Sáu cách đại học Mỹ đối phó với Covid-19
Dạy học trực tuyến, hủy bỏ các chuyến du lịch hoặc xây dựng khóa học về dịch bệnh là cách các trường đại học Mỹ đối phó với Covid-19.
1. Dạy học trực tuyến
Amy DeCillis, sinh viên năm cuối Đại học New York chi nhánh tại Thượng Hải, Trung Quốc, đang theo học chương trình giáo dục trực tuyến do nhà trường cung cấp. Trong hơn một tháng qua, Amy chỉ quanh quẩn trong khu chung cư, các hàng tạp hóa lân cận và học trực tuyến.
Cơ sở của Đại học Mỹ tại các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản đã quyết định cho sinh viên học trực tuyến chỉ vài tuần sau khi những quốc gia này ghi nhận ca nhiễm nCoV. Các trường cao đẳng, đại học tại Mỹ đang yêu cầu giáo sư làm quen với ứng dụng dạy học từ xa Zoom, xây dựng bài giảng trực tuyến.
Ở Trung Quốc, nhiều trường đại học Mỹ đã phát triển khóa học trực tuyến qua điện thoại thông minh dành cho những sinh viên không có máy tính bàn hoặc máy tính xách tay.
Khi Covid-19 lây lan tại Trung Quốc, Jeff Bourgeois, giáo sư Đại học Fort Hays cơ sở Hà Nam, Trung Quốc đã quay về quê nhà tại bang San Diego, Mỹ. Jeff hiện giảng dạy cho sinh viên Trung Quốc cách ông 16 múi giờ thông qua ứng dụng trực tuyến.
“Khi hỏi sinh viên đã làm gì vào ngày hôm nay, tôi nhận được câu trả lời giống nhau ngày qua ngày như đi tắm, dọn dẹp nhà cửa. Tôi hy vọng học kỳ mới sẽ lấp đầy thời gian của các em bằng bài tập và báo cáo”, giáo sư Jeff nói.
Jeff Lehman, Hiệu phó Đại học New York tại Thượng Hải cho biết việc giảng dạy qua Internet không phải lúc nào cũng khả thi vì vấn đề đường truyền hoặc các lý do khác. Các giảng viên đang tìm cách thu hút sự chú ý của sinh viên bằng cách đăng video dạy học hoặc kết hợp trò chuyện trong khi giảng bài.
Video đang HOT
Các trường đại học Mỹ chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Ảnh: LA Johnson/NPR.
2. Hủy bỏ du lịch
Nhiều trường cao đẳng, đại học Mỹ như hệ thống Đại học California, Đại học bang Arizona, Đại học Trinity quyết định hủy bỏ chương trình du lịch trước khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ra khuyến nghị dừng các hoạt động du lịch.
Chương trình du lịch trong đó có cuộc họp, hội nghị học thuật bị hủy bỏ có thể ảnh hưởng đến chất lượng, công tác giảng dạy của các trường. Các nhà nghiên cứu, giảng viên tại Mỹ bày tỏ thất vọng khi không thể tương tác với đồng nghiệp ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc.
3. Giúp đỡ du học sinh Trung Quốc
Viện Giáo dục quốc tế Mỹ đã khảo sát trên 234 tổ chức Mỹ có du học sinh người Trung Quốc. Theo đó, 37% tổ chức cho biết du học sinh không thể đến Mỹ học tập, buộc phải ở lại Trung Quốc vì lệnh hạn chế đi lại liên quan đến Covid-19. Các tổ chức giáo dục đang tạo điều kiện cho du học sinh Trung Quốc nghỉ học kỳ, bảo lưu kết quả hoặc học trực tuyến.
Đối với du học sinh Trung Quốc ở lại Mỹ, không trở về nước trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, các trường cung cấp dịch vụ tư vấn đặc biệt hoặc đường dây nóng để báo cáo các tình huống phân biệt đối xử. 3/4 các tổ chức tham gia khảo sát nhất trí cho rằng lệnh hạn chế đi lại đang ảnh hưởng đến việc tuyển dụng du học sinh Trung Quốc trong những năm tới.
4. Đưa ra cảnh báo và hướng dẫn
Tại Mỹ, 96% trường cao đẳng, đại học đã thu thập thông tin liên lạc, tình hình sức khỏe của sinh viên, giảng viên, cán bộ công nhân viên nhà trường. Những thông tin liên quan đến sức khỏe đều được công bố rộng rãi.
Sinh viên, giảng viên trở về từ những quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch được khuyến khích tự cách ly tại nhà trong 14 ngày. Giảng viên cho phép sinh viên có dấu hiệu ho, sốt hoặc cảm cúm nghỉ phép tại nhà không cần giấy khám sức khỏe của bác sĩ.
Ngoài cảnh báo sức khỏe, một chủ đề phổ biến tại các trường đại học là lên án hành động phân biệt đối xử với sinh viên liên quan đến vấn đề Covid-19.
5. Xây dựng kế hoạch nếu tình hình chuyển biến xấu
Các trường đại học đang xây dựng chương trình giáo dục trực tuyến phòng trừ trường hợp tình hình Covid-19 tại Mỹ chuyển biến xấu. Đại học bang Sam Houston, Texas, có 20.000 sinh viên và tổ chức 51 chương trình giáo dục trực tuyến. Chương trình này đã được thiết lập từ khi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc.
Ruth Chisum, người điều hành chương trình giáo dục trực tuyến tại Đại học bang Sam Houston đánh giá giáo dục trực tuyến không phải biện pháp thụ động chỉ được xây dựng trong thời điểm dịch bệnh. Trong tương lai, đây sẽ là phương thức giảng dạy mới.
6. Khóa học về Covid-19
Các trường đại học đang biến cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu thành cơ hội giảng dạy và học tập. Đầu tháng 2, Đại học hoàng gia London, Anh, cho ra mắt khóa học miễn phí trên nền tảng trực tuyến có tên là “”Science Matters: Let’s Talk About COVID-19″ (Vấn đề khoa học: Hãy thảo luận về Covid-19). Khóa học thu hút sự tham gia của hơn 7.000 sinh viên.
Amy DeCillis, sinh viên Đại học New York cơ sở Thượng Hải, quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu về Covid-19 dựa trên trải nghiệm cá nhân. “Tôi rất háo hức với đề tài của mình. Qua dịch bệnh lần này, tôi đã học hỏi thêm rất nhiều điều về cuộc sống, tình bạn”, Amy nói.
Đến ngày 7/3, Mỹ ghi nhận 330 ca nhiễm nCoV, trong đó 17 người tử vong. Washington hiện là tâm dịch tại Mỹ với khoảng 80 ca nhiễm, 14 người chết.
Tú Anh
Theo NPR/VNE
Tập thể dục thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Thời điểm tập thể dục, rèn luyện thể lực góp phần thúc đẩy khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ.
Tập thể dục, vận động vào buổi sáng mang lại kết quả tốt nhất
Theo TS.Wendy Suzuki, tác giả quyển sách Não khỏe mạnh, Cuộc sống vui vẻ (Healthy Brain, Happy Life), giảng viên Trung tâm Khoa học Thần kinh Đại học New York, thể dục, vận động vào buổi sáng mang lại nhiều năng lượng tích cực cho hoạt động của não bộ. Bởi các dẫn truyền thần kinh và các yếu tố tăng trưởng ở mức cao nhất vào buổi sáng - đây cũng là thời điểm não phục vụ tốt nhất cho việc học tập và ghi nhớ trong ngày.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đưa ra kết luận tương tự. Theo đó, người trưởng thành tập thể dục vào buổi sáng có chức năng não tốt hơn (khả năng đưa ra quyết định, trí nhớ ngắn hạn) - kết quả nghiên cứu này đăng trên tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ).
Nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Thần kinh Khỏe mạnh cho thấy người có kế hoạch theo đuổi một thói quen lành mạnh, như rèn luyện thể lực vào buổi sáng sẽ có năng suất làm việc tốt hơn vào thời gian cuối ngày và buổi tối.
Ngoài ra, người có thói quen vận động vào buổi sáng ít có cảm giác thèm ăn hơn nên có thể trọng và thân hình khỏe mạnh, gọn gàng hơn - theo tạp chí Y học và Khoa học trong Thể dục, Thể thao.
Điều quan trọng cần lưu ý là để đạt được hiệu quả rèn luyện như mong muốn, bạn phải kiên trì, đều đặn và có sự nhất quán về thời gian luyện tập mỗi ngày, các chuyên gia nhấn mạnh.
Đức Hòa
Theo healthy.com/Báo Giác ngộ
3 tháng mới 'có kinh' một lần, có gì nguy hiểm không? Chu kỳ kinh nguyệt của từng người là khác nhau, vì vậy không nên so sánh với bạn bè. Chu kỳ kinh nguyệt sau 3 năm vẫn chưa ổn định, khi 3 tháng một lần hoặc chỉ 21 ngày, có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe lớn hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock Nếu bạn mới bắt đầu...