Sau bạo loạn, dân Tân Cương giao nộp vũ khí
Chính quyền Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương đã nhận được hàng ngàn vũ khí do người dân địa phương giao nộp sau vụ bạo loạn cuối tháng trước.
Theo Chinadaily, tính đến ngày 15/7, chính quyền đã nhận được 4.850 dao kiếm các loại và hơn 1.500 viên đạn, tất cả đều được chuyển giao cho cảnh sát quản lý.
Từ ngày 2/7 vừa qua, chính quyền Tân Cương đã tuyên bố trao thưởng cho những người dân giao nộp vũ khí như dao, kiếm hay súng.
Lin Hao, nhân viên cảnh sát ở Urumqi nói: “Nhiều người dân đã liên lạc với chúng tôi để giao nộp những vũ khí bị cấm sau khi có thông báo của chính quyền”.
Lin nói, người dân biết việc tàng trữ súng, dao trong nhà là nguy hiểm cho mọi người và bản thân mình nhưng sợ khi giao nộp sẽ bị phạt nên vẫn cất giấu, cho đến khi nhận được lời kêu gọi của chính quyền.
Vũ khí người dân Urumqi đến giao nộp cho chính quyền
Video đang HOT
Cảnh sát Tân Cương cho hay, hôm 26/6, những kẻ bạo động đã sử dụng dao, kiếm để gây rối tại khu vực Turpan làm 35 người thiệt mạng.
Theo truyền thông Trung Quốc, khi giao nộp những loại dao có lưỡi dài hơn 15cm, người dân sẽ được bồi thường giá thị trường, trong khi mỗi khẩu súng sẽ được chính quyền trả 100 NDT (khoảng 300.000 đồng).
Theo cảnh sát Lin, việc sở hữu vũ khí ở Tân Cương đã có truyền thống lâu đời. Anh nói: “Trong quá khứ, nhiều người ở Urumqi đặc biệt là người chăn nuôi gia súc đều trang bị súng để bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra, các nhân viên bảo vệ nhà máy những năm 1950 cũng được trang bị vũ khí và có bị lọt ra ngoài”.
Chính quyền địa phương cho biết, chỉ cần người dân giải thích được lý do họ sở hữu vũ khí một cách hợp lý thì sẽ không bị pháp luật.
Tân Hoa Xã cho biết, các vụ bạo loạn xảy ra ngày 26/6 vừa qua tại khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc đã làm 24 thường dân và các cảnh sát thiệt mạng. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói những kẻ tấn công đã cố gắng dùng bạo lực, đổ máu để gây mất trật tự và bất ổn trong xã hội.
“Đây là sự đe dọa công khai đối với an ninh đời sống nhân dân trong khu vực và sự đoàn kết của đất nước. Nó cần được chặn đứng bằng các biện pháp cứng rắn kể từ khi chủ nghĩa khủng bố được xem như kẻ thù nhân loại”, bài xã luận của Tân Hoa Xã viết.
Theo VTC
Thiên đường du lịch Thái Bình Dương mất viện trợ vì máy bay Trung Quốc
New Zealand đã tuyên bố đình chỉ chương trình viện trợ hàng triệu USD cho Tonga do những lo ngại về độ an toàn xuất phát từ việc quốc đảo Thái Bình Dương có kế hoạch sử dụng một máy bay Trung Quốc cho các dịch vụ nội địa.
Máy bay MA60 của hãng hàng không Indonesia Merpati gặp nạn hồi tháng 6/2013.
Đã có những lo ngại về sự an toàn của dòng máy bay MA60 do Trung Quốc chế tạo và một chương trình phát triển du lịch trị giá 8,2 triệu USD đã bị "treo" cho tới khi các lo ngại được giải quyết, phát ngôn viên Bộ ngoại giao New Zealand Murray McCully hôm nay cho biết.
"Tôi có thể xác nhận là chương trình đã bị tạm dừng", bà McCully nói thêm.
Dòng máy bay động cơ tua-bin cánh quạt MA60, do công ty sản xuất máy bay Tây An (AVIC) của Trung Quốc chế tạo, đã trở thành tâm điểm của một loạt những lo ngại về an toàn trong những tháng gần đây.
Myanmar đã cho ngừng bay toàn bộ phi đội MA60 hồi tháng 6 sau 2 vụ tai nạn do các máy bay bị trượt đường băng. Còn Indonesia đã yêu cầu kiểm tra đặc biệt đối với phi đội MA60 sau khi một chiếc gặp nạn trong lúc hạ cánh ở miền đông nước này.
Không ai bị thương trong các vụ việc trên, nhưng 25 người đã chết hồi tháng 5/2011 khi một chiếc MA60 do hãng hàng không Merpati của Indonesia vận hành gặp tai nạn ở tỉnh Tây Papua.
Chiếc MA60 là một món quà của chính phủ Trung Quốc và đã tới quốc đảo Thái Bình Dương hồi cuối tuần qua.
Chính phủ Tonga dự kiến cho một hãng hàng không có tên gọi Real Tonga thuê chiếc MA60 trên để phục vụ các điểm du lịch nổi tiếng của nước này sau khi nhà điều hành du lịch đóng tại New Zealand Chathams Pacific rút đi hồi đầu năm nay.
Trang tin Matangi Tonga cho biết chính phủ đã cam kết rằng chiếc MA60 sẽ không được phép cất cánh cho tới khi nó tuân thủ đầy đủ các quy định hàng không quốc tế.
New Zealand là một trong những nhà tài trợ chính của Tonga, mặc dù Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trong những năm gần đây. Hầu hết các viện trợ của Bắc Kinh được thực hiện thông qua "các khoản vay mềm" với thời hạn vay 5 năm không tính lãi suất.
Tonga được xem là thiên đường du lịch ở Thái Bình Dương và ngành công nghiệp du lịch mang lại thu nhập chính cho nền kinh tế Tonga.
Theo Dantri
Kỳ lạ những cụ ông, cụ bà cưới... "cháu" Những câu chuyện đám cưới chênh nhau tới gần 60, 70 tuổi khiến người ta tò mò. Ông lão 92 lấy vợ kém 70 tuổi Chỉ là nông dân nhưng ông Musali Mohammed al-Mujamaie, người Iraq đã có một đám cưới linh đình với cô vợ trẻ đẹp kém tới 70 tuổi. Nhìn bề ngoài, họ như hai ông cháu. Ông lão 92...