Sau BOT Cai Lậy, đề xuất 3 phương án xử lý BOT Thái Nguyên -Chợ Mới
Chủ đầu tư BOT Thái Nguyên – Chợ Mới vừa đưa ra 3 phương án xử lý với dự án này. Trong đó, phương án kéo dài dự án, đặt trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên như đề nghị của tỉnh Thái Nguyên không được chủ đầu tư đưa ra với lý do sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Tuấn Huỳnh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Cienco 4, đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết, theo phương án tài chính và hợp đồng tín dụng với ngân hàng, dự án sẽ bắt đầu thu phí từ đầu năm 2017.
Tuy nhiên, do phản ứng của người dân và chưa thống nhất được với địa phương là UBND tỉnh Thái Nguyên, tới thời điểm này, dự án vẫn chưa thu phí. Nhà đầu tư đang chịu áp lực lớn từ việc phải trả lãi vay ngân hàng, bình quân mỗi tháng phải trả khoảng 16 tỷ đồng.
Chủ đầu tư BOT Thái Nguyên – Chợ Mới mới đây đã đề xuất 3 phương án nhằm sớm xử lý dứt điểm các vấn đề vướng mắc tại dự án này.
Trước nguy cơ vỡ nợ do chưa có nguồn thu, chủ đầu tư BOT Thái Nguyên – Chợ Mới mới đây đã đề xuất 3 phương án để các cơ quan thẩm quyền xem xét quyết định nhằm sớm xử lý dứt điểm các vấn đề vướng mắc tại dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3, đoạn Km75 – Km100.
Cụ thể, phương án 1: Giữ nguyên hai trạm thu tại dự án (một trạm đặt trên quốc lộ 3 cũ và một trạm trên quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới) theo hợp đồng đã ký kết, cho phép nhà đầu tư tổ chức thu phí hoàn vốn trên cơ sở mức giá đã được Bộ Tài chính ban hành và thực hiện phương án miễn, giảm phí cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận trạm thu giá, đã được địa phương và nhà đầu tư thống nhất.
Video đang HOT
Phương án 2: Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương liên quan quyết định số lượng trạm thu, vị trí đặt trạm, mức phí. Trường hợp phương án tài chính của dự án không khả thi, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng ngân sách. Theo tính toán sơ bộ, dự án chỉ đặt một trạm thu phí trên tuyến quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên – Bắc Kạn, ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ cho dự án khoảng hơn 2.000 tỷ đồng mới đảm bảo phương án tài chính khả thi.
Phương án 3: Nhà đầu tư đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án. Theo phương án này, số tiền Nhà nước phải bỏ ra để mua lại dự án từ nhà đầu tư khoảng gần 3.000 tỷ đồng, bao gồm giá trị tổng mức đầu tư dự án sau khi quyết toán, lãi vay ngân hàng và phần lãi đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Mới đây, ngày 23.11, UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản 5317 đề xuất với Bộ GTVT phương án dỡ bỏ một trạm thu đặt trên quốc lộ 3 cũ (Km77 922, quốc lộ 3 cũ) và cho phép nhà đầu tư thực hiện mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đặt trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và đường Thái Nguyên – Chợ Mới.
Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, nếu tiến hành thu giá dịch vụ tại trạm Km77 922 sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự trên địa bàn do một số người dân địa phương không chấp nhận việc đầu tư trên đường cũ để thu phí, kể cả có tiến hành giảm phí cho một số đối tượng.
Tuy nhiên, cả nhà đầu tư và lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, việc này khó thực hiện, do việc huy động nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư các hạng mục bổ sung rất khó khăn.
Được biết, chiều nay (12.12), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ chủ trì cuộc họp xử lý nội dung này.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3, đoạn Km75 – Km100 có tổng chiều dài 65km, trong đó, hợp phần quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, chiều dài 40km, bề rộng nền đường 12m. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 2.713 tỷ đồng, do liên danh CIENCO4 – Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc – Công ty CP ĐTXD&TM Trường Lộc làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.Dự án đã hoàn thành và được Hội đồng Nghiệm thu của Bộ GTVT chấp thuận nghiệm thu đưa vào khai thác từ tháng 5.2017.Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 7 tháng kể từ khi đưa vào khai thác (sau hơn 9 tháng thông xe), dự án vẫn chưa được tiến hành thu phí sử dụng dịch vụ để hoàn vốn dù nhà đầu tư đã tuân thủ đúng các điều khoản hợp đồng, quy định pháp luật và phương án miễn, giảm phí cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực xung quanh trạm thu phí BOT. Dù chưa thu phí nhưng một số cá nhân đã tập trung phản ứng tại trạm thu phí của dự án trên quốc lộ 3 cũ đặt tại huyện Phú Lương.
Theo Danviet
Chủ đầu tư muốn "bán" BOT Thái Nguyên - Chợ Mới với giá 3.000 tỷ đồng
Trong 3 phương án mà chủ đầu tư đưa ra để xử lý tình hình Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới có đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án với số tiền 3.000 tỷ đồng, để tháo gỡ vướng mắc của dự án.
Trạm BOT Thái Nguyên - Chợ Mới vẫn chưa thể thu phí do người dân phản đối
Dự án đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp mở rộng quốc lộ 3 được thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ từ đầu năm 2017. Dự án xây mới đường Thái Nguyên - Chợ Mới dài gần 40 km và nâng cấp, mở rộng 25 km quốc lộ 3 đoạn km75 đến km100 theo hình thức BOT do Liên danh nhà đầu tư Cienco 4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc thực hiện, có tổng mức đầu tư ban đầu 2.744 tỉ đồng.
Để hoàn vốn cho dự án, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất phương án đặt một trạm thu phí trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới và một trạm thu phí tại km 77 922,5 quốc lộ 3 cũ song song với đường Thái Nguyên - Chợ Mới như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Sau một thời gian người dân tập trung phản đối vị trí trạm thu phí trên quốc lộ 3 cũ, tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải dỡ trạm thu phí trên quốc lộ 3 và có phương án hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Theo đại diện liên danh nhà đầu tư Cienco 4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc, 3 phương án xử lý trạm thu phí dự án Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo quốc lộ 3 được trình các cơ quan thẩm quyền xem xét. Cụ thể:
Phương án 1: Giữ nguyên 2 trạm thu phí tại dự án, gồm trạm đặt trên quốc lộ 3 cũ và trạm trên quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới theo hợp đồng đã ký kết; cho phép nhà đầu tư thu phí trên cơ sở mức giá đã được Bộ Tài chính ban hành và thực hiện phương án miễn, giảm giá cho các chủ xe có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận trạm thu giá.
Phương án 2: Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương liên quan quyết định số lượng trạm thu giá, vị trí đặt trạm, mức giá. Trường hợp phương án tài chính của dự án không khả thi, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng ngân sách vì nếu chỉ thu phí trên tuyến quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới, không thu phí trên đoạn quốc lộ 3 cũ đã cải tạo thì dự án không thể hoàn vốn do lưu lượng xe có thể thu phí chỉ chiếm 10-15% trên tổng lưu lượng của toàn tuyến.
Nhà đầu tư cho biết, nếu dự án chỉ đặt một trạm thu phí trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới thì ngân sách nhà nước phải hỗ trợ cho dự án khoảng hơn 2.000 tỷ đồng mới đảm bảo phương án tài chính.
Phương án 3: Nhà đầu tư đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án với giá trị gần 3.000 tỷ đồng, bao gồm tổng mức đầu tư dự án sau khi quyết toán, phần trả lãi vay ngân hàng và phần lợi nhuận đối với phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư bỏ ra.
Chủ đầu tư cho hay, đến tháng 12/2017, việc thu phí hoàn vốn dự án vẫn chưa được thực hiện, trong khi bình quân mỗi tháng, nhà đầu tư phải trả khoảng 16 tỷ đồng tiền lãi vay; chỉ riêng tiền lãi vay cộng dồn từ đầu năm 2017 đến nay đã lên hơn 200 tỷ đồng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Chúng tôi không 'hùn hạp' ở BOT Cai Lậy Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ GTVT cùng các tỉnh liên quan đã đàm phán với nhà đầu tư để có những điều chỉnh. Trong những ngày trạm BOT Cai Lậy bị phản đối, dư luận luôn thắc mắc: Vai trò của Bộ GTVT tới đâu? Vì sao tân bộ trưởng GTVT không lên tiếng? Nay, lần đầu tiên xuất hiện trên...