Sau bão, miền Trung lo mưa lớn, lũ về
Sức hủy diệt của bão số 10 (tương đương bão Xangsane đổ bộ vào Đà Nẵng đầu tháng 10.2006) khiến cho khúc ruột miền Trung bị tàn phá nặng nề. Không những thế, dự báo về đợt mưa diện rộng sau bão nhiều khả năng sẽ làm các hồ chứa nước miền Trung mất an toàn…
Bão số 10 tàn phá Quảng Bình vào hôm qua 30.9
Trả lời Thanh Niên Online, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nhận định mưa lớn sau bão thực sự là thử thách lớn đến khả năng tích nước, đe dọa mất an toàn ở các công trình hồ chứa nước khu vực miền Trung.
* Thưa ông, ngay sau bão số 10 đổ bộ, diễn biến mưa bão ở miền Trung diễn ra như thế nào?
- Ông Bùi Minh Tăng: Sau khi bão số 10 đổ bộ, mưa sẽ không nhiều lắm. Mưa ở các tỉnh miền Trung chỉ rả rích kéo dài đến hết đêm 30.9. Đến sáng nay (1.10) thì tạm ngớt khi tàn dư cơn bão ra khỏi nước ta.
Tuy nhiên, bắt đầu chiều nay, mưa sẽ trở lại do dải nhiệt đới thiết lập lại qua Trung Trung bộ. Dải nhiệt đới này tác động sẽ khiến các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ có mưa. Mưa không dồn dập như trong bão nhưng sẽ từng cơn một, nơi ít nhất có lượng mưa 30 – 40 mm, mưa nhiều nhất lên đến 100 mm.
Nhiều tỉnh miền Trung thiệt hại nặng nề sau bão số 10
* Theo ông, các địa phương bị ảnh hưởng cần chú ý gì để tránh thiệt hại người và của?
- Đợt mưa này sẽ làm lũ trên các sông, suối ở miền Trung dâng lên trở lại. Mưa trên diện rộng có thể dự báo được nhưng định lượng ra sao thì rất khó nên cần đề phòng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở miền núi.
Hiện tượng này cũng không dự báo trước được, chỉ có người dân, chính quyền địa phương ấy mới rõ. Qua kinh nghiệm, họ biết vùng nào có nguy cơ cao về sạt lở đất, hay lũ quét để sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, cũng như ngăn chặn không cho phương tiện qua lại.
Ở khu vực miền núi, cần đặc biệt đề phòng lũ quét. Người dân vẫn có tâm lý chủ quan khi đi qua các ngầm, suối trong mùa lũ. Bình thường thì ngầm khô, suối cạn nhưng mưa như trong những ngày vừa qua khiến lũ có thể ập về bất ngờ. Ở các ngầm, suối có nhiều người và phương tiện qua lại, chính quyền nên có biện pháp cảnh báo người dân đảm bảo an toàn.
* Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư có thống kê, trong bão số 10, từ Thanh Hóa trở vào Thừa Thiên-Huế đang có 27 hồ chứa xung yếu. Đợt mưa này liệu có đủ sức uy hiếp hay đe dọa các công trình này không?
Video đang HOT
- Còn tùy thuộc vào lượng nước chảy về trong các hồ này với lưu lượng bao nhiêu. Trong điều kiện các hồ này đã đầy nước theo công suất thiết kế, lại đang xung yếu, mất an toàn thì nhìn chung với lưu lượng mưa từ 50 mm trở lên thực sự là thử thách lớn, gây áp lực không nhỏ đến các công trình này, cần có sự chuẩn bị tốt, phương án xử lý đề phòng các sự cố tràn, vỡ hồ chứa.
* Xin cám ơn ông!
Theo TNO
Sức hủy diệt của siêu tên lửa Kalibr/Club trên chiến hạm Nga
Ngày 18-3, nhà máy đóng tàu Yantar cho biết, Nga sẽ trang bị các hệ thống tên lửa hành trình Kalibr (ký hiệu NATO là SS-N-27 Sizzler) cho 3 chiếc khinh hạm đầu tiên thuộc Dự án 11356 của họ.
Một nhà máy trực thuộc Tổng công ty đóng tàu "Thống Nhất" sẽ sản xuất các hệ thống tên lửa này để trang bị cho 3 chiếc khinh hạm lớp Krivak IV đầu tiên, đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Yantar, dự kiến sẽ bàn giao tên lửa trước khi kết thúc năm 2014.
Khinh hạm lớp Krivak IV thuộc dự án 11356 của Nga
" Theo hợp đồng hiện tại, nhà máy đóng tàu Yantar sẽ lắp đặt các hệ thống tên lửa Kalibr trên 3 chiếc khinh hạm đầu tiên", đại diện nhà máy này cho biết. Theo kế hoạch, 3 chiếc kinh hạm tiếp theo thuộc Dự án 11356 cũng sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa Kalibr, nhà máy đóng tàu Baltic cho biết thêm.
Khinh hạm lớp Krivak IV thuộc dự án 11356 Nga xuất khẩu cho Ấn Độ (Ấn Độ gọi là Talwar )
Khinh hạm Krivak IV thuộc "Dự án 11356" đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Yantar, là khinh hạm mang tên lửa điều khiển được thiết kế, để thực hiện các nhiệm vụ chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiêu trên không.
Kalibr là một tổ hợp tên lửa đa năng do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển, phiên bản xuất khẩu của nó được gọi là Club.
Tên lửa tấn công đối hạm 3M-54E
Thế hệ tên lửa Kalibr hiện có 5 phiên bản là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm, Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu vận tải biển và Kalibr-M dùng để phòng thủ bờ đối hạm.
Tên lửa tấn công đối hạm 3M-54E1 "Sát thủ tàu sân bay"
Hiện nay, Nga đang tiếp tục phát triển phiên bản Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi,
Tên lửa Kalibr phóng từ tàu mặt nước có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và tấn công đối đất. Tùy từng biến thể, tên lửa có chiều dài từ 6,2m tới 8,22m với trọng lượng phóng từ 1.300kg tới 2.300kg và đường kính là 0,533 m.
Tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E
Tên lửa có nhiều biến thể phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, cụ thể:
3M-54E: Phiên bản đối hạm có chiều dài 8,22 m, đầu đạn nặng 200 kg. Tầm bắn 220 km. Nó có khả năng bay là là mặt biển với vận tốc cận âm, rồi đạt vận tốc siêu âm 2,9 Mach (tương đương 3.500 km/giờ) và độ cao bay là 4,6 m ở pha cuối.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-54E
3M-54E1 : Phiên bản nâng cấp của 3M-54E, dài 6,2 m, với đầu đạn 400 kg, tầm bắn 300 km. Loại tên lửa này được cho là có khả năng đánh bị thương, thậm chí là đánh chìm một tàu sân bay.
3M-14E : Phiên bản tấn công mục tiêu trên đất liền có hệ điều khiển quán tính. Chiều dài 6,2 m, đầu nổ 400 kg, tầm bắn 275 km. Vận tốc cận âm ở pha cuối.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-54E1
91RE1 : Là biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Nó có chiều dài 8 m, tầm bắn 50 km, vận tốc siêu âm với một đầu đạn nặng 76 kg. Biến thể này cùng với biến thể 91RE2 có tính năng kỹ chiến thuật tương đương như hệ thống tên lửa/ngư lôi ASROC/SUBROC của Mỹ.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-14E
91RE2: Biến thể chống ngầm cải tiến của 91RE1 phóng từ tàu nổi, có chiều dài 6,5 m, tầm bắn 40 km với vận tốc siêu âm. Ngư lôi có một đầu đạn nặng 76 kg. 2 loại ngư lôi này là biến thể nhẹ nhất trong tất cả các phiên bản của Kalibr, trọng lượng phóng là 1.300 kg.
Biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ từ ngầm 91RE1
Hiện tại, Hải quân Nga chủ yếu trang bị hệ thống tên lửa này cho tàu ngầm lớp Kilo và khinh hạm lớp Gepard (hiện chỉ có trên các tàu hộ vệ Gepard của hải quân Nga). Trong tương lai, các tàu ngầm lớp Lada và các biến thể tàu ngầm lớp Akula và lớp Yasen cũng sẽ được trang bị loại tên lửa này. Tàu khu trục lớp Đô đốc Sergei Gorshkov mới của Nga và kinh hạm lớp Talwar cũng sẽ được trang bị tên lửa Kalibr.
Biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ từ ngầm 91RE2
Hai khinh hạm lớp Gepard của Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 (Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) không được trang bị dòng tên lửa này, mà sử dụng tên lửa Kh-35 Uran-E, dự kiến 2 chiếc tiếp theo vừa ký hợp đồng tháng 12/2012 và các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam mới được trang bị loại tên lửa Kalibr.
Theo soha