Sau Biển Đông, Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan Hải Dương 981 đi đâu?
Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam không nằm ngoài toan tính tạo ra một cuộc chiến trên Biển Đông cũng như thiết lập “vùng lãnh thổ quốc gia lưu động”.
Một điều dễ nhận thấy là mục đích thương mại không phải là mưu toan đầu tiên để Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 180 hải lý.
Âm mưu của hành động này được thể hiện rõ nhất chính trong tuyên bố của một quan chức thuộc Tập đoàn dầu mỏ nhà nước Trung Quốc rằng đây là “vùng lãnh thổ quốc gia lưu dộng của chúng tôi”. Bởi nếu Trung Quốc có thể tiến hành khoan giếng dầu trong vùng biển của một quốc gia khác, ngay sau đó, Bắc Kinh sẽ tuyên bố khu vực này thuộc lãnh thổ quốc gia.
Tàu bảo vệ bờ biển của Việt Nam giám sát tàu Trung Quốc tiến gần khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên Biển Đông
Trước hành động Trung Quốc điều động 86 tàu thuyền và một tàu ngầm tới hỗ trợ bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981, Việt Nam đã cử 30 tàu bảo vệ bờ biển tới ngăn chặn hoạt động xâm phạm chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhiều lần cản trở và cố tình đâm cũng như gây thiệt hại cho tàu của Việt Nam.
Ý đồ lớn của Trung Quốc ở đây là tạo ra một cuộc chiến trên Biển Đông. Hành động đâm vào các tàu của Việt Nam là nhằm gây kích động khiến Việt Nam mất kiên nhẫn và tấn công vào giàn khoan Hải Dương-981. Từ đó, Trung Quốc sẽ tự biến mình thành nạn nhân và tổ chức phản công trả đũa.
Ngoài ra, Trung Quốc mưu đồ không muốn tập trung tấn công vào các lực lượng quân sự trong khu vực đất liền mà chủ yếu nhắm tới các căn cứ đặt trên những hòn đảo phía nam thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai hàng loạt căn cứ tại Cụm Sinh Tồn trong đó căn cứ lớn nhất nằm ngay trên đảo Sinh Tồn.
Tuy nhiên, căn cứ quân sự của Việt Nam khiến Trung Quốc “đau đầu nhất” nằm lại đang nằm trên một hòn đảo thuộc bãi đá Gạc Ma, chỉ cách vị trí mà Trung Quốc vừa bị tố triển khai xây một sân bay 7 km về phía bắc.
Chủ quyền quốc gia kéo dài … vô tận
Tháng 11/2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập “Vùng nhận diện phòng không” trên Biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – Senkaku/Điếu Ngư. Hành động này của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối của không chỉ các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế trong đó có Mỹ.
Video đang HOT
Thậm chí, Trung Quốc còn dự định thiết lập “Vùng phòng không” trên 90% diện tích Biển Đông mà quốc gia này tự phong chủ quyền.
Theo đó, chủ quyền của Trung Quốc đã kéo dài sang khu vực phía nam bãi cạn James và nằm ở vĩ độ 4 phía bắc đường xích đạo. Trong khi đó, bãi cạn James nằm cách căn cứ không quân gần nhất của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa 1.500 km.
Tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản – Trung Quốc nhiều lần đối đầu gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông
Với khoảng cách rộng lớn mà Trung Quốc tuyên bố, các chuyên gia đã phải đặt câu hỏi về giới hạn quy chuẩn phạm vi “Vùng phòng không”. Không chỉ ngang nhiên xây dựng một căn cứ quân sự trên bãi đá Gạc Ma, Trung Quốc còn lắp đặt một trạm radar có khả năng theo dõi hoạt động hàng không của các nước trong khu vực tại phía bắc đảo đá Xu Bi cách đảo Thị Tứ khoảng 26 km về phía tây nam thuộc quần đảo Trường Sa.
Đầu năm nay, truyền thông Trung Quốc còn khẳng định rằng: “Quân đội Trung Quốc sẽ chiếm lại đảo Thị Tứ từ tay Philippines vào năm 2014″.
Hôm 11/1, tờ China Daily Mail viết: “Dựa vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, Philippines đã ngạo mạn công bố trong dịp đầu năm rằng họ sẽ tăng cường triển khai lực lượng không quân và hải quân tới đảo Thị Tứ – một hòn đảo của Trung Quốc mà Philippines đã chiếm đóng trái phép trong nhiều năm qua”.
Khác với Việt Nam, Philippines đã ký kết các hiệp ước an ninh quốc phòng song phương với Mỹ. Do đó, Trung Quốc đã nhắm tới khiêu khích Việt Nam trước tiên sau đó tiến dần tới đánh chiếm đảo Thị Tứ. Trong trường hợp Mỹ và Nhật Bản không hỗ trợ Việt Nam đối phó với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tấn công các căn cứ quân sự trên các hòn đảo của Philippines mà không lo bị trừng phạt.
Tuy nhiên, Việt Nam hiểu rõ tình thế hiện nay tại Biển Đông khi mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố 90% diện tích vùng biển này là một phần của thành phố Tam Sa. Ngay khi tuyên bố này có hiệu lực, các máy bay và tàu thuyền đi qua không phận và hải phận Biển Đông đều sẽ phải thông báo xin phép từ phía Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, các chuyến tàu chở hàng từ cảng Hải Phòng sẽ phải di chuyển theo sát đường bờ biển hướng về phía xích đạo trước khi đi về phía đông và tránh khu vực Trung Quốc tự khoanh vùng chủ quyền. Điều này sẽ khiến các chuyến hàng từ cảng Hải Phòng tới Nhật Bản kéo dài thêm 3.500 km. Ngoài ra, toàn bộ phần biển phía đông cũng sẽ biến thành cái hồ của Trung Quốc. Đây chính là âm mưu lớn của Trung Quốc nhằm cản trở hoạt động sống của người dân Việt Nam.
Nhật Bản – Nạn nhân kế tiếp của Trung Quốc
Sau Việt Nam, Trung Quốc sẽ tiếp tục giở chiêu bành trướng với Nhật Bản. Theo đó, giàn khoan Hải Dương-981 – “lãnh thổ quốc gia lưu động” của Trung Quốc cũng sẽ được di chuyển tới khu vực phía bắc nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như nằm giữa căn cứ không quân Shuimen của Trung Quốc và căn cứ không quân Okinawa của quân đội Mỹ – Nhật.
Nhiều khả năng giàn khoan Hải Dương-981 sẽ còn được Trung Quốc di chuyển tới Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản
Đây sẽ là cái kết không thể chấp nhận được với Nhật Bản. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng tránh đối đầu với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ sẽ tuyên bố rằng không một vùng đất nào bên trên nằm trong bản hiệp ước quốc phòng song phương mà Washington cam kết hỗ trợ an ninh cho Tokyo.
Từ đó, Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng quân sự tấn công Nhật Bản cũng như xâm chiếm quần đảo Senkaku và Yaeyama. Nếu đánh chiếm thành công 2 hòn đảo này, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng “Vùng phòng không” thêm ít nhất 300 km về phía đông quần đảo Yaeyama đồng thời cô lập Nhật Bản khỏi khu vực châu Á.
Theo tạp chí American Thinker, cách tốt nhất để phá vỡ các kế hoạch tấn công của Trung Quốc là Việt Nam và Nhật Bản cần liên thủ thông qua ký kết một hiệp ước quốc phòng song phương.
Do đó, Trung Quốc sẽ phải tìm cách đối phó cùng lúc với nhiều lực lượng thay vì dồn lực tấn công từng quốc gia như hiện nay. Đối với Nhật Bản, cuộc chiến chống lại Trung Quốc sẽ có khả năng xảy ra ngay cuối năm nay thay vì năm 2015 và 2016 như dự báo trước đây.
Theo Infonet
Cảnh sát biển được tặng hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã nhận được quà và hàng chục tỷ đồng của đồng bào cả nước, trong đó có bộ loa tuyên truyền trị giá 3 tỷ đồng.
Chiều 19/5, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trao tặng hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt có giá 3 tỷ đồng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nguyễn Hòa Bình cho biết, những ngày qua, bản thân ông và đông đảo nhân viên luôn dõi theo lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở biển Đông. Là công dân Việt Nam, cũng từng là quân nhân, ông mong muốn được góp một chút công sức cùng các anh nơi tuyến đầu Tổ quốc.
Đại diện Ngân hàng Vietcombank tặng loa tuyên truyền 3 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Hoàng Thùy.
"Những người làm ngân hàng chúng tôi đã từng tham gia vận chuyển tiền, mua sắm quân trang, quân dụng, trang thiết bị... để chi viện cho chiến trường trong những năm tháng chiến tranh. Hiện nay, chúng tôi góp sức cùng các anh chiến đấu trên mặt trận tuyên truyền bằng hệ thống loa hiện đại này", ông Bình nói và khẳng định các chiến sĩ không bao giờ đơn độc bởi 90 triệu dân Việt Nam luôn chung sức, đồng lòng cùng góp sức bảo vệ chủ quyền đất nước.
Cảm ơn cán bộ, nhân viên của Vietcombank, Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng, Phó chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt là món quà ý nghĩa, thiết thực đối với lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ở biển Đông.
"Cuộc chiến giữa biển khơi là cuộc chiến tuyên truyền giữa ta và Trung Quốc, bằng cả tiếng Trung và tiếng Việt. Chúng ta phản đối tàu thuyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam, yêu cầu họ phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của ta. Hệ thống loa của Trung Quốc hiện nay rất lớn, mạnh. Chúng tôi có bộ loa hiện đại này sẽ chiến đấu tốt hơn ở mặt trận tuyên truyền", Tướng Đồng nói.
Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển khẳng định, từ ngày Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển đã xác định được nhiệm vụ của mình, cùng với lực lượng Kiểm ngư, tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. "Cuộc đấu tranh này rất cam go, phức tạp", ông nói.
Hành động của tàu hải cảnh Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 được lực lược cảnh sát biển Việt Nam quan sát và ghi chép kỹ lưỡng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn dùng lực lượng lớn các tàu Hải cảnh, Hải giám, quân sự xung quanh giàn khoan đặt trái phép Hải Dương 981. Vùng biển không có dấu hiệu êm dịu mà ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, khích lệ, động viên của các cơ quan, ban ngành và nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài.
"Đó là những việc làm thiết thực, hiệu quả, động viên Cảnh sát biển vững vàng bám trụ nơi tuyến đầu biển khơi. Chúng tôi sẽ trụ vững, hoàn thành tốt nhiệm vụ", Tướng Đồng nói. Ông cũng cho hay, những ngày qua, nhiều chiến sĩ cảnh sát có hoàn cảnh gia đình khó khăn khi mẹ ốm, vợ mới sinh... nhưng vẫn xác định tốt tinh thần công tác. Trong đó có nhiều người đang nghỉ phép cũng xung phong ra biển thực hiện nhiệm vụ.
"Tất cả đều vững vàng, không hề nao núng trước hành động hung hăng của các tàu Trung Quốc", ông khẳng định..
Theo thống kê, đến chiều 19/5, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đã nhận được món quà bằng hiện vật và tiền mặt lên tới hàng chục tỷ đồng, trong đó có một thùng quà của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2 chiếc xuồng cao tốc trị giá 24 tỷ đồng. Ngân hàng Vietcombank ủng hộ 3 tỷ đồng mua loa tuyên truyền đặc biệt, UBND TP HCM ủng hộ 3 tỷ đồng, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1 tỷ đồng, công ty TNHH ENI - FLORENCE VN tặng 40 bình ắc quy... Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng cho biết, số tiền đồng bào ủng hộ sẽ được Bộ tư lệnh sử dụng để sửa chữa tàu Cảnh sát biển bị hỏng trong những ngày vừa qua, mua trang thiết bị phục vụ ghi hình, ghi âm, phương tiện quan sát... để lấy những hình ảnh và truyền về đất liền phục vụ tốt cho công tác đấu tranh ngoại giao.
Theo VNE
Sau lưng là cả dân tộc Mỗi công dân Việt Nam đang sốt ruột hướng ra biển Đông, nơi đang xảy ra cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vô cùng căng thẳng. Những chiếc vòi rồng tàn bạo từ các tàu hải giám, hải cảnh của Trung Quốcđã hung hăng tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam. Trong mối tương quan chênh...