Nghiên cứu mới cho thấy sau một cơn đau tim, rủi ro bị đột quỵ gia tăng trong một thời gian dài hơn suy nghĩ trước đây, theo UPI.
Shutterstock
“Một cơn đau tim là một tác nhân rủi ro trong ít nhất 3 tháng. Đây là thông tin quan trọng do toàn bộ dữ liệu mà chúng ta có được cho đến nay cho thấy đau tim chỉ là một tác nhân rủi ro gây đột quỵ trong 1 tháng”, phó giáo sư khoa học thần kinh Alexander Merkler của Đại học Y khoa Weill Cornell (Mỹ), thuộc nhóm nghiên cứu phát biểu.
Hiện chưa rõ tại sao đau tim làm tăng rủi ro đột quỵ.
Theo phó giáo sư Merkler, đó có thể là do thương tổn đối với tim gây ra các huyết khối vốn có thể di chuyển đến não. Phát hiện này sẽ giúp thay đổi cách mọi người nghĩ về mối quan hệ giữa đau tim và đột quỵ.
Video đang HOT
Nhằm tìm hiểu vấn đề trên, phó giáo sư Merkler và các cộng sự đã xem xét hơn 1,7 triệu bệnh nhân tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Medicare của Mỹ, trong đó hơn 46.000 người đã nhập viện do đau tim và 80.000 người do đột quỵ.
Các chuyên gia đã phát hiện rủi ro gia tăng ở các bệnh nhân từng bị đau tim so với những người không bị.
Rủi ro cao nhất là trong 1 tháng sau khi bệnh nhân đau tim xuất viện, nhưng rủi ro vẫn cao trong 5-12 tuần sau khi rời bệnh viện. Sau 12 tuần, rủi ro dường như trở lại mức trước khi bị đau tim.
Theo thanhnien
Lợi ích không ngờ từ thịt cua
Thịt cua giàu dinh dưỡng giúp giảm cân, tim khỏe mạnh, thị lực tốt và ngăn ngừa ung thư.
Theo Boldsky, thịt cua chứa chất béo thiết yếu, dinh dưỡng và khoáng chất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn thịt cua hai hoặc ba lần một tuần.
Thịt cua có nhiều lợi ích với sức khỏe.
Giảm cân
Thịt cua có hàm lượng calo thấp, chứa khoảng 1,5 g chất béo, phần còn lại protein. Do đó cua là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thừa cân, béo phì hoặc đang cố gắng giữ vóc dáng chuẩn đẹp.
Cải thiện thị lực
Cua là nguồn vitamin A dồi dào giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Bảo vệ trái tim
Cua nhiều axit béo omega 3, selen và đồng, giảm cholesterol xấu cho cơ thể. Cholesterol xấu làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Ngăn ngừa ung thư
Cua nhiều khoáng selen có tác dụng chặn những tác nhân gây ung thư như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 như thịt cua có thể ngăn ung thư tuyến tiền liệt lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Hòa Bình
Theo VNE
Cá biển tốt cho sức khỏe như thế nào? Cá biển, đặc biệt là các loại cá nhiều mỡ, là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một số người vẫn lo ngại về hàm lượng thủy ngân trong cá biển. Cá biển có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe - ẢNH: SHUTTERSTOCK Bảo vệ tim Ăn cá biển và các loại cá...
Tin mới nhất
Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới
05:51:15 19/12/2024
Trước đây, để điều trị phình động mạch não, người bệnh thường phải đi đến các TP lớn, không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn khiến việc chăm sóc sau can thiệp gặp nhiều khó khăn.
Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất
05:48:08 19/12/2024
Thật không may, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp nấu bông cải xanh thông thường, như luộc và làm chín bằng lò vi sóng, làm giảm đáng kể lượng glucosinolate trong bông cải. Và myrosinase cũng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt.
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
05:42:25 19/12/2024
Bên cạnh đó, người dân thuộc nhóm nguy cơ cao, thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo cũng có thể tiêm dự phòng vaccine dại và tiêm vaccine dại ngay lập tức nếu không may bị chó, mèo cắn.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3
12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp
11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường
11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?
10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động
09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần
09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai
09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?
09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?
09:06:11 18/12/2024
Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tùy thuộc vào loại polyp.