Sau cơn hôn mê, bàng hoàng khi biết tay chân bị cắt chỉ vì… chó cưng
Hầu hết các chú cún cưng đều có thể là bạn tốt của bạn. Nhưng hãy cẩn thận, miệng của chúng đầy vi khuẩn.
Đừng để thú cưng liếm vào các vết trầy xước! – Ảnh minh họa: Shutterstock
Bàng hoàng sau cơn hôn mê: Bị cắt bỏ tay chân
Một phụ nữ đã tỉnh dậy sau cơn hôn mê với tứ chi bị cắt cụt một phần, sau khi bị hoại tử từ vi khuẩn Capnocytophaga, do chó cưng liếm một vết xước nhỏ trên cánh tay của cô, theo Insider và CNN.
Marie Trainer, từ Ohio (Mỹ) đã phải xin nghỉ làm vài ngày do đau lưng và buồn nôn. Sau đó, cô sốt rất cao, rồi lại rét run và đã được đưa đi cấp cứu ở quận Stark, Ohio.
Cô đã mê sảng, rồi bất tỉnh khi vào phòng chăm sóc đặc biệt. Da cô bắt đầu nhanh chóng chuyển màu đỏ tía, và biến thành hoại tử. Nhiễm trùng lan đến chóp mũi, tai, chân và mặt của cô. Sau đó cơ thể cô xuất hiện những cục máu đông.
Các bác sĩ đã chiến đấu để cứu mạng và cả tay chân cô bằng cách loại bỏ nhiều cục máu đông – gây ra chứng hoại tử hoặc chết mô ở tay và chân. Nhưng để cứu mạng cô, họ đã không thể giữ được tứ chi, theo Insider.
Khi tỉnh dậy 9 ngày sau, cô bàng hoàng nhận thấy tay và chân đã bị cắt bỏ.
Cho đến nay, cô đã trải qua 8 cuộc phẫu thuật.
Vi khuẩn Capnocytophaga phổ biến ở chó, mèo
Xét nghiệm máu và vi sinh xác nhận rằng cô bị nhiễm trùng do vi khuẩn Capnocytophaga, lây truyền sau khi chó cưng liếm một vết xước trên cánh tay cô, Fox 8 đưa tin.
Video đang HOT
Hầu hết các vật nuôi khỏe mạnh đều mang vi khuẩn Capnocytophaga. Loại vi khuẩn này phổ biến ở chó và mèo. Có đến 74% chó có vi khuẩn trong miệng và không bao giờ bị bệnh. Mèo cũng là vật chủ của Capnocytophaga, nhưng chúng ít có khả năng lây truyền sang người. Chó có khả năng truyền vi khuẩn nhiều hơn mèo, đặc biệt là qua vết cắn.
Nhưng đa số mọi người tiếp xúc với chó và mèo đều không bị bệnh và hiếm khi Capnocytophaga gây bệnh ở người.
Tuy vậy, trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng máu và 30% trường hợp nhiễm Capnocytophaga nghiêm trọng có thể tử vong.
Những người có nguy cơ cao nhất, có thể gặp nguy hiểm, là những người có hệ thống miễn dịch yếu, như người cao tuổi, bệnh nhân HIV hoặc ung thư, những người đã cắt bỏ lá lách và người uống nhiều rượu, thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ cho thấy.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, tiến sĩ Thomas Butler, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Đại học Kỹ thuật Texas (Mỹ), đã nói với Insider rằng vi khuẩn Capnocytophaga có thể lây lan khi nước bọt tiếp xúc với vết thương hở, bất cứ vết trầy xước nào hoặc qua niêm mạc như mắt, mũi hoặc miệng. Đây là lý do tại sao chỉ một cái liếm từ thú cưng yêu thích của bạn, đặc biệt là trên khuôn mặt, có thể trở thành vấn đề.
Những người bị bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng trong vòng 3 – 5 ngày, mặc dù một số có thể có dấu hiệu sớm hơn hoặc muộn hơn.
Nhiễm trùng Capnocytophaga có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm: Vết rộp, sốt, nhầm lẫn, nôn mửa, đau cơ và khớp có thể xuất hiện bất cứ nơi nào từ 1 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ.
Nhiễm trùng có thể leo thang đến các biến chứng có nguy cơ gây tử vong như nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng. Sốt cao, ớn lạnh, đau đớn cùng cực, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt và đổ mồ hôi lạnh là những dấu hiệu của nhiễm trùng huyết
Nếu bạn nghi ngờ nhiễm trùng huyết và tình trạng của bạn nhanh chóng xấu đi, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Nhiễm trùng máu có thể gây hoại tử hoặc chết mô, có thể phải cắt cụt chi.
Vậy nên làm gì?
Hãy cứ tiếp tục chơi với thú cưng của bạn, chỉ cần đảm bảo rửa tay và bất cứ vết nước dãi nào dính trên các bộ phận cơ thể bạn đúng cách.
Hãy luôn rửa bất kỳ vết cắn hoặc vết xước nào nếu tiếp xúc với thú cưng, bằng xà phòng và nước ngay lập tức – chúng có thể mang nhiều vi khuẩn hơn, kể cả bệnh dại, theo Insider.
Theo thanhnien
Sau cú liếm âu yếm của chó cưng, nhà tạo mẫu tóc gặp nguy đến nỗi phải cắt cụt tay chân
Nhiễm khuẩn sau một lần bị chó liếm, nhà tạo mẫu tóc rơi vào trạng thái hôn mê 10 ngày và tay chân bị cắt cụt để bảo toàn tính mạng.
Người phụ nữ bị nhiễm khuẩn do chó liếm, phải cắt bỏ tay chân để giữ mạng sống
Một phụ nữ ở Ohio tỉnh dậy sau 10 ngày hôn mê với tay chân bị cắt cụt. Theo đó, Marie Trainer, 54 tuổi, một nhà tạo mẫu tóc từ Alliance, Ohio, đã ngã bệnh một ngày sau khi trở về từ kỳ nghỉ cùng chồng ở Caribbean.
Tình trạng ban đầu của cô giống như cảm cúm, đau lưng nhưng rất nhanh sau đó xuất hiện nhiễm trùng huyết. Khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hoảng khi cô dương tính với capnocytophaga, một loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chó và mèo và có thể gây nhiễm trùng chết người ở người.
Trainer tỉnh dậy sau 10 ngày hôn mê với tay chân bị cắt cụt.
Trainer đã ở bệnh viện Aultman trong 2 tháng rưỡi và chịu đựng 8 cuộc phẫu thuật. Mặc dù vậy, tốc độ lây lan quá nhanh của loài vi khuẩn này đã khiến họ bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ chân tay của cô để bảo toàn tính mạng.
"Khi mở mắt ra, tôi không còn nhớ mình đang ở đâu, sau đó mới phát hiện bị hôn mê mất 10 ngày với tay chân cắt cụt", Trainer nói.
Các bác sĩ nghi ngờ một trong hai con chó mà nhà tạo mẫu tóc này nói với chồng mình. Chúng đã liếm vào vết thương hở trên cánh tay cô, dẫn đến nhiễm trùng nhanh và nghiêm trọng một cách bất thường bởi trước đó người phụ nữ này không có tiền sử bệnh nào khác.
Trainer trước khi bị nhiễm khuẩn, hoàn toàn khỏe mạnh và sống vui vẻ.
Capnocytophaga Canimorsus có khả năng gây bệnh hiếm gặp ở những người khỏe mạnh. Thông thường, các phản ứng cực đoan như vậy chỉ ảnh hưởng đến những người mắc bệnh từ trước hoặc hệ thống miễn dịch yếu.
Nhiễm trùng capnocytophaga thường có thể được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh và được khuyên dùng tối thiểu trong 3 tuần. Nhưng ở một số trường hợp, vi khuẩn di chuyển nhanh, lây lan sang các mô và tế bào toàn cơ thể có thể dẫn đến hoại tử, đau tim và suy thận nhanh chóng.
Nhiễm khuẩn Capnocytophaga canimorsus vô cùng nguy hiểm, phòng tránh bằng cách nào?
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), Capnocytophaga canimorsus được tìm thấy trong nước bọt của chó và mèo khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2014 từ Nhật Bản cho thấy vi khuẩn trú ngụ 69% ở chó và 54% ở mèo. Vi khuẩn có thể lây truyền sang người qua vết cắn, liếm, hoặc thậm chí chỉ cần sống gần với động vật trong thời gian dài, vi khuẩn có thể xâm nhập qua da ngay cả khi không bị cào cấu, có vết thương.
Một nghiên cứu về vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus cho thấy, trong khi bình thường hoàn toàn vô hại, loại vi khuẩn này lại gây ra tác hại vô cùng khủng khiếp đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn hại.
Một nghiên cứu về vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus cho thấy, trong khi bình thường hoàn toàn vô hại, loại vi khuẩn này lại gây ra tác hại vô cùng khủng khiếp đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn hại.
CDC cảnh báo, dù có yêu chiều thú cưng đến đâu cũng không nên hôn chúng. Capnocytophaga Canimorsus, một tác nhân gây bệnh vi khuẩn, thường được tìm thấy trong nước bọt của mèo và chó. Nó có khả năng hiếm hoi gây bệnh ở những người khỏe mạnh nhưng đã được biết là gây ra bệnh nghiêm trọng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Sự lây truyền của vi khuẩn có thể xảy ra thông qua vết cắn, liếm.
CDC cũng cho biết, các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng từ 1-8 ngày tiếp xúc nhưng chủ yếu vào ngày thứ hai. Chúng có thể từ các triệu chứng giống cúm đến nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng thường có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh và được khuyên dùng ít nhất trong 3 tuần. Nhưng cũng có trường hợp nhiễm trùng nặng dẫn đến cắt cụt do hoại tử, đau tim và suy thận.
Chẩn đoán nhiễm trùng càng sớm cơ hội sống sót càng cao. Khoảng 30% người bị nhiễm bệnh đã tử vong do nhiễm khuẩn Capnocytophaga Canimorsus được Cdc công bố. Giới chuyên gia cảnh báo, khi nuôi chó mèo cần cẩn thận, tránh tiếp xúc nước bọt, sau khi ôm ấp, vuốt ve, chơi đùa cùng cần phải đi rửa sạch tay chân càng sớm càng tốt.
(Nguồn: Dailymail, Cdc, NIH)
Theo Helino
Bé trai 5 tuổi rơi xuống giếng sâu 8 mét Khi được người lớn phát hiện, em bé ở Nghệ An đã ở trong giếng 15 phút và hôn mê do đuối nước. Ngày 1/8, bé được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Quỳnh Hợp cấp cứu sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc Nghệ An. Bé hôn mê, chỉ số glasgow chỉ còn 3/15 điểm (mức...