tính chất nhạy cảm của câu chuyện, và do họ đều là những người đi nhà thờ, nên không muốn công bố danh tính và hình ảnh để tránh gây ra những điều tiếng không đáng có.
Hiện câu chuyện vẫn thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng.
Thanh Hương
Sự thật về hình ảnh nước Ý sạch đẹp ngỡ ngàng giữa dịch Covid-19, thiên nga và cá heo xuất hiện bơi lội ở kênh đào Venice
Người dùng mạng đã đua nhau chia sẻ hình ảnh hiếm có về những con thiên nga và cá heo tung tăng bơi lội giữa nước Ý sau khi nơi đây trở nên vắng vẻ lạ thường vì Covid-19.
Giữa một loạt những thông tin ảm đạm về số ca nhiễm Covid-19 tăng không ngừng ở châu Âu, lệnh phong tỏa lần lượt được đưa ra hay sự thiếu thốn của ngành y tế thì mới đây, nhiều câu chuyện và hình ảnh mới ý nghĩa vui vẻ, tích cực giữa dịch bệnh đã được chia sẻ trên mạng xã hội.
Trong tuần qua, người dùng mạng Twitter đã lan truyền hình ảnh vắng vẻ nhưng vô cùng sạch đẹp và nên thơ ở kênh đào Venice, địa điểm du lịch nổi tiếng của nước Ý. Thậm chí, người dùng mạng còn chia sẻ hình ảnh và video về những con thiên nga hay những con cá heo tung tăng bơi lội tại đây.
Chúng nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và khiến nhiều người tin rằng nhờ lệnh phong tỏa vì dịch bệnh mà đã giúp Venice trở nên yên bình, trong xanh hơn và trả lại môi trường sống cho những con vật nơi đây. Hàng trăm lượt thích và bình luận đã dành cho những cảnh tượng hiếm thấy ở trên và nhiều người cảm thấy vui mừng vì thiên nhiên đã được trở về đúng nghĩa của nó.
Hình ảnh thiên nga và cá heo bơi lội được người dùng mạng chia sẻ.
Tuy nhiên, theo trang National Geographic, thông tin về những bức hình trên đều không đúng sự thật. Hình ảnh những con thiên nga bơi lội thực tế được chụp ở Burano, một hòn đảo nhỏ nằm ở miền Bắc nước Ý không phải là ở kênh đào Venice. Trong khi đó, đoạn video và hình ảnh về con cá heo bơi lội thực chất là có nguồn gốc ở đảo Sardinia, thuộc Địa Trung Hải, một vùng tự trị của Ý.
Các chuyên gia nghiên cứu về truyền thông cho hay, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng mạng ngày một tăng cao. Và nhiều người vì mục đích thu hút sự chú ý đã đăng tải những hình ảnh hấp dẫn nhưng thông tin chưa được xác thực hoặc sai sự thật.
Theo một số chuyên gia, các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải tinh thần tích cực và tiêu cực của người dùng mạng, nhất là khi trong thời gian cách ly, mọi người kết nối với nhau qua mạng xã hội. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên chia sẻ những điều tích cực nhưng chắc chắn đó phải là những tin chính thống và xác thực.
Thuê căn nhà 120 năm thì thấy "hồn ma" giữa đêm, người phụ nữ thở phào khi biết sự thật Đang chuẩn bị đi ngủ thì thấy một "khuôn mặt quỷ" phát sáng ngay trước mặt mình, người mẹ 3 con này đã vô cùng sợ hãi cho đến khi cô phát hiện ra sự thật trái ngược. Thông thường, bố mẹ phải là người an ủi con gái vì những nỗi sợ hãi vô hình giữa đêm nhưng đôi khi, những tình...