Sau bão số 12, ngư dân Đà Nẵng trúng đậm lộc biển, kéo lưới mỏi tay
Những ngày sau bão, ngư dân trên địa bàn quận Liên Chiểu và quận Thanh Khê mang vây, lưới quét ra giăng, kéo dọc đường Nguyễn Tất Thành. Theo kinh nghiệm của bà con sau mỗi trận bão gió, hải sản ở biển lại xuất hiện nhiều hơn.
Ngay sau khi chấm dứt đợt mưa kéo dài bởi ảnh hưởng của cơn bão số 12, sáng ngày 10.11, một số ngư dân của phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu và phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng mang lưới vây, lưới quét ra giăng, kéo dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành. Những mẻ lưới của bà con ngư dân đều nặng trịch do có nhiều loại cá mắc lưới.
Đống cá các loại vừa mới trút ra từ một mẻ lưới để chuẩn bị phân loại.
Ông Trần Văn Chín, (55 tuổi, ngư dân cư ngụ tại phường Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết: “Theo kinh nghiệm của những người làm biển xưa nay thì cứ hễ sau một đợt mưa bão kéo dài nhiều ngày, cá biển ở ngoài khơi dạt vào ven bờ rất nhiều”.
Đợi đến khi mưa vừa bắt đầu tạnh hẳn, nắng yếu lấp ló phía đằng Đông, lúc này người dân mang lưới ra vây, bắt cá sẽ trúng đậm.
Ngay tại bãi biển bên đường Nguyễn Tất Thành người mua, kẻ bán cá diễn ra nhộn nhịp.
Người bán thì mừng bởi có nguồn thu nhập, người mua cũng vui vì mua được cá còn sống, nhảy đành đạch, tươi rói, rất ngon.
Một số hình ảnh được phóng viên Dân Việt ghi lại:
Theo Danviet
Người dân Đăk Lăk đổ xô ra suối bắt cá tầm sau bão Damrey
Hai ngày nay, người dân các xã vùng sâu huyện Krông Bông đổ xô ra sông, suối bắt cá tầm bị tràn ra từ các hồ nuôi trên núi.
Mưa lớn sau bão Damrey đã làm mực nước ở các hồ đập dâng cao, khiến các ao nuôi cá tầm trên núi của một doanh nghiệp ở buôn Hàng Năm, xã Yang Mao (Krông Bông, Đăk Lăk) bị vỡ, cá tràn ra ngoài.
Bị nước lũ cuốn trôi, cá tầm đuối sức, bơi chậm nên nhiều người dân sống dọc sông Krông Bông và suối Ea Tông đã đổ xô đi bắt cá. Mỗi con cá có trọng lượng khoảng 1-2 kg. Chỉ sau vài giờ, nhiều người bắt được cả bao tải.
Cám tầm bị nước lũ cuốn trôi ven suối, sông Krông Bông. Ảnh: Người dân cung cấp.
"Hai hôm nay, tôi thu mua lại cá tầm của người dân bắt được về bán lại cho các thương lái. Mỗi con cá được mua với giá 40.000-60.000 đồng tùy trọng lượng", chị H'Hiền Êban, bán quán tại xã Cư Drăm, cho biết.
Cá tầm là loại cá sống trong môi trường nước lạnh và sạch. Trứng cá tầm có giá trị kinh tế rất cao và được xếp vào hạng những món ăn đắt đỏ bậc nhất trên thế giới, lên tới 10.000 USD một kg.
Người dân xã Yang Mao khoe cá tầm bắt được trên suối. Ảnh: Người dân cung cấp.
Ở Đăk Lăk, ngoài huyện Krông Bông, cá tầm còn được nuôi ở lòng đập thủy điện buôn Tuôr Srah (huyện Lăk). Yêu cầu khắt khe của giống cá này là nhiệt độ nước, nếu nuôi trong môi trường quá nóng, cá khó phát triển và dễ mắc dịch bệnh. Cá tầm giống được ươm thả trong khu vực riêng để đảm bảo quá trình sinh trưởng ban đầu.
Nggười dân bắt được cả bao tải cá tầm. Video: Đức Giờ.
Theo Thu Sa (VNE)
Hậu bão số 12: Ghe, thuyền chạy trên phố Huế Hầu hết các tuyến đường ở TP.Huế ngập sâu trong nước. Ghe, thuyền bắt đầu chạy trên đường phố để "giải cứu" người, phương tiện bị chết máy. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 gây mưa to, sáng 5.11, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bị ngập lụt. Cuộc sống người dân thành phố mộng mơ đang bị đảo lộn. Chị...