Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị “xâm hại”
Khi vụ việc ở chùa Trăm Gian vẫn chưa lắng xuống thì đến lượt chùa Trầm ở huyện Chương Mỹ cũng bị “xâm hại” ngang nhiên.
Khi vụ việc chùa Trăm Gian bị phá dỡ, trùng tu theo kiểu phá di tích nhiều lần vẫn chưa lắng xuống thì ở một ngôi chùa khác- chùa Trầm (thôn Long Châu Miếu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ) đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, người dân lại vô cùng bức xúc, phẫn nộ trước hành vi “xâm hại”, đào bới phá hủy làm biến dạng cảnh quan di tích mà vẫn ngang nhiên tồn tại từ nhiều năm nay.
Du khách thập phương về chùa Trầm bây giờ không khỏi ngao ngán về cái thực cảnh chùa Trầm đang bị phá hủy nghiêm trọng đặc biệt khu vực đất ao trước cửa chùa ngổn ngang đất, đá bị máy móc cày xới. Dòng sông Sen bát ngát thơ mộng trước cửa chùa xưa giờ chỉ ngổn ngang những ụ đất, bị san lấp với tốc độ “chóng mặt”…
Theo nhiều người dân, lối vào chùa khi được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia Chùa Trầm gồm có 3 khu vực chính là: Núi Trầm, núi chùa Vu Vi – Núi Bút và sông sen (còn gọi là sông chùa).
Dòng sông Sen bát ngát thơ mộng trước cửa chùa xưa giờ chỉ ngổn ngang những ụ đất, bị san lấp với tốc độ “chóng mặt”.
Sông sen có hình bán nguyệt và được thả sen và trồng sen từ năm 1966, giữa sông sen là một bãi đất hình bầu dục (còn gọi là bãi chùa). Bãi Chùa có 2 cột dá treo cờ nhà chùa, bãi chùa có từ thời vua Lê, chúa Trịnh ngự tại đây nhiều năm.
Theo tìm hiểu, ngày 1/6/2010, ông Nguyễn Đình Tuấn (khu vực Sông Ao Chùa,thôn Long Châu San, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) nhận hợp đồng chuyển nhượng do ông Nguyễn Xuân Mật ở thôn Long Châu Miếu xã Phụng Châu nhượng lại, đến ngày 31/12/2012 hết hạn hợp đồng chuyển nhượng.
Nhưng trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng này, ông Tuấn đã cho máy xúc nạo vét, ngang nhiên dùng máy xúc xúc đất san lấp mặt nước với hàng trăm m3 đất đã đổ, san lấp thành một khu đất mới có mặt bằng 300m2.
Video đang HOT
Việc làm này khiến nhân dân thôn Long Châu Miếu, xã Phụng Châu vô cùng bức xúc và phẫn nộ.
Hợp đồng này được UBND xã Phụng Châu phê duyệt cho phép thầu quản lí toàn bộ khu Ao Chùa với diện tích 11.778m2 trong thời hạn 5 năm (Hợp đồng số 10 ngày 10/6/2011).
Buông lỏng quản lí di tích để trục lợi cá nhân?
Liên quan đến hợp đồng sản xuất chăn thả cá tại sông Ao Chùa của ông Nguyễn Đình Tuấn- người được ông Nguyễn Xuân Mật nhượng lại, phía UBND huyện Chương Mỹ cũng đã khẳng định: “Việc UBND xã Phụng Châu giao thầu cho ông Nguyễn Xuân Mật hiện tại là ông Nguyễn Đình Tuấn là không đúng qui định của pháp luật, quá trình giao thầu và thực hiện hợp đồng thầu của người nhận thầu có nhiều vi phạm nhưng phía UBND xã đã không xử lí”.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Định, PCT UBND xã Phụng Châu cũng đã thừa nhận hợp đồng này có nhiều sai phạm trong việc kí kết để dẫn đến tình trạng đổ đất ngổn ngang, đào bới phá hủy làm biến dạng cảnh quan di tích lịch sử quốc gia chùa Trầm.
Theo ông Định diễn giải, việc ông Nguyễn Đình Tuấn tiến hành san lấp, làm hỏng ao sen của chùa Trầm xuất phát từ việc Ông Nguyễn Kim Quảng là nguyên là Chủ tịch UBND xã Phụng Châu, hiện giờ ông Quảng đã nghỉ.
Biển chứng nhận chùa Trầm- Di tích lịch sử Quốc gia nhếch nhác.
Tuy nhiên, trước khi thôi chức Chủ tịch xã, ông Quảng đã ký cho ông Tuấn được phép tiến hành san lấp ao sen mặc dù khu vực đó có đất của Di tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm.
“Hiện tại, UBND xã đã có yêu cầu giữ nguyên hiện trạng khu vực Sông Ao chùa, ngừng mọi hoạt động cải tạo, cho phép ông Tuấn thu hồi, không được thả cá điều tra xử lí sai phạm. Trong thời hạn đến hết năm 2012, yêu cầu ông Tuấn trả lại hợp đồng trước thời hạn đã kí. Khi có kết quả điều tra sai phạm, sẽ xử lí nghiêm đối tượng vi phạm và nếu có, xử lí cả cán bộ nào tiếp tay cho kẻ phá hoại”, ông Định nói.
Di tích lịch sử quốc gia vẫn chưa xác định được ranh giới!
Rõ ràng chùa Trầm là một di tích lịch sử đã được công nhận cấp quốc gia. Thế nhưng, trong các văn bản, hồ sơ sao lục về di tích này của phía UBND xã Phụng Châu lại không thể xác định được ranh giới khu di tích lịch sử chùa Trầm.
Theo lời ông Trịnh Văn Thanh, Trưởng Ban Văn hóa UBND xã Phụng Châu thì cả huyện Chương Mỹ và Thành phố Hà Nội hiện chỉ còn 1 biên bản ghi nhận chùa Trầm là di tích lịch sử nhưng không có ranh giới, mốc giới Đông- Tây hay chiều dài, chiều rộng.
Ông Phạm Văn Định, PCT UBND xã Phụng Châu cũng đã thừa nhận có nhiều sai phạm trong việc kí kết hợp đồng cải tạo khu vực Sông Ao Chùa để dẫn đến tình trạng đổ đất ngổn ngang, đào bới phá hủy làm biến dạng cảnh quan di tích chùa Trầm.
Khu vực Sông Ao Chùa trước cửa chùa bị xâm hại, khu vực người dân địa phương tố cáo bị xâm hại có diện tích gần 20.000m2 đất trong đó có 1863m2 đất nông nghiệp giao cho 5 hộ sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64 của CP, còn lại là 17.788m2 là đất quĩ công.
“Địa giới khu vực này chưa phân định, không có hồ sơ lưu đâu là đất chia theo NĐ 64, đâu là đất của khu vực di tích”- ông Thanh nói thêm.
Ông Thanh cũng thừa nhận, chắc chắn rằng trong phạm vi khu đất ao trước cửa chùa có một phần đất di tích bị xâm phạm nhưng không biết là… nhiều hay ít?
“Di tích lịch sử quốc gia vẫn chưa xác định được ranh giới”- dẫn lời ông Trịnh Văn Thanh, Trưởng Ban Văn hóa UBND xã Phụng Châu.
Trước thực trạng khu vực Sông Ao Chùa đang bị đào bới, đổ đất xâm hại ngang nhiên, phía chính quyền địa phương cứ thản nhiên nói lại điệp khúc rằng:”Không biết đâu là ranh giới đất khu di tích” và “Vẫn đang rà soát”!?
Chùa Trầm- 1 di tích lịch sử quốc gia đã được công nhận
Chùa Trầm thuộc địa phận xã Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Đông (Nay thuộc Hà Nội), nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 20 km. Đây một di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Chùa được xây dựng vào đầu thế kỉ 16, do một vị tướng quân xuất gia lập nên. Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, thuộc vùng đất So Sở, là một quần thể kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa Bắc Bộ và núi, hang tự nhiên.Quần thể chùa gồm nhiều thắng cảnh đẹp: Đền Mẫu nằm lưng chừng núi, hang Long Tiên có đường dẫn lên đỉnh núi Trầm (tục gọi là đường lên trời), có hang sâu dẫn ngầm vào trong núi (tục gọi là đường xuống âm phủ). Trong hang có tượng của các vị phật, tiên, hộ pháp tạc bằng đá rất sinh động. Nơi đây còn lưu trữ những bài thơ cổ khắc trên vách đá, khánh đá, chuông đồng … được tạo tác qua các thời đại
Quần thể chùa đã từng là hành cung của vua Lê, chúa Trịnh bởi phong cảnh u nhàn, thanh nhã. Đặc biệt, chùa Trầm còn nổi tiếng bởi nơi đây đã từng là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến qua sóng Đài tiếng nói Việt Nam năm 1947.
Đứng trên đỉnh núi Trầm có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đất So Sở và các danh thắng kề cận như chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian ..
Theo VNN
Nhiều "khuất tất" sau vụ "bức tử" ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi
Hàng loạt hiện vật quý giá của chùa đã biến mất hoặc bị đập phá qua các lần trùng tu trước đây. Sau câu chuyện trùng tu ngôi chùa nghìn tuổi, nhiều câu chuyện "khuất tất" đã được hé lộ.
Sự việc Nhà Tổ và Gác Khánh của chùa Trăm Gian bị "bức tử" khiến dư luận bức xúc đã được xác định là hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Người đưa tin, thì ngoài hai địa điểm nói trên, hàng loạt di vật quý giá nằm trong nhiều hạng mục khác thuộc quần thể di tích nghìn tuổi này, từ khu thờ Phật Thánh (Tam Bảo), bảy gian Tiền đường cho đến hai dãy hành lang Thập bát La hán, đều bị mất mát, huỷ hoại khiến người dân địa phương bức xúc kêu trời.
Di vật quý giá tại các hạng mục nằm trong quần thể chùa Trăm Gian bị vứt ngổn ngang
Nhiều hiện vật quý không còn
Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt quý giá cấp Quốc gia bỗng nhiên bị "khai tử" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một công trình được xây dựng từ đời Lý, nức tiếng với kiến trúc cổ kính và độc đáo mà ít ngôi chùa nào có được về cả tuổi đời và đường nét hoa văn tinh xảo hiện đã bị xâm hại đến mức khó bề khắc phục nổi. Sự việc ngôi chùa nghìn tuổi b? "b?c t?" vỡ l? khiến nhiều người dân trong cả nước vô cùng bức xúc về sự hiểu biết về Luật Di sản cũng như sự thiếu hiểu biết về giá trị của một công trình đặc biệt quý giá này. Điều đáng nói là không chỉ dừng lại ở việc Gác Khánh và Nhà Tổ bị "đập đi" xây mới, mà nhiều vấn đề liên quan đến việc trùng tu của ngôi chùa này trước đó cũng còn nhiều điều khuất tất.
Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Quốc Ân, một cán bộ hưu trí, có thâm niên 10 năm làm chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Dù tượng cũ cũng còn nhiều, nhưng một số đã mất đi như tượng đồng đen Thích ca (nằm trong toà Cửu Long Châu). Người dân hỏi thì nhà chùa bảo rằng chôn dưới bệ để không bị mất trộm. Hay như toà Cửu long Châu có 9 vị thánh cũng vừa được làm mới. Không hiểu sao những giá trị vô giá như thế lại được thay bằng cái mới. Án gian (trước cửa gian Tiền đường) cũng không thể tránh khỏi "số phận cũ kỹ" và thay bằng Ô Sa cải tiến của nước ngoài. Như vậy làm gì còn là đồ cổ, còn gì là giá trị văn hóa nữa. Những cái đèn thắp nến cổ đồng và gỗ cũ bốn mặt kính, kiểu đèn lồng hộp cũng biến đâu mất, thay vào đó nhà chùa cho lắp đèn điện nhấp nháy xanh đỏ.
Đặc biệt, cũng theo ông Ân trong chùa có một di vật vô cùng quý giá đó chính là Đài sen xếp bằng gạch đất không nung (nằm ở khu thờ Phật Thánh), khi xếp vào nhau sẽ ra hình 12 con giáp. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trước thầy Khoa cũng cho đập đi và xây lại nhưng vẫn không thể được như cũ. Hơn nữa, nhà chùa còn tự ý cho đào một nhà hầm sâu dưới đất chỉ dùng với mục đích sinh hoạt mà không hề xin ý kiến của các cụ. Bên cạnh đó còn nhiều tượng và di vật khác trong chùa được sơn lại cho mới nhưng theo kiểu khác hoàn toàn với cái cũ. Bởi vậy không thể nói đây là tượng cũ đã được sơn lại mà là tượng mới hoàn toàn, chỉ cần nhìn qua là biết ngay. Những di vật đó bây giờ đi đâu về đâu thì chỉ có... trời mới biết. nhà chùa "tự tung tự tác" như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai"?
Cùng chung nỗi bức xúc và tâm trạng như ông Ân, một cán bộ địa phương về hưu cho biết: "Trong chùa từ cái chân cột, đến bức tường cổ bị đào tung lên thay vào những vật liệu mới. Trước đó khoảng gần chục năm, nhà chùa cũng cho đào tung lên để lát gạch hoa Trung Quốc, nhưng sau đó dân làng phản đối và yêu cầu nhà chùa cạy lên lát lại, nhưng mãi đến vừa rồi mới lát lại loại gạch đỏ mới. Đến bây giờ thì di tích không còn là di tích nữa rồi, bởi mọi thứ đổi mới hết, tượng phật được... tô son điểm phấn đến khác lạ. Chúng tôi đặt câu hỏi về những điều nhà chùa đã làm rằng, liệu có việc lợi dụng ngôi chùa để trục lợi cá nhân không? Điều này phải chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận.
Nhà chùa "tự tung tự tác"?
Theo người dân nơi đây, việc trùng tu và tu bổ ngôi chùa Trăm Gian đã được tiến hành nhiều lần với số tiền tài trợ "khủng" nhờ vào các mối quan hệ" của vị trụ trì chùa. Nhưng dường như mọi cố gắng của nhà chùa đều đi ngược lại với mong muốn của người dân, khi thay việc trùng tu bằng việc xây mới.
Để biện minh cho sự cố ý "làm trái" của mình, sư thầy Thích Đàm Khoa bày tỏ: "Thật ra công trình đã được sửa chữa nhiều lần đến nay không thể chống đỡ được nữa, nên nhà chùa phải cho "tu sửa" lại để đảm bảo an toàn cho người dân đến lễ Phật, tham quan được an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần".
Hiện, Nhà Thờ Tổ và Gác Khánh tại chùa Trăm Gian gần như sắp hoàn thành, chỉ còn một vài hạng mục nhỏ chờ thi công nốt. Nằm sát bên ngoài công trình "một vài ngày tuổi" này là những cột gỗ lim vững chắc, tảng đá xanh, đá gạch cổ viền quanh, cấu kiện cũ, rui, kèo..., nằm ngổn ngang. Đống ngói hai mặt âm dương cũng bị xếp vào một đống không khác gì rác vật liệu xây dựng đang chờ để vứt đi. Cùng với đó là những người không hiểu vì kém hiểu biết về di sản hay đồng tình với nhà chùa để được "chân râu ria" quanh chùa như trông xe, bán nước hay bán hương, đồ lễ, sẵn sàng "khai tử", rũ bỏ những giá trị văn hóa nghìn năm tuổi này.
Thiết nghĩ, công trình này dù có được tiếp tục hoàn thành nốt hay phục dựng lại nguyên trạng thì chùa Trăm Gian cũng mãi mãi không thể trở lại như trước được nữa. Nếu không xử lý nghiêm vụ việc này thì những di tích tiếp theo khó thoát khỏi "số phận" như chùa Trăm Gian.
Yêu cầu đình chỉ thi công Trước bức xúc của dư luận về vụ "bức tử" chùa Trăm Gian, thứ trưởng Bộ VH -TT&DL Lê Khánh Hải đã ký văn bản gửi UBND TP. Hà Nội. Văn bản yêu cầu đình chỉ việc thi công tại di tích chùa Trăm Gian và có biện pháp xử lý vi phạm Bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp cũ trước sân tiền đường nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận thực hiện các thủ tục để tu bổ di tích theo quy định. Sư trụ trì chùa Trăm Gian nhận trách nhiệm tự ý tháo dỡ, thi công nhà tổ, Gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường khi chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền. Trụ trì chùa Trăm Gian vừa "trượt" bầu cử Hội đồng nhân dân Ghi nhận của PV Người đưa tin tại xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội): Người dân nơi đây ít ai thiện cảm đối với "phong cách sống" của sư thầy Thích Đàm Khoa. Theo một cán bộ hưu trí trong xã, thầy Khoa sống khép kín và không quan hệ với ai trong xóm. Đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã vừa qua, cả xóm không ai bầu thầy và đương nhiên là không trúng HĐND xã. Nhưng không hiểu sao, cấp địa phương không trúng cử nhưng cấp Huyện lại trúng? Theo NDT
'Đủ cơ sở để phục hồi các hạng mục ở chùa Trăm Gian' Theo Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích Lê Thành Vinh, do các chi tiết, cấu kiện của nhà Tổ, gác Khánh vẫn còn nên đủ cơ sở để phục dựng. Tuy nhiên, việc phục dựng đạt được độ nguyên trạng bao nhiêu thì chưa thể nói trước. Chiều 30/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội họp báo về...