Sau chầu nhậu, người đàn ông 38 tuổi tự cắt lìa “của quý”
Đi nhậu về và tỉnh giấc lúc 3h sáng, người đàn ông 38 tuổi ở An Giang tự cắt lìa “của quý” nên người thân phải đưa tới viện cấp cứu.
Chiều 2.8, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết đã cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân 38 tuổi (ngụ huyện Chợ Mới, An Giang) khi ông ta tự cắt lìa dương vật.
Theo bệnh viện, 5 ngày trước (28.7), ông Phù (38 tuổi) được gia đình đưa đến cấp cứu trong trình trạng “của quý” bị đứt lìa.
Bệnh viện nơi phẫu thuật nối thành công “của quý” cho bệnh nhân 38 tuổi. Ảnh: M.A
Video đang HOT
Sau khi được bác sĩ phẫu thuật, ông Phù đã tỉnh táo. Người nhà cho biết ông Phù nghiện rượu nặng và có những biểu hiện tâm thần.
Hôm xảy ra sự việc, ông Phù đi nhậu về và ngủ đến khoảng 3h sáng 28.7 thì thức giấc rồi tự cắt “của quý”.
Theo bác sĩ, tỷ lệ nối dương vật bị đứt lìa sẽ thành công cao nếu bệnh nhân được chuyển đến tuyến chuyên khoa kịp thời (tối ưu là trước 6 giờ). Ở những trường hợp này, bác sĩ phải nối thông các mạch máu, nối liền các gân, cơ và thần kinh.
* Tên bệnh nhân đã thay đổi.
Theo Minh Anh (Zing)
Liều nuôi loài bò ngoại nặng tới 1 tấn, 10 tháng lời gấp đôi
Nhờ kịp thời nắm bắt cơ hội, anh Bùi Quốc Vững (39 tuổi, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã khởi nghiệp thành công nhờ con bò Charolais có xuất xứ từ Pháp.
Năm 2014, 2015, phong trào khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển mạnh ở tỉnh. Thời điểm đó, hầu hết 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, Thường trực UBND huyện đều tổ chức đoàn xuống xã Phú Lễ, huyện Ba Tri (Bến Tre) tham quan mô hình nuôi bò cọp (bò Angus).
Lúc này, anh Bùi Quốc Vững là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thạnh Trung cũng xuống tận Bến Tre để tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội làm ăn. Sau nhiều chuyến đi tìm hiểu, anh về bán đôi bò Italia của mình với giá 45 triệu đồng và mua 1 đôi bò Charolais với giá 46 triệu đồng để nuôi thử nghiệm...
Anh Bùi Quốc Vững bên trang trại nuôi bò Charolais có xuất xứ từ Pháp của mình.
"Lúc đầu do chưa biết rõ đặc tính của giống bò này, nông dân nuôi chỉ cho uống nước mỗi ngày 2 lần, từ đó bò chậm phát triển. Đây là giống bò ăn nhiều, uống nhiều nên rất mau lớn. Năm 2014, 2015, nhiều địa phương trong tỉnh đã đến Bến Tre mua bò giống. Do chưa có kinh nghiệm, đa phần bà con mua phải loại bò dạt, bò kém chất lượng mang về nuôi nên bò chậm lớn, hiệu quả không đạt và phong trào nuôi bò cọp trong thời gian ấy xựng lại"- anh Vững chia sẻ.
Khi bò cọp không còn được nông dân chọn nuôi vì hiệu quả thấp, anh Vững đã không từ bỏ ý tưởng khởi nghiệp của mình, anh quay sang chọn giống bò Charolais của Pháp. Khắc phục những nhược điểm, tập quán nuôi cũ (cho bò uống nước ít, chỉ cho bò ăn cỏ hoặc rơm, ít tắm...) anh đã mạnh dạn đầu tư 1 cặp bò và nuôi theo hướng dẫn, kiến thức mới mà mình có được (nghiên cứu trên internet).
Cụ thể, ngoài cho bò thường xuyên uống nước, trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngoài rơm, cỏ tươi anh còn cho bò ăn thêm thức ăn viên để bổ sung các dưỡng chất; thường xuyên tắm cho bò và vệ sinh chuồng trại thật tốt. Đặc biệt, nhiệt độ trong chuồng bò luôn mát, bởi giống bò này có xuất xứ từ Pháp.
Đợt nuôi đầu tiên, anh Vững đã mạnh dạn đầu tư mua 1 cặp bò Charolais với giá 46 triệu đồng. Sau 4 tháng nuôi thử nghiệm, kết quả bước đầu cho thấy, bò phát triển rất nhanh, lông mượt, không bị bệnh và anh quyết định khởi nghiệp bằng cách đặt mua bò giống ở Bến Tre, mở trang trại bò mang tên Hai Mao. Trang trại của anh chuyên bán bò giống, mua bò thịt, đồng thời làm các dịch vụ tư vấn kỹ thuật. Chuyến đầu tiên, anh xuống Bến Tre mua 7 con bò với giá 150 triệu đồng về bán. Chỉ trong 1 tuần, 7 con bò giống Charolais đã được nông dân các địa phương mua hết.
Do được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, những nông dân tìm đến trang trại của anh mua bò về nuôi đều thành công. Lợi nhuận sau khi bán là 1-1, nghĩa là mua cặp bò 40 triệu, sau 10 tháng nuôi, cặp bò đó có giá từ 80 triệu đồng trở lên. Tiếng lành đồn xa, nông dân các địa phương như Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ tìm đến trang trại của anh để mua bò giống. Hiện bình quân mỗi tháng, trang trại của anh xuất chuồng từ 70-80 con bò giống, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh rất cao.
"Anh Vững là một trong những người tiên phong thực hiện mô hình khởi nghiệp thành công trên địa bàn xã. Nhờ mô hình này, nông dân trong và ngoài tỉnh có được con giống tốt, khỏe, sạch bệnh, nuôi đạt hiệu quả cao. Anh Vững đã chọn hướng đi đúng nên đã thành công. Anh là một tấm gương làm kinh tế giỏi ở xã An Thạnh Trung"- Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh Trung Bùi Hữu Xuyên chia sẻ.
Theo Minh Hiển (Báo An Giang)
Trồng loài cây hoang dại mà lại có tiền, thu 1 tấn quả/công Anh Nguyễn Văn Út, nông dân ấp An Thuận, xã Hòa Bình cho biết, sơ ri vốn trước kia là loài cây hoang dại, nay được người dân, trong đó có gia đình anh trồng phát triển kinh tế. "Cây sơ ri không cần phải chăm sóc nhiều. Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn so với nhiều loại...