Sau bê bối, Armie Hammer phải rời dự án về hậu trường phim ‘Bố Già’
Nam diễn viên Armie Hammer đã phải rời dự án truyền hình xoay quanh hậu trường phim kinh điển “ The Godfather” sau loạt bê bối đời tư.
Theo Variety , nhiều nguồn tin mới tiết lộ Armie Hammer sẽ không tiếp tục dự án truyền hình The Offer của Paramount Plus. The Offer là TV series xoay quanh câu chuyện hậu trường tác phẩm điện ảnh kinh điển The Godfather (tựa Việt: Bố Già) .
Hồi tháng 12/2020, nhà sản xuất The Offer công bố Armie Hammer được giao thủ vai chính Al Ruddy của bộ phim. Al Ruddy là nhà sản xuất của The Godfather (1972). Series dài 10 tập sẽ mô tả chi tiết các trải nghiệm của ông khi làm việc trong dự án phim kinh điển.
Armie Hammer từng gây ấn tượng khi góp mặt trong bộ phim Call Me by Your Name (2017). Ảnh: AP .
Đại diện của Hammer và Paramount chưa đưa ra phản hồi về tin tức trên, hay việc đoàn phim đang tìm kiếm một gương mặt nam chính mới.
Tin tức trên đến chỉ vài tuần sau khi nam diễn viên rời dự án phim hài, tình cảm Shotgun Wedding với vai nữ chính thuộc về Jennifer Lopez. Sự việc xảy ra sau khi loạt tin nhắn trên Instagram, được suy đoán thuộc về Armie Hammer, bị rò rỉ lên Internet. Các tin nhắn này xoay quanh nhiều nội dung tình dục nhạy cảm.
Không lâu trước đây, Hammer từng có phát ngôn về bê bối này, cho biết anh sẽ không đáp trả những lời tấn công trên Internet. Anh nhận xét làn sóng phản đối trên mạng xã hội xoay quanh nội dung tin nhắn là “những cuộc tấn công xấu xa và giả mạo” nhắm vào mình.
Video đang HOT
The Offer là một trong những dự án có quy mô đầu tư lớn, được ViacomCBS công bố khi họ đổi tên dịch vụ xem video trực tuyến CBS All Access của mình thành Paramount Plus hồi tháng 9/2020. Phim do Michael Tolkin viết kịch bản. Paramount Television Studios sản xuất.
Nhà văn André Aciman: 'Tôi đã yêu các nhân vật trong sách'
André Aciman chia sẻ ban đầu, ông đặt bút viết vài dòng về giấc mơ của mình. Ông đã yêu nhân vật, yêu mối tình của nhân vật và không thể cưỡng lại việc viết ra câu chuyện ấy.
André Aciman nói trên The Guardian ông bắt đầu viết Gọi em bằng tên anh như một sự chuyển hướng.
"Tôi hoàn toàn không biết nó sẽ là câu chuyện, càng không phải là cuốn tiểu thuyết", nhà văn nói.
Hai nhân vật chính trong phim chuyển thể Call Me by Your Name (2017) của đạo diễn Luca Guadagnino. Ảnh: Shutterstock .
Một buổi sáng tháng tư, André Aciman mơ về việc mình ở trong biệt thự tại Italy nhìn ra biển. Không gian tưởng tượng ấy có hồ bơi, một sân tennis, gia đình và bạn bè, cùng nhân viên phục vụ, một người làm vườn và một tài xế. Thậm chí, ngôi nhà giống trong một bức tranh của Claude Monet.
Tác giả đã nguệch ngoạc viết trong nhật ký về những gì mình mơ thấy, trước khi bỏ dở một tiểu thuyết đầy tham vọng mà ông đã hứa với nhà xuất bản sẽ giao vào ngày 31/12 năm đó.
Với tính cách bất cần, vào buổi sáng hôm ấy, nhà văn cho phép tâm trí của mình trượt khỏi dự án đã giao kèo từ trước. Thay vào đó, ông tìm kiếm niềm vui bằng cách viết ra vài câu về ngôi nhà Italy nhìn ra biển, chỉ là một vài câu, vài đoạn văn, thậm chí có thể là một chút lãng mạn...
Thế nhưng, André Aciman không chỉ viết một hay hai đoạn văn, mà là bốn trang trong buổi sáng hôm ấy.
"Điều này thật vui. Thông thường, tôi loay hoay với mọi câu, mọi mệnh đề, mọi nhịp điệu lộn xộn", nhà văn nói.
Còn với câu chuyện này, ông không phải suy tưởng nhiều về mệnh đề, nhịp điệu viết. "Chỉ một vài đoạn, không có gì hơn, tôi tự hứa", André kể.
Nhà văn cũng cho biết khi viết về Italy, ông đã không hề biết rằng mình đã quay ngược đồng hồ hơn ba thập kỷ về thời thơ ấu của mình ở Ai Cập.
"Nếu không có một Ai Cập được chuyển đến bờ biển Italy thì Call Me by Your Name sẽ không ra đời được... Ở đó có tuổi thanh xuân của tôi với bao khát khao chưa được thực hiện".
Nhà văn André Aciman. Ảnh: Alamy .
Tác giả chia sẻ rằng vào buổi sáng hôm ấy, ông biết mình đã đến hạn chót cho một cuốn tiểu thuyết khác, nhưng không thể cưỡng lại việc viết câu chuyện về ngôi nhà bên bờ biển Italy.
Ông ví việc viết câu chuyện ấy "giống hệt tình yêu".
André Aciman nói: "Tôi đã yêu Elio, tôi yêu Oliver, yêu tình yêu của họ và thế giới hoàn toàn mới này, tôi đã ôm ấp từng phút giây".
Sáng hôm đó, nhà văn đã quyết định sẽ dành ba, bốn tháng để kể câu chuyện này, chứ không phải một ngày nữa.
Gọi em bằng tên anh ( Call Me by Your Name ) ra mắt năm 2007, kể về mối tình lãng mạn của Elio Perlman, một thiếu niên Do Thái 17 tuổi gốc Italy, với Oliver, học giả Do Thái 24 tuổi người Mỹ.
Chuyện lấy bối cảnh ở Italy, vào những năm 1980 khi hai nhân vật gặp nhau, kéo dài cho tới 20 năm sau đó.
Năm 2017, tác phẩm được chuyển thể thành phim cùng tên. Phim chuyển thể thành công về doanh thu phòng vé lẫn được lòng giới phê bình. Phim đoạt vô số đề cử Oscar lần thứ 90, giải tại BAFTA lần thứ 71, Quả cầu vàng lần thứ 75.
Gọi em bằng tên anh phát hành tiếng Việt qua bản dịch của Nhật Khoa, do NXB Trẻ ấn hành năm 2017.
Vào tháng 10/2019, André Aciman đã cho ra mắt phần tiếp theo với tên Find Me .
8 phim trường được các bom tấn tái sử dụng Một số bối cảnh được Hollywood sử dụng nhiều lần trong các tác phẩm cùng thể loại, đề tài hoặc phong cách nhằm tránh gây lãng phí. Scary Movie 4 (2006) và Saw III (2006): Việc một trong những bối cảnh của Scary Movie 4 được dùng lại cho Saw III quả hài hước, bởi loạt phim kinh dị vốn thuộc nhóm "nạn...