Sau biến cố của ‘chồng nhà người ta’, cô nàng quyết tâm giữ chồng ‘vô tích sự’
Từng chán chồng khi so với chồng ‘nhà người ta’, nhưng rồi Ly đã nhận ra đâu mới là hạnh phúc và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Ba năm yêu nhau, sau ba năm cưới, bây giờ tổ ấm của Ly (30 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã có ba người. Tình yêu đã ban tặng vợ chồng Ly đứa con trai đầu lòng vừa giống cha vừa giống mẹ đúng nghĩa “giỏ nhà ai, quai nhà nấy”.
Khi yêu nhau hương lửa đang nồng. Mới cưới nhau thì ríu rít uyên ương xây tổ ấm. Một đứa con trai ra đời đảo lộn bao nếp sinh hoạt của gia đình trẻ. Chi tiêu đội lên gấp đôi, mọi dự tính du lịch, mua sắm nọ kia đều phải gác lại. Riêng cái khoản ông bà nội, ông bà ngoại thay nhau lên thăm cháu cũng phát sinh nhiều thứ phải lo. Việc trông con, gửi trẻ, chọn trường cũng lắm rắc rối không dễ gì vợ chồng đồng thuận.
Ly chán ngán khi chồng làm không ra tiền đủ chi tiêu. Anh lại hay giao lưu đãi bạn bè tốn kém. Ly thấy chồng con bạn cùng phòng ở công ty thật tuyệt vời. Lương cao, lộc nhiều, nhà nó chi tiêu vung vãi vẫn thừa thãi. Chồng nó thì hào hoa, phóng khoáng nói cười hoạt bát, chăm con thương vợ hết mực.
Vợ chồng hạnh phúc khi nhận ra giá trị của nhau và cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp.
Chồng Ly lại ngày càng méo mó, lệch lạc, xấu xí trong mắt cô. Còn chồng người ta sao mà sáng láng ngời ngời, thật là ngưỡng mộ. Thế là từ đôi điều chán chồng, Ly đâm ra chê chồng lúc nào không biết. Những chuyện vặt trong nhà không đâu cũng nảy sinh mâu thuẫn cãi cọ, mặt nặng mày nhẹ, tiếng bấc, tiếng chì. Không khí gia đình trở nên nặng nề u uất, chình chịch như phải đeo cối đá.
Nhiều đêm thao thức, nước mắt ứa ra, lấy chồng sinh con sao mà cuộc sống vợ chồng lại khổ thế. Hay là li dị đường ai nấy đi? Ly sẽ ở vậy nuôi con, tha hồ tung tẩy, bay nhảy mà không sợ bị ràng buộc, cấm cản. Một nỗi buồn xâm chiếm nặng trĩu tâm can cô.
Chán nỗi, chồng Ly không nhận ra những chê chán ở nơi cô. Anh vẫn hồn nhiên như chẳng có chuyện gì. Thấy chồng dửng dưng như thể vô cảm, Ly càng giận, càng tức. Người đâu mà vô tâm, bạc bẽo. Có một vợ, một con thời buổi này mà không nuôi nổi. Cứ cam chịu kham khổ, thiếu thốn mãi. Thấy gia đình người ta mà mình sốt cả ruột.
Video đang HOT
Bỏ chồng hay cam chịu? Câu nói ấy cứ giằng xéo trong Ly khuôn nguôi. Nhưng cơn cớ gì mà bỏ chồng cơ chứ? Giá như chồng Ly giái gú, cờ bạc…, hắt hủi vợ con thì đã đi một nhẽ.
Bỗng một hôm, cô bạn có chồng phởn chí của Ly ào đến nhà cô ôm mặt khóc, kể lể: “Ly ơi, mất tất cả rồi! Tao chỉ còn nước chết thôi”.
- “Cơ sự làm sao”, Ly hỏi bạn.
Qua lời kể nức nở của bạn, Ly hiểu ra chồng bạn là một con bạc cỡ bự. Cuộc bài bạc sát phạt vỡ lở, anh ta bị công an bắt. Cơ quan buộc cho thôi việc. Chỗ dựa dẫm của vợ con bỗng chốc trở về con số không. Ly cảm thấy giật mình khi nghe tin. May quá, chồng mình vẫn còn cái tốt chân chất, làm ăn lương thiện. Không sa vào tệ nạn xã hội như anh chồng của cô bạn thân.
Trong cơn buồn chán, cô bạn của Ly tâm sự: “ Ly ơi, tao chỉ mong được như mày thôi. Tuy không giàu có nhưng gia đình êm ấm, công việc ổn định. Chồng biết lo cho vợ con. Bây giờ tao biết xoay sở thế nào đây. Liệu anh ấy có bị ngồi tù, bao giờ mới mãn hạn?…“
Ly trót chán chồng, chê chồng nhưng Ly đã không bỏ chồng. Vợ chồng Ly cũng đã ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với nhau, cùng nhau chia sẻ, quyết tâm để có thêm thu nhập, nâng dần mức sống. Ly cuối cùng cũng đã nhận ra, có hạnh phúc là có tất cả, những khó khăn rồi cũng sẽ vượt qua.
Tát vợ giữa bữa cơm, người chồng day dứt khi thấy phản ứng của hai con
Thấy bố tát mẹ, con bé con òa khóc còn thằng lớn thì đập tan bát ăn cơm rồi lao lên phòng sập cửa. Bữa cơm bỏ dở giữa chừng.
Vợ chồng tôi cưới nhau 15 năm, chúng tôi có hai con. Con trai lớn 14 tuổi, con gái 5 tuổi. Tôi làm kỹ sư cơ khí còn vợ tôi là kế toán cho một Công ty công ích của thành phố. Cuộc sống của chúng tôi trôi qua trong bình yên dù kinh tế cũng không khấm khá là bao. Rất may, nhà ngoại có đất nên chia cho vợ chồng tôi đủ để xây nhà. Tôi biết ơn ông bà ngoại về điều ấy.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như gần đây vợ tôi không bắt đầu có biểu hiện "khinh chồng". Cô ấy không nói thẳng ra nhưng tỏ thái độ ra mặt kèm theo những tiếng bấc tiếng chì "chồng nhà người ta thế này, chồng nhà người ta thế kia...".
Biết phận mình, tôi cố gắng bù đắp cho các con. Hết giờ làm tôi vội vã đi đón con. Về nhà lại lao vào cơm nước, cho con bé tắm rửa, đưa con lớn đi học thêm để vợ có thời gian sau giờ làm đi tập yoga, khiêu vũ... Cô ấy về thì mâm cơm đã được dọn sẵn. Cứ ngỡ, mình thật tâm với vợ con sẽ nhận được những điều như thế.
Ba tháng nay, Công ty tôi giảm việc, lương anh em bị cắt giảm. Tôi cũng không nằm ngoài số ấy. Vậy là vợ tôi ngày càng xưng xỉa hơn. Tối qua, đang bữa ăn, con trai ngỏ ý muốn xin đi mừng sinh nhật bạn cách xa trung tâm thành phố. Cháu bảo "nhà bạn ấy giàu lắm, mời cả lớp về trang trại riêng ở Ba Vì ăn chơi, tham quan"...
Ngay lập tức vợ tôi hỏi dồn dập: "Bố bạn ấy làm gì mà giỏi thế? Sao bố con chả được bằng 1/10 nhà người ta thế nhỉ! Đấy nhé, Thảo (con gái út) sau này có chọn chồng thì nhớ chọn người biết kiếm tiền...".
Máu trong người tôi sôi lên, không kiềm chế được tôi thẳng tay tát vợ trước sự ngỡ ngàng của cô ấy. Con bé con òa khóc, còn thằng lớn thì đập tan bát ăn cơm rồi lao lên phòng sập cửa. Bữa cơm bỏ dở giữa chừng.
Tôi phải làm sao bây giờ? Liệu tôi có phải ông bố tồi, thằng đàn ông vô tích sự, cục súc hay không?
Nguyễn Trung Dũng (Đông Anh, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Anh Dũng thân mến!
Chúng tôi rất thông cảm với những ức chế của anh. Trai ham tài, gái ham sắc. Trước nay, người Việt chúng ta đánh giá đàn ông thông qua các công việc mà họ làm được. Người đàn ông có giá trị cao thường là những người tài giỏi. Vì thế, việc anh cảm thấy ức chế là điều có thể hiểu được.
Tuy nhiên, tôi lấy làm tiếc là anh đã không tâm sự với vợ tất cả những suy nghĩ của mình. Vợ chồng là những người bạn cùng song hành với nhau trong suốt cuộc đời. Là người sống gần mình, gắn bó với mình, cùng chung một mái nhà, một thời gian biểu hàng ngày, một bữa cơm và giấc ngủ, anh cần giải thích để chị nhà hiểu rõ từng vấn đề mà anh gặp phải.
Hai vợ chồng anh đã không có tiếng nói chung. Chị nhà thì nghĩ chồng mình lười biếng, ỉ lại nên nghĩ cách đánh động để anh chăm chút công việc hơn. Anh thì nghĩ bù đắp cho vợ bằng các công việc gia đình. Không hiểu nhau là nguyên nhân của sự việc đáng tiếc vừa qua.
Trước hết, sự việc xảy ra khiến con anh cảm thấy bố là hung thần độc ác, đánh vợ trong bữa cơm. Là người gần gũi và là chỗ dựa tinh thần lớn cho các cháu, anh đã hành xử hung bạo dù chỉ là bột phát khiến cho các cháu quá hoảng sợ và hoang mang. Vợ anh càng có lý do nghĩ anh là tồi tệ khi đã không kiếm được nhiều tiền còn đánh vợ. Rõ ràng, hành động bột phát của anh đã làm anh mất đi khá nhiều thiện cảm của vợ con.
Giờ là lúc anh cần phải dũng cảm nhận lỗi. Anh cần chia sẻ thật sự cảm giác ức chế và bất lực của mình khi vợ có những đánh giá không hay. Việc xin lỗi nên tiến hành công khai trước mặt cả 2 con. Anh cũng nên tìm kiếm công việc làm thêm nào đó để chị nhà hiểu được sự nỗ lực cố gắng của anh trong mọi việc.
Anh cũng cần góp ý với vợ về những lời nói chưa thật sự thiện chí vừa qua. Những lời chỉ trích sẽ chỉ đem lại các mâu thuẫn và ức chế chứ không giải quyết được điều gì. Nếu hai vợ chồng anh không thể có tiếng nói chung trong việc này, hai anh chị nên đến gặp chuyên gia tư vấn để họ giúp tháo gỡ các khúc mắc.
Chúc anh nhanh chóng giải quyết được vấn đề của mình và chúc gia đình hạnh phúc!
Chuyên gia Tâm lý - Giáo dục TS. Vũ Thu Hương
Tình cờ gặp cả nhà chồng cũ ở siêu thị, cô vợ có pha xử lý cực thông minh khi bị anh ta mỉa mai vì không có tiền thanh toán Giang ngậm đắng nuốt cay bế con ra khỏi nhà chồng với quyết tâm kiểu gì cũng khiến họ "sáng mắt ra". Không chỉ riêng người yêu cũ, chồng cũ cũng là đối tượng khiến phụ nữ từng đổ vỡ hôn nhân phải đau đầu. Nhất là họ đã từng trải qua bao năm mặn nồng rồi ngày ra tòa lại nhìn nhau...