Sau Brexit, EU là một “liên minh hỗn loạn”
Theo giáo sư Einkur Bergmann của Đại học Bifrost ở Iceland, lãnh đạo các nước EU đang tìm cách khôi phục vị thế của mình sau khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit.
Lãnh đạo các nước EU đã có mặt trong cuộc họp thượng đỉnh EU tại thủ đô Bratislava (Slovakia) vào ngày 16/9, và đây là lần đầu tiên không có sự tham gia của các đại diện từ nước Anh.
Các nước thành viên EU đang có những bất đồng rất lớn.
Phát biểu tại một cuộc họp báo bên lề cuộc thượng đỉnh, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk đã nêu ra những vấn đề mà lãnh đạo các nước EU đã nhất trí quan điểm, trong đó bao gồm các vấn đề về an ninh biên giới, chống khủng bố và tầm quan trọng của việc “kiểm soát toàn cầu hóa”.
Video đang HOT
Giáo sư Bergmann nói về sự kiện này như sau: “Lãnh đạo các nước EU đang cố gắng kêu gọi nhau để thực hiện các chương trình mới mà không có sự tham gia của Anh. Đây là một liên minh đang gặp khó khăn và đang bất ổn. Nội bộ đang chia rẽ, trong khi đó cuộc khủng hoảng tị nạn vẫn còn đó”.
Một số nguyên thủ các nước EU có mặt, trong đó bao gồm Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng EU đang phải đối mặt. Ông cảnh báo nếu không có bất kỳ biện pháp nào được đưa ra, các nước thành viên sẽ dần dần theo Anh rời bỏ Liên minh.
Giáo sư Bergmann cũng thừa nhận rằng giữa các quốc gia khu vực Nam Âu và các nước có tư tưởng cứng rắn ở Đông Âu đang có sự khác biệt về quan điểm rất lớn trong vấn đề giải quyết khủng hoảng người di dân từ Trung Đông và Bắc Phi.
“Các nước Đông Âu đã từ chối hạn mức người tị nạn mà họ phải chăm sóc, và điều này đã gây ra rạn nứt trong nội bộ EU. Dù vậy, lãnh đạo các nước vẫn phải cố gắng hòa hợp những lợi ích của tất cả các nước thành viên và khuyến khích họ hợp tác chặt chẽ với nhau hơn”, ông Bergmann nói.
Khi được hỏi về việc liệu những chính sách chung của EU sẽ phát huy hiệu quả hay không, ông Bergmann nói rằng hiện rất khó để nói chắc tình hình ở EU sẽ thay đổi ra sao trong những năm tới.
“Tôi không nghĩ rằng lãnh đạo các nước EU không muốn đưa ra một kế hoạch quá lớn cho tương lai. Hiện tại mục đích của họ chủ yếu là nhằm xoa dịu căng thẳng nội bộ và mở đường để giải quyết những vấn đề khác”, giáo sự Bergmann kết luận.
Theo Infonet
Cuộc ra đi của Anh khỏi EU tiếp tục gặp trắc trở
Nước Anh đang đứng trước vô vàn trở ngại, trong tiến trình đàm phán sắp tới nhằm rời Liên minh châu Âu EU.
Cuộc ra đi của Anh khỏi EU tiếp tục gặp trắc trở
Nước Anh đang đứng trước vô vàn trở ngại, trong tiến trình đàm phán sắp tới nhằm rời Liên minh châu Âu EU. Mới đây, 4 nước Trung Âu gồm Slovakia, Hungary, Ba Lan và công hòa Czech đã bày tỏ khả năng sẽ phủ quyết những thỏa thuận giữa Anh và EU hậu Brexit.
Theo Thủ tướng Slovakia, 4 nước này sẽ không chấp nhận bất kì thỏa thuận nào ảnh hưởng đến quyền tự do sinh sống và làm việc của công dân nước họ tại Anh.
Vấn đề di trú được dự báo sẽ là bất đồng lớn nhất giữa Anh và EU trong tiến trình đàm phán. Anh mong muốn kiểm soát dòng người nhập cư đi từ EU vào nước này. Ngược lại phía EU khẳng định, sẽ chỉ cho phép Anh tham gia thị trường chung, nếu quyền tự do đi lại và làm việc của công dân EU được đảm bảo.
Theo ANTV
Mỹ đang hoảng loạn về ông Putin Trong thời gian gần đây, các nhà bình luận phương Tây cáo buộc Moscow trong tất cả mọi việc từ Brexit cho đến gia tăng sự phổ biến của tỷ phú Donald Trump. Mặc dù ở Nga cũng có quan điểm chống Mỹ tương tự, sự lan tỏa "tâm trạng hoảng loạn về ông Putin" ở phương Tây thật sự đáng kinh ngạc....