Sau ‘Cô Ba Sài Gòn’, áo dài và vẻ đẹp xưa của hòn ngọc Viễn Đông sẽ tái hiện trong phim ‘Mỹ nhân Sài thành’
Thông qua số phận của ba người đẹp Thanh Trà ( Ngân Khánh), Bạch Trà ( Dương Mỹ Linh) và Hồng Trà ( Khánh My) cùng những mối quan hệ xung quanh, bộ phim “ Mỹ nhân Sài Thành” đã phản chiếu đời sống phù hoa đô hội hòn ngọc Viễn Đông một thời.
Được đặt trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động tại miền Nam Việt Nam những năm 1950, Mỹ nhân Sài thành ban đầu có một kịch bản đồ sộ, lên tới 100 tập. Tuy nhiên, đạo diễn – NSƯT Lê Cung Bắc đã cân đối giữa tính nghệ thuật và tính lịch sử để giảm xuống còn 49 tập nhưng vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ câu chuyện tới người xem mà vẫn mạnh lạc, rõ ràng. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh cuộc đời của 3 mỹ nhân Sài Thành những năm 1950 – Bạch Trà, Hồng Trà và Thanh Trà. Mối liên kết giữa 3 người đẹp, cuộc đời với nhiều sóng gió cùng những nút thắt – mở đầy kịch tính hứa hẹn sẽ cuốn hút khán giả.
Thanh Trà (Ngân Khánh), Bạch Trà (Dương Mỹ Linh) và Hồng Trà (Khánh My)
Điểm cuốn hút đầu tiên của bộ phim là sự gặp gỡ của ba người đẹp cùng chuỗi những kịch tính xuất hiện từ đầu phim tới cuối phim về số phận của họ. Ba cô gái cùng tên nhưng có 3 số phận khác nhau, mỗi người đều tự tìm cho mình một lựa chọn về cuộc sống.
Để làm nổi bật 3 nhân vật nữ Bạch Trà, Hồng Trà và Thanh Trà, đạo diễn – NSƯT Lê Cung Bắc đã rất cẩn trọng trong việc lựa chọn 3 diễn viên nữ, lần lượt là Dương Mỹ Linh, Khánh My và Ngân Khánh. Họ đều là những diễn viên có ngoại hình đẹp và phù hợp với nhân vật.
Giới thiệu phim Mỹ nhân Sài Thành.
Bên cạnh việc sử dụng tư liệu lịch sử, đạo diễn cùng ekip thực hiện bộ phim đã dày công đầu tư cho bối cảnh, phục trang và đạo cụ, góp phần tái hiện một phần Sài Gòn xưa một cách chân thực, sinh động.
Đạo diễn Lê Cung Bắc nổi tiếng với các phim truyền hình thập niên 1990 – 2000 như Người đẹp Tây Đô, Dòng đời, Ngược sóng, Vó ngựa trời Nam… Với nội dung liên quan nhiều đến yếu tố lịch sử, bối cảnh xưa cũ, việc thực hiện thành phim là một thách thức không nhỏ với nhà sản xuất và đạo diễn cùng toàn bộ ê-kíp tham gia. Đội ngũ sáng tạo phải sử dụng nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, kỹ xảo để tái hiện một phần bối cảnh Sài Gòn xưa.
Đạo diễn Lê Cung Bắc.
Thông qua số phận của ba người đẹp Thanh Trà ( Ngân Khánh), Bạch Trà ( Dương Mỹ Linh) và Hồng Trà ( Khánh My) cùng những mối quan hệ xung quanh, bộ phim đã phản chiếu đời sống phù hoa đô hội của Sài thành – hòn ngọc Viễn Đông một thời. Phim còn quy tụ một dàn diễn viên hùng hậu như Lê Bình, Thương Tín, Lý Hùng, Huỳnh Đông, Khánh Huyền, Mai Sơn Lâm, Phương Mai…
Với sự kết hợp giữa một câu chuyện phim dày dặn, dàn diễn viên nổi bật cùng thông điệp phim ý nghĩa, 49 tập phim Mỹ nhân Sài Thành hứa hẹn sẽ hấp dẫn khán giả khi lên sóng. Mỹ nhân Sài Thành phát sóng vào 20h45 thứ Hai, Ba, Tư hàng tuần trên kênh VTV1 từ ngày 07/05/2018.
Theo Saostar
Cô Ba Sài Gòn thứ thiệt bất ngờ xuất hiện trên sóng truyền hình
Nếu "Cô Ba Sài Gòn" của Ngô Thanh Vân mượn bối cảnh Sài Gòn xưa để làm khởi đầu cho câu chuyện về quốc phục áo dài thì mới đây, thông tin phim truyền hình "Mộng phù hoa" sẽ phát sóng trong tháng 1/2018 khiến nhiều khán giả hứng thú vì lấy cảm hứng từ cuộc đời của "đệ nhất mỹ nữ Sài Gòn", Cô Ba Trà.
Ngày 29/1/2018 tới đây, trên sóng VTV3 sẽ phát bộ phim Mộng phù hoa, lấy cảm hứng từ cuộc đời của "đệ nhất mỹ nữ Sài Gòn" ngày xưa - Trần Ngọc Trà, biệt danh Cô Ba Trà.
Cô Ba Trà, tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906 tại Cần Đước, Long An. Cô được mọi người xem là là "đệ nhất mỹ nữ Sài Gòn" trước đây. Cô Ba Trà còn có biệt danh tiếng Pháp là Yvette Trà, ghép với tên Yvette - một nữ tài tử nổi tiếng trên màn bạc lúc đó
Trailer "Mộng phù hoa"
Kim Tuyến vào vai chính Greta Trang, còn gọi là Ba Trang
Với biệt danh "Ngôi sao Sài Gòn" cao quý
Tác giả kịch bản Nguyễn Chương cho biết ông hứng thứ về cô Ba Trà sau khi đọc Sài Gòn tạp pín lù của học giả Vương Hồng Sển cùng nhiều tư liệu khác về nhân vật này. "Không như một số mỹ nhân khác, cô Ba Trà ý thức rất rõ sức mạnh của nhan sắc, nên chủ động tận dụng nhan sắc để kiếm tiền, chủ động xông vào sự cám dỗ" - Nguyễn Chương chia sẻ.
Chính cá tính ấy của cô Ba Trà, cùng với nỗi xót xa về thân phận hồng nhan bạc mệnh là nguồn cảm hứng để làm nên nội dung của Mộng phù hoa.
Một chi tiết đặc biệt của nhân vật Ba Trang có trong kịch bản được xây dựng từ chính cô Ba Trà, đó là thói quen xài tiền như nước lẫn việc ỷ lại, cứ hết tiền của ông đốc này sẽ được công tử khác cung phụng, thói xấu này đến bây giờ vẫn có rất nhiều người mắc phải.
Cuộc đời Ba Trang nhiều sóng gió
...và những khoảng lặng
Những tình tiết xoay quanh nhân vật Ba Trang lúc nhỏ cũng được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Ba Trà. Cha chết tức tưởi vì nghi ngờ mẹ mình ngoại tình, sau đó đến phiên bà nội đột tử, chuỗi ngày bi kịch của Ba Trang bắt đầu trong ngày mưa gió tầm tã khi cô phải tiễn đưa hai người thân yêu xuống cửu tuyền...
Cuộc sống xa hoa của Ba Trang khi trở thành một nhan sắc nức tiếng Sài Gòn khiến bao công tử phải điêu đứng cũng được "phác họa" từ chính những câu chuyện quanh cuộc đời cô Ba Trà. "Có không ít cảnh quay phát triển từ giai thoại về lòng si mê của Hắc - Bạch công tử với cô Ba Trà như: dùng tiền mệnh giá lớn đốt để tìm tờ tiền có mệnh giá nhỏ; hay mua kim cương nhưng không cho mỹ nhân lựa mà kêu: hốt hết, cái nào không ưng thì bỏ; hoặc đua xe cổ...", đạo diễn Trần Quế Ngọc cho biết.
Thân Thúy Hà
Tường Vi
Hoàng Anh
và Nhan Phúc Vinh là những tên tuổi khác sẽ xuất hiện trong phim
Theo chia sẻ từ đạo diễn, trong Mộng phù hoa, việc chuẩn bị bối cảnh, phục trang, đạo cụ để tạo không khí Sài Gòn cũng như Nam kỳ xưa, từ việc phục dựng đường phố, xe cộ, quán xá đến khí chất con người như các công tử Bạc Liêu hào sảng, những ông Tây phóng khoáng... rất tốn thời gian và kinh phí, phải gấp 2, 3 lần đối với phim về xã hội bây giờ.
Vậy là sau khi phim điện ảnh Cô Ba Sài Gòn do Ngô Thanh Vân sản xuất, lấy chất liệu Sài Gòn những năm 60 làm điểm bắt đầu cho một câu chuyện truyền cảm hứng về thời trang thì Mộng phù hoa của đạo diễn Trần Quế Ngọc chính là một phiên bản "liên quan hơn" về cô Ba Sài Gòn thực thụ.
Phim dài 36 tập, dự kiến lên sóng VTV3 lúc 21h40 thứ Hai, Ba hàng tuần từ ngày 29/1/2018.
Theo Trí Thức Trẻ
"Cô Ba Sài Gòn" thiếu chất Sài Gòn "Sài Gòn của tôi đâu rồi"? Là câu hỏi đắt giá mà nhân vật Như Ý đã thốt lên khi cô đột nhiên bị chuyển từ bối cảnh 1960 sang bối cảnh 2017 của bộ phim được mong đợi nhất những tháng cuối năm "Cô Ba Sài Gòn". Nhưng tất nhiên bộ phim không trả lời câu hỏi trên, mà nó chỉ ám...