Sau bao năm bôn ba, trai trẻ về nhà nuôi gà thả đồi kiếm 200 triệu
Ở xóm Đồng Kem 4, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, hầu như ai cũng biết đến chàng trai trẻ Nông Minh Đức, một trong những tấm gương tiêu biểu cho thanh niên trẻ có chí hướng làm giàu. Mới 27 tuổi, Đức đã là chủ của một cơ ngơi trang trại gà với gần 600 con/lứa mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Đến thăm gia đình anh Nông Minh Đức vào một ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp trò chuyện và hiểu thêm về chàng thanh niên trẻ có ý chí làm giàu này. Được biết, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên năm 2013, Đức đã xin vào làm việc tại một số doanh nghiệp ở Thái Nguyên, rồi sau đó lại bỏ vào TP.Hồ Chí Minh để lập nghiệp.
Mấy năm bôn ba, năm 2016 Đức đã quyết định trở về nhà, với hi vọng sẽ lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu anh quyết định sẽ xây dựng mô hình nuôi gà ta thả đồi.
Anh Đức đang kiểm tra gà trước khi xuất bán ra thị trường.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về nông sản sạch, anh Đức đã nghĩ ngay đến việc chăn nuôi gà ta thả vườn. “Lúc bấy giờ gia đình tôi có diện tích vườn, đồi khá rộng với hơn 8.000m2, rất phù hợp với chăn nuôi gà thả rông.
Video đang HOT
Đồng thời khi đó, bố mẹ cũng đã mua được dàn máy xay xát gạo, nghiền cám rất tiện lợi cho việc chế biến cũng như tận dụng thức ăn để chăn nuôi gà. Hơn nữa ở thời điểm đó đầu tư vào chăn nuôi gà cần rất ít vốn, mà giá bán và đầu ra cũng ổn định hơn chăn nuôi lợn” – anh Đức chia sẻ.
Sau khi khảo sát và tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà ở một số nơi trong và ngoài huyện, anh Đức đã quyết định tập trung vào chăn nuôi gà ta thả đồi. Ban đầu khi mới bắt tay vào xây dựng mô hình, anh nuôi thử nghiệm trước 3 lứa, với khoảng 100 con/lứa, sau tăng dần số lượng mỗi đàn.
Cho đến thời điểm này, anh đã gây dựng được hệ thống chuồng trại rộng khoảng 300m2 với thiết kế khép kín đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường cũng như kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Hiện tại, đàn gà của gia đình anh đã tăng lên 600 con/lứa. Lứa nọ gối lứa kia, trung bình mỗi năm anh nuôi được 6 lứa gà, đem lại nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Anh Đức cho biết, thời gian đầu bên cạnh khó khăn về nguồn vốn, gà anh nuôi cũng hay bị bệnh và chết nhiều do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm nuôi. Không bỏ cuộc ở đó, anh đã lên mạng để tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi gà, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi khác và thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến của bạn bè học chuyên ngành thú y về những triệu chứng bệnh ở gà. Nhờ đó, việc chăn nuôi gà của anh dần đi vào ổn định.
Gà thả trên vườn đồi của gia đình anh Đức.
Thế nhưng, khi gà được xuất bán, vấn đề đầu ra lại khiến anh phải trăn trở. Để giải quyết vấn đề, anh lại cất công đi mời chào bán sản phẩm tại các quán ăn, cửa hàng trên địa bàn huyện. Thậm chí anh còn đến tận nhà các gia đình có đám cưới để giới thiệu sản phẩm. Khi bắt đầu có nhiều người biết tiếng cơ sở, anh mở rộng địa bàn giới thiệu sản phẩm gà sạch trên toàn tỉnh Thái Nguyên, qua các kênh thông tin trên mạng internet.
Điểm khác biệt với nhiều hộ nuôi gà thả vườn khác đó là thức ăn cho gà của gia đình anh Đức hoàn toàn không dùng cám công nghiệp, thuốc tăng trọng mà chỉ dùng cám gạo, ngô nghiền trộn với rau muống, thân ngô non, cỏ voi nghiền nhỏ do gia đình anh tự sản xuất.
Ngoài ra, mỗi tuần, anh còn cho gà ăn thêm một bữa giun quế để bổ sung chất đạm. Vì không dùng cám tăng trọng nên thời gian nuôi gà của anh dài ngày hơn so với mô hình nuôi gà mía (6 tháng mới được xuất bán một lần). Chính vì thế, chất lượng gà thịt rất ngon, bán được giá cao hơn so với nhiều mô hình nuôi gà thả vườn khác. Có những thời điểm, gà của anh bán được với giá 130.000 đồng/kg gà hơi.
Mô hình chăn nuôi gà ta thả đồi của anh Đức không chỉ mang lại thu nhập cho kinh tế gia đình mà còn góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng. Anh Đức cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi gà lên 1.000 con/lứa, đồng thời sẽ tập trung và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gà ta thả đồi sạch, an toàn.
Theo Danviet
Muốn ăn sạch, không thể tạt ngang, tạt dọc các khu chợ "chồm hổm"
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng, nhiều người thường có thói quen "tạt ngang, tạt dọc" các khu chợ "chồm hổm", chợ tự phát ven đường để mua thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt, vì thực phẩm dù có sản xuất an toàn mà không được bảo quản, bày bán tốt, các sản phẩm tươi sống như thịt, thủy hải sản mà không được bảo quản lạnh sẽ nhanh chóng nhiễm vi khuẩn, vi sinh, thậm chí dễ bị ôi thiu dưới trời nắng nóng, nhiệt độ thất thường.
Người tiêu dùng nên chọn mua thực phẩm được bảo quản đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ (ảnh minh họa). Ảnh: T.H
Do đó, bà Lan khuyến cáo người tiêu dùng nên ủng hộ các kênh phân phối hiện đại, các chợ truyền thống được xây dựng khang trang, sạch đẹp, đảm bảo an toàn thực phẩm thay vì giữ thói quen tạt vào các chợ tự phát ven đường để mua thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đây cũng là cách ủng hộ người nông dân sản xuất sạch, mở đường liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp nhiều hơn.
Ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết, hệ thống Saigon Co.op cũng đang sắp xếp lại các khu trưng bày tại Co.opmart để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận hơn đến các sản phẩm hữu cơ.
Cũng theo ông Kiên, một khảo sát của Saigon Co.op cho thấy, thị trường thực phẩm hữu cơ đang rất sôi động, mỗi tháng, người tiêu dùng tại Hà Nội và TP.HCM chi khoảng 30 tỷ đồng cho thực phẩm hữu cơ. Thậm chí, số người sẵn sàng mua nông sản hữu cơ có thể tăng lên gấp 10 lần ngay lập tức nếu thị trường đáp ứng được các yếu tố như nguồn cung, cách tiếp thị tốt...
Tuy nhiên hiện nay, sản xuất hữu cơ ở Việt Nam còn khá hiếm, người nông dân sau nhiều năm thâm canh, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu... đã dần quên đi cách sản xuất hữu cơ, và nguồn đất, nước cũng đã ô nhiễm nhiều. Do đó, nguồn cung rất hạn chế.
Về vấn đề này, bà Phong Lan cho rằng, hiện nay bước xuống phố, người tiêu dùng gặp rất nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, có tình trạng thật giả lẫn lộn, nhập nhằng về chất lượng. Do đó, sắp tới, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra, khảo sát tất cả các cơ sở kinh doanh này. Những đơn vị nào đã có giấy chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ các loại (như chứng nhận hữu cơ của Mỹ, Nhật, EU...) thì sẽ được công khai danh sách trên website của ban, tránh tình trạng người tiêu dùng bị lừa.
Theo Danviet
"Bỏ phố lên rừng" nuôi hươu nai, lão nông kiếm tiền tỷ mỗi năm Sở hữu trang trại rộng gần 10ha với hàng nghìn vật nuôi như nai, hươu, ngựa, nhím, dê... - đều là những "con đặc sản" có giá trị, lão nông Trịnh Văn Tiến ở thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) mỗi năm kiếm thu nhập tiền tỷ dễ như... trở bàn tay. Khoàng 10 năm trước, ông Trịnh Văn Tiến với đôi bàn...