Sau cái chết của nữ đô vật, Nhật Bản thừa nhận tồn tại nạn bắt nạt
Sau cái chết thương tâm của nữ đô vật Hana Kimura (22 tuổi), chính phủ Nhật Bản có nhiều động thái quyết liệt nhằm hạn chế nạn bắt nạn trên Internet.
Zing trích dịch bài đăng từ South China Morning Post, đề cập đến việc chính phủ và người dân Nhật Bản mới thực sự vào cuộc nhằm chống lại bạo lực mạng sau vụ tự tử của một ngôi sao nổi tiếng.
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng cường luật chống bạo lực mạng vì sự ra đi đột ngột của nữ đô vật chuyên nghiệp Hana Kimura (22 tuổi). Sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế Terrace House, cô trở thành mục tiêu của nạn bắt nạt trực tuyến.
Hana bị khán giả chửi rủa và chỉ trích thậm tệ vì hành động mất bình tĩnh với bạn cùng phòng khi trang phục của mình bị hư hỏng. Nhiều người hâm mộ cũng quay lưng với cô sau sự việc này.
“Mỗi ngày, tôi nhận hàng trăm tin nhắn đe dọa. Tôi không thể dối lòng rằng mình vẫn ổn”, cô viết trong lá thư tuyệt mệnh được tìm thấy ở nhà riêng tại Tokyo.
Bức ảnh cuối cùng Kimura đăng tải trước khi lìa đời, với hy vọng mèo cưng sẽ “sống lâu và thật hạnh phúc”.
Các nhà lập pháp hy vọng có thể thông qua luật mới trước cuối năm nay. Nhiều biện pháp đang được xem xét, bao gồm yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet tiết lộ thông tin về những người gửi tin nhắn đe dọa.
“Việc thu thập thông tin cá nhân của những người gửi tin nhắn bắt nạt là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng bạo lực mạng và bảo vệ các nạn nhân”, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Nhật Bản Sanae Takaichi nói.
Một tổ chức đại diện cho các trang truyền thông xã hội như Twitter và Facebook cho biết họ sẽ bổ sung một số bước để ngăn chặn nạn bắt nạt trực tuyến. Ngoài ra, nếu luật mới yêu cầu cung cấp dữ liệu nhằm phục vụ điều tra pháp lý, họ sẵn sàng tuân thủ.
Nạn bắt nạt ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản
Yukio Saito, Giám đốc điều hành Dịch vụ tư vấn qua điện thoại Lifeline, hoan nghênh động thái của chính phủ Nhật Bản nhưng cho rằng vẫn còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
“Tôi e rằng khó để ngăn chặn nạn bắt nạt khi nó quá phổ biến trong xã hội Nhật Bản. Người Nhật không có thói quen ‘chõ mũi’ vào vấn đề của người khác”, ông nói.
Hana Kimura bất ngờ bị fan hâm mộ quay lưng và chửi rủa vì một sự cố trong chương trình thực tế.
“Bên cạnh việc ban hành luật mới, mọi người nên học cách thấu hiểu nỗi đau của nạn nhân và biết can thiệp đúng cách. Những người bị bạo lực mạng cũng cần phải dũng cảm lên tiếng và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ”, Saito cho biết.
William Cleary, Giám đốc đường dây hỗ trợ khủng hoảng TELL, đồng ý rằng một số khía cạnh văn hóa Nhật Bản vô tình khuyến khích nạn bắt nạt và việc thay đổi tư duy quốc gia sẽ khó khăn.
Theo Cleary, Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất gặp vấn đề với nạn bạo lực mạng. Tuy nhiên, ông lo ngại rằng người dân xứ sở hoa anh đào chưa thực sự coi trọng vấn đề này.
“Có thể nhận thấy, khi truyền thông nước ngoài đưa tin về các vụ tự tử, họ thường ghi chú thêm một số địa điểm giúp đỡ những người gặp vấn đề tâm lý. Nhưng phía Nhật Bản chưa làm được điều tương tự”, Cleary nói.
Sự ra đi của Kimura dấy lên báo động về nạn bạo lực mạng trên thế giới nói chung và ở Nhật Bản nói riêng.
Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng bày tỏ sự phẫn nộ trước sự chậm trễ của chính phủ Nhật Bản về việc điều chỉnh luật pháp về nạn bạo lực mạng.
“Thực ra, rất nhiều đứa trẻ từng là nạn nhân của những lời đe dọa trên Internet. Nhưng phải đến khi một người nổi tiếng qua đời thì xã hội và chính phủ mới bắt đầu quan tâm đến vấn nạn này”, một tài khoản để lại bình luận trên trang báo Japan Today.
Cleary cũng cho rằng xã hội Nhật Bản còn nhiều vấn đề, nhưng thường mọi người chọn cách phớt lờ cho tới khi nó “nổi cộm”.
Tuy nhiên, ông bày tỏ sự lạc quan trước những tác động tích cực của xứ sở hoa anh đào. Hiện xã hội xuất hiện nhiều hội thảo, diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức người dân, đồng thời chính phủ Nhật Bản sẵn sàng vào cuộc nhằm chống lại nạn bạo lực mạng.
“Trong tương lai, tôi hy vọng chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi xung quanh vấn đề bắt nạn, cũng như việc nạn nhân sẽ được giúp đỡ nhiều hơn”, ông nói.
Người hâm mộ trên thế giới bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của nữ đô vật trẻ tuổi.
Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying) là hành vi đe dọa, quấy rối, dùng những bình luận ác ý để làm tổn thương người khác một cách có chủ ý.
Hậu quả của hành động này là khiến nạn nhân rơi vào trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, tự làm đau bản thân và tệ nhất là tự tử để thoát khỏi những kẻ bắt nạt.
Theo một cuộc khảo sát trên 1.200 người trưởng thành của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc được thực hiện vào tháng 3/2019, 64,2% số người được hỏi cho biết họ từng trở thành mục tiêu nói xấu.
Trong số đó, tỷ lệ phụ nữ trở thành đối tượng bị công kích bởi cả hai giới lên đến 67,8%, theo Korea Herald.
Linh vật thị trấn có thiết kế khó hiểu, khiến trẻ em khóc vì sợ hãi
Zushihocky được biết đến là hình ảnh đại diện cho thị trấn Hokuto ở Nhật Bản với hình thù bị nhiều người nhận xét là kỳ dị, không đẹp.
Linh vật, hay còn gọi là vật làm phước, là một trong những yếu tố được đề cao tại Nhật Bản. Từ công ty, doanh nghiệp cho đến các thị trấn, cộng đồng, sự kiện, linh vật được coi là biểu tượng, hình ảnh đại diện và truyền tải những mong muốn tốt đẹp. Trong ảnh, linh vật Zushihocky đại diện cho thị trấn Hokuto, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản.
Dù đa số con vật được chọn đều đáng yêu, bắt mắt, nhiều linh vật tại xứ hoa anh đào lại có vẻ ngoài khó hiểu. Zushihocky là một trong số đó. Năm 2013, nó được chọn làm hình ảnh đặc trưng của thị trấn ven biển. Ý tưởng thiết kế ra linh vật này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa hai đặc sản của khu vực: gạo Fukkurinko và ngao 'hokki-gai'.
Với phần đầu cố tình phóng to, phần thân sần sùi tượng trưng cho hạt gạo và miệng cười rộng, Zushihocky khiến nhiều người thắc mắc về tính thẩm mĩ của linh vật này. Các quan chức địa phương cũng thừa nhận trẻ em thường xuyên khóc, sợ sệt khi nhìn thấy Zushihocky xuất hiện tại các sự kiện địa phương. "Linh vật của chúng tôi thường tìm cách làm bạn ngạc nhiên bất ngờ, vì vậy hãy cẩn thận khi nó đến gần bên bạn", một người dân ở Hokuto hài hước nói.
Tuy nhiên, chính quyền thị trấn khá đầu tư vào hình ảnh đại diện này. Zushihocky có thư mục riêng trên trang web của thành phố, đồng thời sở hữu một kênh YouTube riêng. Như nhiều nhân vật khác, Zushihocky xuất hiện trên nhiều sản phẩm, từ móc chìa khóa cho đến hộp cơm trưa, khăn tay và nhiều loại đồ lưu niệm khác.
Zushihocky từng giành giải nhất trong cuộc thi bình chọn "Linh vật ấn tượng nhất" do một công ty có trụ sở tại Tokyo, chuyên ủng hộ các công đồng địa phương, tổ chức. Những người bình chọn chia sẻ lý do họ bỏ phiếu cho nhân vật lấy ý tưởng từ gạo và ngao này là bởi vẻ ngoài có phần "gây sốc, thậm chí hơi nguy hiểm của nó".
"Chúng tôi rất vui sướng khi đạt giải thưởng này và hy vọng nó sẽ giúp người dân biết đến, đi du lịch tới Hokuto nhiều hơn", Takahiro Nishiyama, một nhà quy hoạch tại thị trấn, cho biết.
Dù vẻ ngoài bị nhiều người đánh giá là xấu xí, kỳ quặc, người dân ở Hokuto vẫn yêu mến linh vật của thị trấn. Theo Kyle Cleveland, giáo sư về văn hóa Nhật Bản tại Đại học Temple (Mỹ), người dân có lý do để tiếp tục duy trì hoạt động của các linh vật. "Chúng xuất hiện nhiều trên truyền thông, trở nên phổ biến và giúp việc bán các mặt hàng có hình ảnh chúng đắt khách hơn", ông nói.
Thay áo liên tục và chơi piano trên sóng, nữ streamer khiến triệu fan vừa sướng tai vừa sướng mắt Thế nên cũng không có gì lạ khi rất nhiều người tìm tới kênh của cô nàng streamer với mục đích giải trí. Gần đây, thay vì lên sóng chơi game, làn sóng các cô nàng streamer/Youtuber cover lại các tác phẩm ca nhạc đang rất phổ biến. Thậm chí, chẳng ít cô nàng còn gây dựng danh tiếng nhờ vào giọng ca...