Sau bữa ăn với nấm luộc, nam thanh niên loạn thần, rên la vật vã
Sau bữa cơm với nấm luộc, nam thanh niên 25 tuổi nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, rên la vật vã và buồn nôn.
Các loại nấm mọc dại có khả năng chứa độc tố gây hại con người. Ảnh: Freepik.
Khai thác nhanh từ phía gia đình, bệnh nhân không dùng các chất kích thích. Trước đó, anh có hái nấm trong vườn nhà để luộc lên ăn. Sau khoảng 1 giờ, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng kể trên.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) nhanh chóng xác định bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nhầm nấm độc. Người bệnh được kiểm soát các dấu hiệu sinh tồn, rửa dạ dày, giải độc không đặc hiệu bằng bơm than hoạt tính vào dạ dày, nhuận tràng, truyền dịch thải độc bằng bài niệu cưỡng bức, chống loạn thần.
Sau hơn 1 giờ điều trị, ý thức bệnh nhân tỉnh táo trở lại. Các dấu hiệu lâm sàng ổn định, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Hiện, sức khỏe của anh đã hồi phục, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, ngộ độc do ăn nhầm nấm độc là tình huống ít gặp trên lâm sàng. Trong số khoảng 10.000 loài nấm trên thế giới, ước tính có khoảng 50-100 loài có độc. Trong hầu hết trường hợp, việc xác định nấm có độc hay không khá khó khăn nếu không có kinh nghiệm.
Đối với trường hợp trên, bệnh nhân có thể điều trị khỏi là do gia đình phát hiện sớm nên được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, loại nấm mà người bệnh ăn phải thuốc nhóm nấm độc có triệu chứng cấp tính.
Loại nấm này ít nguy hiểm hơn đối với nhóm nấm gây triệu chứng muộn (trên 6 giờ sau khi ăn) do chúng có độc tính nguy hiểm, có khả năng gây suy đa phủ tạng dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn các loại nấm mọc dại nếu không hiểu về nó. Độc tố trong nấm có thể gây ra ngộ độc hay thậm chí là đe dọa sự sống của con người.
Hầu hết trường hợp ngộ độc do nấm đều không có chất giải đặc hiệu và cũng rất khó khăn trong việc xác định chính xác loại độc tố trong cây nấm.
6 trường hợp nhập viện, 1 người tử vong vì ăn thịt cóc
Ngày 29/10, Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, chỉ trong thời gian ngắn trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong và 5 trường hợp điều trị do ngộ độc thịt và trứng cóc.
Theo đó, ngày 1/10, anh A Hiêng (SN 2007, trú thôn Tê Pan, xã Văn Lem, huyện Đăk Tô, Kon Tum) uống rượu và ăn thịt ếch, thịt cóc, trứng cóc tại nhà. Bà Y Sa (mẹ) thấy có trứng cóc nên lấy đổ đi nhưng A Hiêng vẫn giật lại để ăn.
Sau khi ăn xong, A Hiêng xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau bụng, trạng thái tinh thần không ổn định. Thấy vậy, gia đình nhanh chóng đưa A Hiêng đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô.
5 bệnh nhân bị ngộ độc thịt cóc đã được điều trị và xuất viện.
Kết quả bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngộ độc thịt cóc với các triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, vật vã, la hét.
Bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum và tử vong vào ngày 3/10.
Tiếp đó, vào ngày 22/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tiếp nhận và điều trị ngoại trú 5 ca bệnh (trú thôn 4, xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy) chẩn đoán nghi ngộ độc thịt cóc có kèm trứng cóc.
Theo lời của bệnh nhân, ngày 21/10, A Nghĩa (SN 2005) đi bắt cóc, bắt cá về đưa vợ là Y Ri (SN 2006) làm thịt cóc có trứng trong bụng để xào nấu với rau rừng ăn tối. Bữa ăn hôm đó có thêm con trai là A Ngọc, A Phước và A Vinh (hàng xóm).
Sau khoảng 15 phút, cả 5 người lần lượt đều có dấu hiệu ngộ độc với triệu chứng đau bụng, nôn, mệt, khó thở.
Gia đình đưa 5 bệnh nhân vào Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy cấp cứu và sau đó chuyển tuyến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Rất may là cả 5 người đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định và được xuất viện.
Trước tình hình ngộ độc thịt cóc xảy ra, Sở y tế tỉnh khuyến cáo người dân không nên sử dụng thịt cóc và trứng cóc vì có chứa độc tố rất mạnh, nếu ăn uống không cẩn trọng sẽ gây hậu quả khó lườn.
Phụ nữ trầm cảm sau sinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ngày càng có nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị loạn thần, hoang tưởng dễ dẫn đến những hành vi bột phát có thể gây hại bản thân hoặc những người xung quanh. Tuy nhiên vì nhiều...