Sau bỏ thai, cần làm gì trước khi mang bầu lại?
Kết quả siêu âm ở tuần thứ 18 phát hiện em bé bị thận đa nang cả hai bên nên em phải chấm dứt thai kỳ vào ngày 14/6/2013. Em đang muốn có em bé lại.
Cho em hỏi thời gian này đã thích hợp chưa? Em cần kiểm tra những gì để sàng lọc các bệnh di truyền hay phòng ngừa như thế nào để em bé sắp tới được khỏe mạnh? Kính mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Lam)
Ảnh minh họa.
Trả lời:
Bạn Lam thân mến,
Video đang HOT
Trước hết xin chia buồn cùng bạn với kết quả thai kỳ lần trước. Bệnh thận đa nang là loại hình tổn thương của thận đặc trưng bởi sự xuất hiện của rất nhiều nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận và đây là những nang dịch có tính chất lành tính. Trong phần lớn trường hợp, những nang này chỉ xuất hiện ở thận. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân có thể có các nang dịch ở ngoài thận như nang gan, tụy và cá biệt ở não, tim.
Bệnh thận đa nang có hai thể: thể di truyền theo gene trội nhiễm sắc thể thường (tổn thương nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 16) chiếm 90% trong số bệnh này, và thể di truyền theo gene lặn chiếm khoảng 10%. Với thể di truyền theo gene trội, khả năng sinh con mắc bệnh thận đa nang là 50%. Với thể di truyền theo gene lặn, mỗi đứa trẻ sinh ra có khả năng mắc bệnh là 25%.
Để chuẩn bị mang thai tốt, cả hai vợ chồng bạn nên khám sức khỏe tổng quát (kiểm tra huyết áp, tim mạch, siêu âm bụng tổng quát, xét nghiệm máu về các chức năng gan, thận, tim mạch…) theo chỉ định bác sĩ. Nên làm xét nghiệm di truyền của hai vợ chồng.
Riêng bạn cần khám phụ khoa, tiêm ngừa các bệnh như thủy đậu, viêm gan B, sởi – quai bị – rubella nếu chưa có kháng thể bảo vệ. Uống 1 viên acid folic mỗi ngày tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai là tốt bạn ạ. Chúc vợ chồng bạn có thai kỳ khỏe mạnh.
Tiến sĩ bác sĩ Lê Thị Thu Hà _ Phó trưởng khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM
Theo VNE
Bỏ thai, muốn có con lại khó
Năm nay tôi đã 38 tuổi nhưng chưa có con. Cách đây 3 năm tôi đã có thai nhưng do điều kiện công việc nên đã phá.
Từ đó đến gần đây, vợ chồng tôi vẫn dùng biện pháp tránh thai. 5 tháng nay chúng tôi thả nhưng mang thai rất khó. Giờ tuổi tôi đã cao, tôi đang rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp.(Huyền)
Ảnh: boldsky.com.
Trả lời:
Chào bạn!
Để biết nguyên nhân do đâu, bạn cần đi làm đầy đủ các bước như khám phụ khoa, kiểm tra sự rụng trứng, kiểm tra nội mạc tử cung, kiểm tra chức năng nội tiết, kiểm tra tắc ống dẫn trứng... Chồng bạn cần khám nam khoa và làm tinh dịch đồ.
Thông thường sau phá thai, nếu không giữ vệ sinh thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tắc vòi trứng. Thực tế, tình trạng vô sinh thứ phát đang ngày càng tăng, một trong những nguyên nhân là do phụ nữ từng phá thai.
Việc bạn sử dụng các biện pháp tránh thai lâu ngày, nhất là thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra một số trục trặc mà trong một thời gian ngắn vài tháng chưa thể trở lại bình thường được.
Theo tôi, hiện nay tuổi để bạn sinh con không còn trẻ nữa, việc mang thai, sinh con càng khó khăn hơn những phụ nữ trẻ. Vợ chồng bạn không nên chần chừ nữa mà hãy đến các bệnh viện có chuyên khoa hiếm muộn/vô sinh khám tổng thể. Chỉ có biết được nguyên nhân mới sớm có cách chữa trị.
Chúc bạn khỏe.
Thạc sĩ lương y đa khoa Vũ Quốc Trung
Theo VNE
Bỏ thai nhưng không "kiêng" nổi 10 ngày Bình thường, sau mỗi lần phá bỏ thai, các bác sĩ đều khuyên người phụ nữ cần nghỉ ngơi, kiêng cữ 6 tháng mới nên có thai trở lại. Do một chút bất cẩn, vợ chồng tôi đã trót có thai ngoài ý muốn. Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi không thể giữ em bé lại. Sau khi bỏ thai...