Sáu chương trình nghị sự tài chính trong Năm chủ tịch G20 của Indonesia
Ngày 9/12, Indonesia đã công bố 6 chương trình nghị sự ưu tiên về tài chính trong Năm chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) xoay quanh phục hồi hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và số hóa.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Italy ngày 30/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chương trình nghị sự này bao gồm chiến lược rút lui nhằm hỗ trợ phục hồi, giải quyết các tác động lâu dài nhằm đảm bảo tăng trưởng trong tương lai, hệ thống thanh toán trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tài chính bền vững, toàn diện tài chính kỹ thuật số, và thuế quốc tế.
Sáu chương trình nghị sự trên sẽ là tâm điểm của các cuộc thảo luận của G20 liên quan đến các vấn đề kinh tế, tài chính và tiền tệ trong suốt nhiệm kỳ chủ tịch của Indonesia chính thức bắt đầu vào ngày 1/12 vừa qua. Trong đó, hai chương trình nghị sự đầu tiên là sự tiếp nối các nỗ lực của hai Chủ tịch G20 tiền nhiệm Italia và Saudi Arabia nhằm mục đích điều phối quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch COVID-19.
Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani, một trong những công việc này là sự cần thiết giải quyết sự phục hồi kinh tế không đồng đều, ngăn chặn tác động từ việc bình thường hóa các chính sách tiền tệ, và tăng cường vai trò của các cơ quan đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Phát biểu họp báo trực tuyến, bà Sri Mulyani khẳng định: “Trong nỗ lực kiểm soát lạm phát, chúng ta có thể thảo luận tại diễn đàn G20 này để nó không gây ra thiệt hại lớn cho phần còn lại của thế giới”.
Chương trình nghị sự thứ ba và thứ năm liên quan đến số hóa. Indonesia sẽ nỗ lực tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế nhằm tăng cường hệ thống thanh toán xuyên biên giới, trong đó có việc thảo luận về các nguyên tắc chung về tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) và tận dụng công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Cũng phát biểu tại họp báo, Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho rằng “hệ thống thanh toán ưa thích là cách tăng tốc và đơn giản hóa các giao dịch xuyên biên giới với phí giao dịch thấp”.
Liên quan đến chương trình nghị sự thứ tư, Indonesia sẽ tìm cách giải quyết các rào cản tài chính đối với các nỗ lực giảm thiểu thiệt hại của tình trạng biến đổi khí hậu như phát triển các công nghệ giảm phát thải khí carbon và xây dựng các cơ sở năng lượng tái tạo. Cuối cùng, Indonesia sẽ tìm cách biến hệ thống thuế quốc tế trở nên công bằng hơn giữa các nước phát triển và đang phát triển, bằng cách điều phối các chính sách thuế đối với các công ty công nghệ đa quốc gia.
Trung Quốc cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu điện trầm trọng
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ tăng nhập khẩu than đá và điều chỉnh giá điện theo cung - cầu của thị trường, trong bối cảnh nước này rơi vào cuộc khủng hoảng thiếu điện trầm trọng.
Video đang HOT
16 trong số 31 tỉnh thành của Trung Quốc phải cắt điện luân phiên để giảm phát thải khí carbon (Ảnh: AP).
Cuộc khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc gần đây đã trở nên nghiêm trọng sau khi hơn một nửa tỉnh thành ở nước này phải chịu đựng tình trạng cắt điện luân phiên.
Theo SCMP , việc cắt điện là khá phổ biến ở Trung Quốc nhưng thường chỉ giới hạn ở lĩnh vực công nghiệp. Nhưng tần suất mất điện đã tăng lên kể từ nửa cuối năm ngoái và đến nay xảy ra ở các hộ gia đình.
Tổng cộng có 16 trong số 31 tỉnh thành ở Trung Quốc đã phải cắt điện luân phiên nhằm đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải hàng năm mà chính phủ đề ra, sau khi không đạt được mục tiêu này vào đầu năm.
Không đạt mục tiêu giảm phát thải khí carbon hàng năm do chính phủ đưa ra, chính quyền nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp gấp rút như cắt điện luân phiên trên diện rộng, nhưng tình trạng thiếu nguồn than cũng là nguyên nhân làm bùng nổ cuộc khủng hoảng thiếu điện hiện nay.
Việc cắt điện luân phiên đã tác động tới nhiều ngành sản xuất tại Trung Quốc, từ công nghiệp nặng cho tới công nghiệp nhẹ, và làm đảo lộn cuộc sống của người dân.
Trước tình trạng trên, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, hôm 29/9 thông báo sẽ "thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường điều chỉnh cung và cầu", nhưng không tiết lộ chi tiết về kế hoạch cải cách giá điện. "Giá điện và khí đốt phục vụ sinh hoạt của người dân về cơ bản vẫn ổn định, theo đúng chính sách giá", NDRC khẳng định.
Điện tại Trung Quốc thường được bán theo tỷ giá quy định, cho phép các tỉnh được tăng hoặc giảm tối đa 10%. Một số tỉnh đã tăng tối đa 10%, vì vậy họ có thể phải tăng thêm để bù vào giá than tăng cao chót vót.
Trước đó, vào tháng 7, NDRC đã ám chỉ rằng cơ quan này có thể thay đổi cách thiết lập giá điện dân dụng để thích ứng tốt hơn chi phí nguồn cung điện.
NDRC cũng cho biết sẽ "nâng năng lực sản xuất than", "đảm bảo rằng các nhà máy điện than được phân phối đầy đủ" và "tăng cường nhập khẩu than một cách có trật tự".
Tổng công ty Lưới điện Nhà nước Trung Quốc hôm 27/9 thông báo sẽ bắt đầu thực hiện các chính sách để giải quyết tình trạng cắt điện và đảm bảo khôi phục nguồn cung cấp điện và sinh kế cho người dân.
16 tỉnh thành bị cắt điện luân phiên
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) , cuộc khủng hoảng nguồn cung cấp điện của Trung Quốc đã leo thang trong tuần qua, với hơn một nửa đất nước phải chịu dựng tình trạng cắt điện, khiến nó trở thành một trong những ví dụ điển hình nhất về việc phân bổ năng lượng trong lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là khi xem xét tác động của nó đối với các hộ gia đình.
Tháng trước, NDRC đã chỉ trích "mức độ tiêu thụ điện cao" của 9 tỉnh gồm Quảng Đông, Giang Tô, Vân Nam, Phúc Kiến, Thiểm Tây, Quảng Tây, Ninh Hạ, Thanh Hải và Tân Cương. Những tỉnh này bị cảnh cáo vì ngày càng sử dụng nhiều năng lượng thay vì cắt giảm.
Bà Meng Wei, phát ngôn viên của NDRC, cho biết: "Thêm 10 tỉnh không đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tiêu thụ điện và tình hình tiết kiệm năng lượng quốc gia đang rất nghiêm trọng".
Một năm trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra cam kết rằng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia không còn phát thải carbon vào năm 2060. Đầu năm nay, Bắc Kinh đã vạch ra những chiến lược nhằm tăng cường nỗ lực kiểm soát việc sử dụng năng lượng quốc gia bằng cách cắt giảm 3% mức tiêu thụ điện trên mức tương ứng với GDP vào năm 2021.
Cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên trầm trọng hơn vào những tháng cuối năm, do các tỉnh thành ở Trung Quốc đứng trước sức ép phải đạt mục tiêu đề ra. Đây thực sự là "thời hạn khó" vì các tỉnh thành sẽ không còn thời gian và cơ hội để khắc phục thiếu sót như thời hạn đầu năm.
Chính quyền Bắc Kinh cũng tăng gấp đôi các nỗ lực bằng cách thúc giục các chính quyền địa phương hạn chế các hoạt động tiêu thụ nhiều điện cũng như các dự án phát thải khí carbon lớn.
Tuy nhiên, đã có những lo ngại rằng việc hạn chế sử dụng điện của các tỉnh thành như hiện nay là thiển cận và không công bằng đối với người sử dụng, đặc biệt là người tiêu dùng hộ gia đình.
Hôm 26/9, Nhân dân Nhật báo của chính phủ nước này đã có bài viết chỉ trích các quan chức địa phương sử dụng các biện pháp "cưỡng bức" để đạt được các mục tiêu hàng năm về môi trường. Theo tờ báo này, chính quyền các tỉnh thành không nên áp dụng cách tiếp cận quá cứng nhắc như vậy.
Cựu Phó chủ tịch tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Liu Shijin cũng chỉ trích các tỉnh thành quá quan liêu trong việc thúc đẩy các mục tiêu giảm phát thải, cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Hai nguyên nhân chính
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân bùng nổ cuộc khủng hoảng thiếu điện hiện nay ở Trung Quốc không chỉ là do mục tiêu giảm khí thải carbon, mà còn do tình trạng thiếu than đá trầm trọng khiến giá cả tăng vọt.
Giáo sư Yunhe Hou tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử (Đại học Hong Kong) cho rằng: "Khó có thể nói đâu là nguyên nhân chính, thiếu than hay vì mục tiêu giảm khí thải cacbon. Nhưng tình trạng thiếu than hiện nay nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây".
Theo ông, thứ nhất là do giá than quá cao; thứ hai là chất lượng than của Trung Quốc quá kém nên không tạo ra đủ lượng điện. "Ngoài ra, một số vùng đã bắt đầu tích trữ than cho mùa đông, điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu than đá", ông nói thêm.
Giá nguyên liệu thô đã có xu hướng tăng trong cả năm và lên mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây vì không chỉ Trung Quốc mà các nước khác, bao gồm cả Ấn Độ, đang thiếu nguồn than khẩn cấp. Tuần trước, Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia đã thúc đẩy một số tỉnh Tây Bắc tăng sản lượng sản xuất than đá.
Ứng cử viên thủ tướng thuộc đảng SPD giành ưu thế sau màn tranh luận cuối cùng Tối 19/9, ba ứng cử viên ra tranh cử chức thủ tướng Đức đã có màn tranh luận cuối cùng khi còn đúng một tuần nữa sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử. Kết quả khảo sát sau màn tranh luận cho thấy ứng cử viên của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua trở thành người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine ồ ạt tập kích, hàng không Nga gián đoạn

Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"

Tiền tuyến rực lửa, Ukraine "thấp thỏm" trước chiến thuật bào mòn của Nga

Cháy viện dưỡng lão ở Trung Quốc, 20 người thiệt mạng

Thái Lan tiết lộ chiến lược đàm phán với Mỹ về thuế quan

Hé lộ 3 mục tiêu chiến thuật của Nga ở Pokrovsk, Ukraine chống đỡ ra sao?

Mỹ cắt viện trợ cho các chương trình lương thực khẩn cấp của Liên hợp quốc

Phản ứng của Mỹ sau khi Trung Quốc áp thuế trả đũa

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều sau động thái áp thuế từ Trung Quốc

Trung Quốc áp thuế 84% với hàng hóa Mỹ

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Mỹ - Israel nhất trí kế hoạch về Gaza
Có thể bạn quan tâm

NSƯT Xuân Hinh hỏi thẳng "không có phong bì à", một Shark đình đám phải vào trả lời
Sao việt
23:18:56 09/04/2025
Phim ngôn tình mới chiếu đã bị chê tan nát, cặp chính diễn dở như "muốn rút ống thở của nhà sản xuất"
Phim châu á
23:15:57 09/04/2025
Bom tấn cổ trang Việt chưa chiếu đã hot rần rần: Đẹp đến từng khung hình, dàn cast nghe tên đã muốn xem
Phim việt
23:13:27 09/04/2025
Nhan sắc đẹp chấn động của Park Min Young, công chúa tóc mây có thật ngoài đời!
Hậu trường phim
23:04:27 09/04/2025
Xuất hiện nhân vật bí ẩn vung hàng chục tỷ để sở hữu 1 tài sản của Từ Hy Viên?
Sao châu á
22:49:25 09/04/2025
Ter Stegen: 'Nếu muốn, Messi có thể ném bóng vào mặt bạn'
Sao thể thao
22:42:06 09/04/2025
3 phút 56 giây rơi nước mắt của thành viên BIGBANG, nỗ lực "níu kéo" T.O.P trở lại
Nhạc quốc tế
22:37:58 09/04/2025
Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in
Tin nổi bật
22:31:01 09/04/2025
Tạm dừng phiên tòa Trương Mỹ Lan để làm rõ số tiền trong vụ án
Pháp luật
22:06:41 09/04/2025
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
21:06:00 09/04/2025