Sau bao lâu bệnh trĩ sẽ tái phát?
Những triệu chứng của bệnh trĩ gây ra khó chịu cho người mắc bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nhiều người bệnh thường ngại đi khám, khi đến khám bệnh thì những triệu chứng đã rất nặng nề, gây khó khăn cho điều trị và hồi phục.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Bệnh trĩ hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn và rõ ràng. Tuy nhiên, người ta thống kê những yếu tố nguy cơ, yếu tố thuận lợi hình thành nên bệnh trĩ:
Táo bón kinh niên: Phải rặn nhiều khi đi cầu.
Hội chứng lỵ: Phải đi cầu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi cầu phải rặn nhiều.
Tăng áp lực ổ bụng: Ho nhiều, tiểu khó, báng bụng, có thai, khuân vác nặng…
U bướu vùng hậu môn trực tràng và vùng xung quanh.
Tư thế đứng nhiều, ngồi lâu do công việc.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ?
Bệnh trĩ là bệnh lành tính của hậu môn nên ít gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh trĩ gây ra khó chịu cho người mắc bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại đi khám nên khi đến khám bệnh thì những triệu chứng đã rất nặng nề gây khó khăn cho điều trị và hồi phục bệnh.
Đối tượng dễ mắc bệnh là những người bị táo bón thường xuyên, người có công việc phải ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ như công nhân, nhân viên văn phòng, phụ nữ có thai, người mắc những bệnh lý làm tăng áp lực trong khoang bụng…
Nhiều người thường lo lắng vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ? Trên thực tế khi mang thai thì tuần hoàn máu trong cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều, đồng thời thai ngày càng lớn sẽ làm tăng áp lực trong khoang bụng, chèn ép gây ứ trệ, ngăn hồi lưu máu nên dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Tuy nhiên, khi sinh xong thì những triệu chứng này sẽ hồi phục và không cần can thiệp gì, chỉ can thiệp khi trĩ có biến chứng như tắc mạch, hoại tử…
Video đang HOT
Bệnh trĩ hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn và rõ ràng.
Dấu hiệu của bệnh trĩ?
Bệnh trĩ gây ra những triệu chứng:
Đi cầu ra máu đỏ tươi, máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
Khối lòi ở hậu môn khi đi cầu, tự thụt vào khi đi xong hoặc phải dùng tay đẩy vào.
Đau vùng hậu môn khi trĩ có biến chứng tắc mạch.
Ẩm ướt vùng hậu môn.
Trĩ có trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ nội nằm phía trong, trên đường lượt, trĩ ngoại nằm phía ngoài.
Phân độ bệnh trĩ:
Độ I: Nằm trong hậu môn chưa sa ra ngoài, có thể gây chảy máu khi đi cầu.
Độ II: Lấp ló ngoài hậu môn khi đi cầu, khi đi xong tự thụt vào.
Độ III: Lòi ngoài hậu môn khi đi cầu, phải dùng tay đẩy vào.
Độ IV: Nằm thường xuyên ngoài hậu môn
Khi người bệnh có vừa trĩ nội và trĩ ngoại, đồng thời kết hợp với nhau sa ra ngoài sẽ có trĩ hỗn hợp.
Khi người bệnh có nhiều búi trĩ kết hợp nhau sa ra ngoài hậu môn thành vòng gọi là trĩ vòng.
Bệnh trĩ có tái phát không, khi nào sẽ tái phát?
Khá nhiều người bệnh sau khi điều trị lo lắng thắc mắc bệnh trĩ có tái phát không, khi nào thì tái phát. Trên mạng xã hội có nhiều quảng cáo phẫu thuật trĩ triệt để 1 lần, không tái phát… Tuy nhiên, trên thực tế thì bệnh trĩ vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật.
Bệnh trĩ tái phát sau thời gian bao lâu, có tái phát hay không là tùy vào từng người bệnh. Bệnh trĩ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt, thói quen đi đại tiện, chế độ làm việc… loại bỏ được hết những yếu tố nguy cơ và nếu làm tốt được những điều đó thì người bệnh trĩ có thể khỏi hẳn bệnh mà không bị tái phát.
Điều trị bệnh trĩ
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ I, II thì chỉ điều trị nội khoa thuốc uống, nhét hậu môn, chống táo bón, đồng thời cải thiện chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, điều chỉnh thói quen đi đại tiện, chế độ sinh hoạt, làm việc…
Khi trĩ độ III, IV trở lên sẽ chỉ định phẫu thuật.
Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ, tuy nhiên 2 phương pháp được thực hiện nhiều nhất là cắt trĩ từng búi kinh điển theo Milligan – Morgan và phẫu thuật Longo.
Khi nào nên cắt trĩ? Thời gian điều trị bao lâu?
Chỉ định phẫu thuật đã có nói ở trên, phẫu thuật khi trĩ độ III trở lên, hoặc có biến chứng tắc mạch, chảy máu nhiều mà điều trị thuốc không hiệu quả.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh:
Nếu mức độ nhẹ chỉ uống thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen, sinh hoạt, không phải nằm viện.
Khi có chỉ định phẫu thuật thì sau phẫu thuật phải nằm lại viện từ 1 – 3 ngày, tùy theo đau nhiều hay ít, sau đó được xuất viện hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà cho đến khi vết thương khỏi hẳn.
Tuy nhiên, không phải mức độ bệnh trĩ nào cũng có thể thực hiện được phương pháp Longo, nên chỉ định phải do bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá và cho chỉ định chính xác.
Lời khuyên thầy thuốc
Sau khi xuất viện tùy theo từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có chỉ định uống thuốc, tái khám theo hẹn để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra lại vết thương.
Để tránh tái phát, sau phẫu thuật thì bệnh nhân nên ăn nhiều chất xơ, rau củ… để giúp đi cầu dễ dàng, cho vết thương mau lành, không bị chảy máu, có thể tự chăm sóc vết thương, ngâm rửa theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Để phòng ngừa bệnh trĩ cần có chế độ ăn nhuận tràng, nhiều rau, nhiều trái cây. Đại tiện đúng giờ, thể dục đều đặn, thể thao vừa sức.
Tránh ngồi lâu, đứng lâu một chỗ và lao động nặng. Nếu táo bón nên dùng thuốc nhuận tràng. Điều chỉnh co bóp ruột, hội chứng ruột kích thích. Điều trị các bệnh mạn tính, tránh ho nhiều, điều chỉnh huyết áp. Không để bị tiểu khó, chú ý tình trạng tiền liệt tuyến.
Vì sao dân văn phòng dễ bị bệnh trĩ, phòng ngừa thế nào?
Theo thống kê của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 35 - 50% các ca bệnh về đại trực tràng.
Căn bệnh này khá phổ biến ở những người có công việc phải ngồi nhiều giờ, ít hoạt động thể chất và những người phải ngồi bất động.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh trĩ xuất hiện ở nhóm đối tượng có công việc ngồi nhiều 8 - 9 tiếng mỗi ngày, ít vận động, lạm dụng rượu bia, người béo phì, phụ nữ mang thai, táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính. Bên cạnh đó, thói quen ngồi bồn cầu lâu, rặn nhiều khi đi đại tiện, chế độ ăn thiếu rau xanh cũng góp phần gây bệnh.
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ cho bệnh nhân. Ảnh: BV
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, mặc dù không phải là bệnh ác tính nhưng bệnh trĩ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khối trĩ gây ra cảm giác ngứa rát, đau đớn vùng hậu môn, nhất là khi đại tiện.
Chẳng hạn như trường hợp của bệnh nữ 25 tuổi, là nhân viên kế toán. Bệnh nhân đến khám trong tình trạng vùng hậu môn đau rát, đi tiêu máu, khối sa hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, phải dùng tay để đẩy vào. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp hình vòng tắc mạch ở giai đoạn 3 (giai đoạn nặng), kèm da thừa ở hậu môn. Với trường hợp này, bệnh nhân cần tiêm xơ trĩ nội soi phần trĩ nội, đồng thời đốt điện và tiểu phẫu phần trĩ ngoại và da thừa.
"Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, bệnh viện tiếp nhận 900 trường hợp bệnh trĩ, trong đó chiếm 50% dân văn phòng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chất công việc của dân văn phòng thường ngồi nhiều là yếu tố thuận lợi hình thành búi trĩ và bệnh nhân cũng thường đến thăm khám ở giai đoạn bệnh nặng", bác sĩ Hậu thông tin.
Lý giải về tình trạng bệnh trĩ xuất hiện nhiều ở giới văn phòng, bác sĩ Hậu cho biết, việc ngồi nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến máu bị tắc nghẽn, khó lưu thông đến hậu môn, trực tràng, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng này. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các búi trĩ hình thành và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt với những người bị sa búi trĩ, việc ngồi nhiều sẽ làm bệnh diễn tiến nặng hơn, gây đau đớn.
Bên cạnh đó, những đối tượng ngồi nhiều thường làm việc trí óc, do đó yếu tố căng thẳng, stress với công việc sẽ làm giảm nhu động ruột, chính là nguyên nhân gây táo bón; hay rặn nhiều khi đi đại tiện sẽ làm tăng tổn thương và áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn, hình thành búi trĩ hoặc là bệnh diễn tiến nặng hơn.
Ngoài ra, thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ nhưng lại ăn ít chất xơ, uống không đủ nước... chính là những yếu tố cộng hưởng khiến bệnh trĩ xuất hiện phổ biến ở những đối tượng này. Tuy nhiên, thường người bệnh không biết bản thân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ hoặc ngại đi khám, cho đến khi búi trĩ phát triển lớn, có triệu chứng đau rát hoặc chảy máu mới đi thăm khám và điều trị (chiếm 90%).
Theo bác sĩ, tuỳ thuộc vào loại trĩ, nguyên nhân gây bệnh, yếu tố đi kèm, mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần dùng thuốc, thay đổi lối sống (điều chỉnh dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt). Trường hợp nặng cần phải can thiệp bằng thủ thuật, phẫu thuật như thắt dây chun, tiêm xơ, đốt laser... Một số biến chứng nặng nề của bệnh trĩ như hoại tử búi trĩ có thể gây nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bác sĩ Hậu lưu ý, đối với những người làm công việc văn phòng nên tập thói quen sau 30 - 60 phút nên đứng dậy đi lại 5-10 phút, đi ra ngoài, lấy nước uống hoặc có thể đứng tại chỗ để giãn cơ, giúp cơ thể được thư giãn và thúc đẩy máu đi khắp cơ thể. Đặc biệt, những người làm việc trí óc cần có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát stress, tập đi cầu một khung giờ nhất định, uống nhiều nước (2- 2,5 lít nước/ngày), tránh thức khuya, hạn chế chất kích thích và đồ cay nóng, ăn nhiều rau xanh và trái cây, duy trì chế độ vận động phù hợp, không nên ngồi bồn cầu quá lâu.
Đặc biệt, khi người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, chảy máu và đau đớn khi đi đại tiện thì cần thăm khám ngay. Bệnh phát hiện sớm sẽ giúp việc chữa trị đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng cũng như giảm được chi phí điều trị.
Công dụng chữa bệnh của lá vông nem Lá vông nem hay cây lá vông là một thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe: Trị mất ngủ, nhức đầu, chữa bệnh trĩ, viêm da, viêm đại tràng... Đặc điểm và công dụng của lá vông nem Vông nem có nhiều loài, để tránh nhầm lẫn, trước hết cần nói rõ hơn về đặc điểm của loài cây này....